Chúa
Nhật 13 C
CÁCH ĂN Ở, CƯ XỬ CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐỨC
KITÔ
Lm
Phêrô Trần Đình
Nhập đề
Bài Tin Mừng hôm nay có hai phần rõ rệt : thái độ của người môn đệ của
Đức Giêsu đối với những người thù ghét mình và giá phải trả khi theo Chúa.
Chúng ta muồn dừng lại ở điểm thứ nhất để nghe Chúa dạy về cách ăn ở, cư xử của
Người môn đệ của Chúa Kitô phải có.
I. Một ngày kia, thầy trò Đức Giêsu lên Giêrusalem và
vì không được đón tiếp, hai môn đệ Giacôbê và Gioan, “con của sấm sét” xin thầy
sai lửa từ trời xuống đốt làng mạc của họ.
Samari là vùng đất nằm giữa giữa Giuđêa và Galilêa. Người do thái và người
Samari có mối hận thù sâu sắc, thâm căn cố đế. Có nhiều lý do :
·
Khi họ
bị lưu đầy sang Babilon thì một số dân cư nơi khác được điều đến ở nơi đây. Dân
cư vì vậy mang tính cách hổ lốn.
·
Không
những thế, niềm tin của những người ở đây cũng là một niềm tin hổ lốn : họ thờ
phượng Giavê, đồng thời cũng thờ phượng các thần dân ngoại khác nữa.
·
Rồi vì
mối cừu địch ấy, họ xây dựng cho mình một đền thờ riêng trên núi Garizim kính
thần vô danh. Người do thái dĩ nhiên thấy chướng tai gai mắt vô cùng bởi vì họ
thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất.
·
Lại
nữa, người do thái chỉ thờ phượng Chúa ở Giêrusalem. Cho nên khi muốn lên đền
thờ chầu lễ thì phải đi ngang qua đất của họ như đã nói trên. Và mỗi lần có
những đoàn hành hương của người do thái đi ngang qua, thì khắp cả miền Samari người ta đều đóng cửa
không đón tiếp. Chúa Giêsu vì là người do thái nên cũng phải chịu cảnh tương tự
như những người khác. Việc này làm cho các môn đệ, đặc biệt là ông Giacôbê và
Gioan, hai người “con của sấm sét” lấy làm tức giận, xin Chúa sai lửa từ trời
xuống đốt làng mạc của họ. Tinh thần của hai ông là tinh thần của Cựu ước. Chắc
hẳn các ông đã nhớ lại việc tiên tri Eâlia xưa đã sai lửa trời xuống đốt các sĩ
quan của vua Akhátgia cùng quân lính đi theo vì đã không thỉnh ý Chúa mà lại đi
thỉnh ý của thần dân ngoại (x. II Và 1, 9 tt).
II. Đây là cơ hội để Chúa Giêsu giáo huấn các môn đệ
để họ hiểu rằng tinh thần nào mới là tinh thần đích thực mình người môn đệ phải
có.
1. Phải loại bỏ những thành kiến. Người do thái và người samari đã có
những thành kiến không tốt về nhau và vì không tháo cởi được cho nên nó biểu
hiện ra trong tiếp xúc. Chính thành kiến làm người ta đóng cửa lòng mình lại
với người khác.
2. Phải loại bỏ quá khứ. Người ta có thói quen thích nhìn kẻ khác ở
“thì quá khứ”, trong khi người khác có thể đã thay đổi rồi không chừng. Một
định kiến cứng nhắc sẽ giết chết mọi mối tương quan đích thực. Chúa Giêsu không
nhìn kẻ khác ở thì quá khứ, nhưng nhìn họ ở “thì hiện tại”, như với ông Giakêu,
người phụ nữ tội lỗi khóc lóc dưới chân Người, người trộm lành : “Hôm nay ngươi
sẽ ở trên thiên đàng với Ta”. Ơn cứu độ Chúa ban bao giờ cũng ở trước mắt chúng
ta.
3. Phải loại bỏ những bức tường. Người do thái hay dựng lên những bức
tường bằng luật “sạch, dơ” kéo theo những cách đối xử thiếu tình thương và
khinh người. Chỉ có họ là “sạch” thôi, còn ngoài ra là “dơ bẩn” cả. Tiếp xúc
với lương dân cũng là đụng chạm với dơ bẩn, không xứng đáng để dâng lễ vật nơi
đền thờ nữa. Chúa đã phá đổ bức tường ấy khi đụng chạm đến các bệnh nhân như
những kẻ bị phung cùi…Thiên Chúa không có phe phái, bè đảng, chẳng phân biệt do
thái hay hi lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, nhưng tất cả chỉ là một
trong Đức Giêsu Kitô.
III. Đó là những điểm tiêu cực mà những môn đệ phải bỏ
đi. Hơn nữa, họ phải tập sống tích cực hơn, theo cái nhìn, quan niệm của Chúa.
1. Người samari cũng nằm trong chương trình cứu độ của Chúa : Trước khi
về trời, Người dạy các môn đệ rằng : “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại
Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv
1, 8). Theo sách Công Vụ, Philip là chứng nhân đầu tiên của Chúa Giêsu nơi
người samari. Sau đó, khi nghe biết dân miền samari đã đón nhận lời Thiên Chúa thì Giáo Hội tại Giêrusalem đã cử hai
ông Phêrô và Gioan đến với họ (x. Cv 8, 5 tt). Thiên Chúa có cách hành động và
cứu độ riêng của Người nơi tâm hồn mỗi người, cho dù họ là ai. Tất cả đều nằm
dưới ánh mắt yêu thương của Người và Người đã đến để thu họp đoàn chiên về “một
mối”.
2. Chúa có cái nhìn tích cực về họ. Chúa ca ngợi sự tốt lành của người
samari nhân hậu săn sóc kẻ bị cướp đánh dọc đường, trong khi thầy tư tế và thầy
lêvi “tránh qua bên kia đường mà đi”, và hướng đi của hai người này xem ra là
trở về “đền thờ Giêrusalem” (x. Lc 10, 29 tt). Mỉa mai thay !
Chúa Giêsu ca ngợi người “ngoại bang” samari trở lại tạ ơn Thiên Chúa
trong khi “con cái” của Người thì biến
đi đâu hết (x. Lc 17, 11 tt).
Chúa cũng ca ngợi không chỉ phụ nữ samari nhưng còn “cả dân thành này”
trong việc hoan hỉ và mau mắn đón nhận đức tin (x. Ga 4, 4-42), trong khi những
người đồng hương của Người lại chối từ khiến Người phải đau lòng thốt lên :
chẳng tiên tri nào được tôn trọng tại quê hương mình (x. Lc 4, 44).
Đó là những “đối ảnh” mà các thánh sử khi vẻ nên đã muốn làm cho chúng
ta phải suy nghĩ nhiều hơn.
Kết luận
Ăn ở, cư xử với người khác sao cho hợp với tinh thần của Tin Mừng mãi
mãi là điều chúng ta cần phải học. Chúng ta đang sống trong tháng thánh tâm,
xin Chúa “uốn lòng” chúng ta “nên giống trái tim của Chúa” (kinh cầu trái tim).