CHÚA
NHẬT 13 QUANH NĂM, C
(Lu-ca
9: 51-62)
Phụng
vụ Lời Chúa của Chúa Nhật trước đã lấy sự kiện ông Phê-rô tuyên xưng Chúa
Giê-su Ki-tô để mở đầu cho loạt đề tài suy niệm về việc làm môn đệ Chúa. Muốn làm môn đệ Chúa, trước hết cần phải
biết rõ Chúa là Đấng nào và sứ mệnh của Người là gì. Tiếp đến là phải hiểu rõ những điều kiện Chúa đòi hỏi để theo
Người và được dự phần vào sứ mệnh của Người.
Sau hết là phải trả giá đắt cho những điều kiện ấy và trung thành kiên
trì bước theo Chúa.
Vấn
đề làm môn đệ Chúa đã được trình bày rõ ràng như thế rồi, bài Tin Mừng hôm nay
nêu ra những trường hợp cụ thể, cho thấy Chúa Giê-su muốn làm sáng tỏ thêm về
sứ mệnh cứu thế của Người và về điều kiện tối hậu để theo Người, tức là phải có
thái độ dứt khoát.
a) Vẫn phải tiếp tục biết rõ Chúa là ai và sứ
mệnh của Người là gì
Câu
truyện ông Phê-rô tuyên xưng Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa đã trở
thành cơ hội để Chúa giải thích cho ông và các bạn tông đồ hiểu rõ về sứ mệnh
của Người. Hôm nay, một sự kiện khác
nữa cũng là dịp để Chúa Giê-su cho các môn đệ hiểu thêm về sứ mệnh ấy. Đó là việc các môn đệ đã muốn hành xử đi
ngược lại tinh thần cứu thế của Chúa Giê-su.
Dân
chúng tại một làng miền Sa-ma-ri không tiếp đón Chúa Giê-su “vì Người đang đi
về hướng Giê-ru-sa-lem”, nghĩa là vì Người không phải là người đồng hương với
họ. Trước thái độ bất kính ấy, hai ông
Gia-cô-bê và Gio-an muốn trừng phạt họ, dạy cho họ một bài học, nên các ông
muốn xin Chúa cho phép các ông “khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng
nó.” Thực là “chưa đỗ ông nghè đã đe
hàng tổng!” Mới chập chững làm môn đệ
Chúa một thời gian quá ngắn, được Chúa chia sẻ cho chút quyền năng, vậy mà các
ông đã đòi lên mặt hách xì xằng, muốn tiêu diệt những kẻ chống đối mình! Chúa Giê-su đã nắm ngay lấy cơ hội dạy dỗ họ
để họ biểu biết thêm về sứ mệnh của Người. Người quở mắng họ. Có bản dịch khác đã thêm vào lời quở mắng
của Chúa Giê-su: “Anh em không biết anh
em thuộc loại thần khí nào, vì Con Người không đến để làm cho người ta mất
mạng, nhưng là để cứu mạng” (x. 19,10).
Lời quở mắng thẳng thắn này đã thức tỉnh họ, giúp họ chấp nhận tinh thần
của Cha trên trời, Đấng yêu thương kẻ thù của mình là nhân loại tội lỗi. Thiên Chúa đã yêu thương kẻ thù của Người,
trao nộp người Con Một cho thế gian, chứ không muốn tiêu diệt họ. Thần khí của Thiên Chúa là thần khí cứu mạng
nhân loại chứ không phải thần khí tiêu diệt nhân loại. Thần khí ấy đầy ắp nơi con người Chúa Giê-su
và sai Người đi thi hành sứ vụ. Chúa
Giê-su đã lên đường thi hành sứ mệnh trong thần khí ấy thể nào, thì các môn đệ
theo Người và tham gia vào sứ mệnh của Người cũng phải có thần khí như thế.
Con
đường thi hành sứ vụ cứu thế luôn gặp những chống đối giống như tại
Sa-ma-ri. Nhưng người môn đệ phải biết
chấp nhận những khó khăn ấy và tiếp tục lên đường. Thánh Lu-ca ghi lại chi tiết này bằng một câu không có gì đáng
chú ý, nhưng lại giúp ta mường tượng ra những nét thật đẹp của bước chân người
rao giảng Tin Mừng: “Rồi Thầy trò đi
sang làng khác,” không có trả thù, không càu nhàu oán trách và không nản
lòng. Biết đâu chính tinh thần bình
tĩnh và độ lượng ấy lại chẳng làm thức tỉnh và thay đổi lòng dạ những dân làng
đã không đón tiếp Chúa!
b)
Theo Chúa thì phải biết rõ sứ mệnh và phải có thái độ dứt khoát
Trên
đường đi, dĩ nhiên là đường lên Giê-ru-sa-lem để chịu cuộc Thương khó, có nhiều
người muốn nhập cuộc làm môn đệ Chúa.
Đây lại là một cơ hội khác để Chúa dạy thêm những bài học cụ thể về điều
kiện theo Người. Mỗi hạng người đến xin
theo Chúa và mỗi lời giải thích của Chúa Giê-su đều tiêu biểu cho những hoàn
cảnh thực tế mà người theo Chúa phải tự quyết định chọn lựa và chấp nhận hậu
quả của việc chọn lựa ấy.
Theo
Chúa là một hành trình, do đó những câu hỏi cần có câu trả lời là: đi đâu?
đi làm gì? đi thế nào?
Người
thứ nhất tuy không biết Chúa đi về đâu, nhưng người ấy hứa với Chúa “Thầy đi
đâu, tôi cũng xin đi theo.” Một khẳng
định quảng đại và quyết tâm. Tuy nhiên
cần phải được làm sáng tỏ thêm. Qua câu
trả lời của Chúa, Người cho ta thấy Triều Đại Thiên Chúa không có biên giới,
không bị giới hạn ràng buộc bằng hang bằng tổ.
Nhưng Nước Thiên Chúa phải hiển trị khắp nơi. Ảnh hưởng và lối sống của Chúa Giê-su phải lan tới mọi góc biển
chân trời. Do đó, đòi hỏi người môn đệ
Chúa phải sẵn sàng, phải loại trừ mọi phân cách để đến với muôn dân (Mc
16:15,20), vì Cha trên trời không muốn để mất một người nào (x. Ga 17:12). Tóm lại, lòng quảng đại của người môn đệ
cũng phải vô biên, giống như Thầy của họ.
Trong
khi người thứ nhất tự ý đến với Chúa thì người thứ hai lại được chính Chúa gọi
trước. Người ấy đưa ra lý do thật chính
đáng để trì hoãn. Nhưng Chúa bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, hãy đi loan báo Triều Đại Thiên
Chúa.” Lời khích lệ của Chúa giúp ta
hiểu tính cách ưu tiên của việc phục vụ Nước Trời. Việc chôn cất người thân yêu là hành vi chính đáng, ưu tiên đối
với người đời. Dù công việc bận rộn
mấy, người ta cũng cố gắng thu xếp về nhà dịp này. Các cơ sở, văn phòng cũng ý thức ưu tiên ấy nên dành cho nhân
viên của mình mọi sự dễ dãi mà thực thi bổn phận làm con. Nhưng Chúa Giê-su hướng ta tới một lý tưởng
tốt hơn, đòi hỏi hy sinh cả những gì là chính đáng. Người môn đệ Chúa hành động cho sự sống của nhân loại, sự sống
vĩnh cửu, chứ không phải cho cuộc sống tạm ở đời này.
Người
thứ ba cũng có lý do chính đáng để xin Chúa ráng đợi họ một chút. Người ấy muốn từ giã gia đình trước khi theo
Chúa. Từ giã là cử chỉ hiếu thảo. Nhưng ở đây, nó được coi là một quyến luyến,
ràng buộc, một trở ngại cho người môn đệ không còn hoàn toàn tín thác vào Đấng
họ sẽ theo và sứ mệnh họ sẽ dấn thân nữa.
Nó phân chia quyết tâm của người môn đệ. Nó thu nhỏ con tim của người môn đệ để họ không còn đủ quảng đại
mà phục vụ Triều Đại Thiên Chúa. Do đó,
Chúa đòi họ phải có thái độ dứt khoát, không thể làm tôi hai chủ.
Ba
loại người tuy hoàn cảnh mỗi người một khác, nhưng đều diễn tả một chiều kích
chung của việc đáp lại lời kêu gọi làm môn đệ của Chúa, đó là phải quảng đại và
dứt khoát theo Người. Quả thực là một
thách đố lớn, nhưng không phải là công việc của mình ta, mà là cùng với Chúa và
với ơn của Người. Thánh Lu-ca cho ta
thấy một viễn tượng đẹp: “Sau đó, Chúa
chỉ định bảy mươi hai người khác.” Họ
là những người được sai vào thế giới dân ngoại thế nào, ta cũng sẽ là những
người được Chúa chỉ định để được sai đi vào thế giới hôm nay như vậy.
c) Suy nghĩ và cầu nguyện
Tôi
mang não trạng nào đối với thế giới?
Nhất là đối với những người không đối xử tốt với mình? Bài học Chúa Giê-su dạy môn đệ có đòi tôi
phải đặt lại vấn đề không? Tôi phải
thay đổi như thế nào một cách thực tế trong những giao tiếp với người không
tiếp đón mình?
Tôi
thuộc hạng người nào trong ba người muốn theo Chúa? Đâu là những “lý do” tôi đưa ra để tránh né những công việc thuộc
Triều Đại Thiên Chúa? Tránh né việc làm
chứng nhân cho Chúa? Tránh né việc rao
giảng Tin Mừng? Tránh né việc phục vụ
trong cộng đoàn?
Tôi
có thể chia sẻ một vài khó khăn trong việc làm môn đệ Chúa và vượt thắng được
những khó khăn ấy như thế nào?
Cầu nguyện:
“Lạy
Chúa Giê-su, xin sai chúng con lên đường
nhẹ
nhàng và thanh thoát,
không
chút cậy dựa vào khả năng bản thân
hay
vào những phương tiện trần thế.
Xin
cho chúng con làm được những gì Chúa đã làm:
rao
giảng Tin Mừng, trừ quỷ,
chữa
lành những người ốm đau.
Xin
cho chúng con biết chia sẻ Tin Mừng
với
niềm vui của người tìm được viên ngọc quý,
biết
nói về Ngài như nói về một ngưới bạn thân.
Xin
ban cho chúng con khả năng
đẩy
lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa.
Xin
giúp chúng con lau khô những giọt lệ
của
bao người khổ đau thể xác tinh thần.
Lạy
Chúa Giê-su,
thế
giới thật bao la
mà
vòng tay chúng con quá nhỏ.
Xin
dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau
mà
tin tưởng lên đường,
nhẹ
nhàng và thanh thoát.”
(Trích
RABBOUNI, lời nguyện 67)
Lm. Đaminh Trần Đình Nhi