CHỦ NHẬT XV THƯỜNG NIÊN
15.07.2001
NGHE:
* Đnl 30,10-14:
Thật vậy, Đức Chúa sẽ
lấy làm vui vì hạnh phúc của anh em.miễn là anh em giữ những mệnh lệnh và thánh
chỉ của Người.., miễn là anh em trở về với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết
lòng hết dạ.
* Cl 1,15-20:
Thánh tử là hình ảnh
Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước môi loài thọ tạo, vì trong
Người, muôn vật được tạo thành.Người cũng là đầu của thân thể nghĩa là đầu của
Hội Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết
sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu. Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho
tất cả sự viên mãn hiện diện nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn
vật được hòa giải với mình. Nhờ Máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã
đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.
* TIN MỪNG: Lc 10,25-37:
Điều răn lớn - Dụ ngôn người Sama- ri tốt lành.
Và này có người thông
luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: "Thưa Thầy, tôi phải
làm gì để được sứ sống đời đời làm gia nghiệp?" Người đáp: "Trong
Luật đã viết gì? Oâng đọc thế nào?" Ông ấy thưa: "Ngươi hãy yêu mến
Đức Chúa, Thiên Chúa của Ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí
khôn ngươi, và người thân cận như chính mình." Đức Giêsu bảo ông ta:
"Oâng trả lời đúng lắm, cứ làm như vậy là sẽ được sống.
Nhưng ông ấy muốn chứng
tỏ mình là người có lý, nên mới thưa cùng Đức Giêsu rằng: "Nhưng ai là
người thân cận của tôi?" Đức Giêsu đáp: "Một người kia từ Giêrusalem
xuống Giêrikhô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh
nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ có thầy tư tế
cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thầy người này, ông tránh qua bên kia mà
đi. Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên
kia mà đi. Nhưng một người Samari kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng
thấy và chạnh lòng thương. Oâng ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương
cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về
quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và
nói: "Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi
trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác." Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó,
ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? Người thông
luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người
ấy." Đức Giêsu bảo ông ta: "Oâng hãy đi và cũng hãy làm như
vậy."
NGẪM
* Câu hỏi gợi
ý:
1. Giữa "hiểu biết" về Đạo và
"sống" Đạo có một khoảng cách rất lớn.
2. Từ "Ai là người thân cận của
tôi?" đến "Tôi là người thân cận của ai?"
* Suy tư gợi
ý:
1. Khoảng cách rất lớn
giữa "hiểu biết" về Đạo và "sống" Đạo:
Câu chuyện mà Tin Mừng Luca kể lại cho chúng ta hôm
nay khiến chúng ta phải giật mình suy nghĩ khi thấy rằng giữa "nói"
và "làm", giữa hiễu biết về Đạo và sống Đạo có một khoảng cách lớn
lao. Thời Đức Giêsu cũng đã có tình trạng ấy: thầy tư tế của đền thờ và thầy
lê-vi của Do Thái giáo đều biết rất rõ là giới răn quan trọng nhất của Đạo Chúa
là giới răn yêu thương. Thế nhưng họ đều tìm cớ để khỏi phải thực hành giới răn
ấy, khi trước mắt họ là một con người bị nạn cướp bóc lột và đả thương đang nằm
chờ được họ giúp đỡ. Trong khi ấy một người ngoại -người Samari- lại là người
thực thi đức yêu thương một cách cụ thể, đúng lúc, đúng cách! Trước mắt người
Do Thái thì người Samari chỉ là một kẻ ngoại đạo, đáng khinh khi. Nhưng trên
thực tế người ấy lại có những tâm tình mà chính Đức Giêsu đã có, trước nỗi
thống khổ của đồng loại: Đó là biết "chạnh lòng thương". Phúc Aâm ghi
lại nhiều lần Đức Giêsu đã chạnh lòng thương, đã xúc động..trước cảnh bất hạnh
của con người, trước mồ người bạn thân là Lagiarôø. Người Samari cũng "chạnh lòng thương" trước
người bị nạn, nằm bên lề đường.giống như Đức Giêsu đã "chạnh lòng thương" trước đám đông không người chăm lo,
săn sóc. Người "ngoại" mà giống Chúa hơn người có đạo, hơn cả các
đấng bậc trong Đạo. Ngày nay trong cộng đoàn chúng ta có thấy tình trạng y như
thê này không? Thực tế cho thấy là đó đây vẫn xẩy ra tình trạng tương tự. Phải
chăng vì thế mà việc truyền giáo của chúng ta ít có kết quả? Phải chăng vì thế
mà giới trẻ càng ngày càng xa lánh Giáo hội? Phải chăng vì thế mà nghe nói đến
công giáo, người lương vẫn thờ ơ dửng dưng, vì họ không thấy trong công giáo có
gì là hấp dẫn, là thu hút cả?
2. Từ "Ai là người thân cận của tôi?" đến "Tôi
là người thân cận của ai?"
Đức Giêsu đã khéo lái vấn đề từ câu hỏi của người
thông luật "Ai là người thân cận của tôi?" sang gợi ý tuyệt vời của
Ngài: "Tôi là người thân cận của ai?" Thành ra thay vì Đức Giêsu phải
trả lời câu hỏi của người thông luật thì ông ấy và chúng ta phải trả lời câu
hỏi mà Đức Giêsu đã đặt ra cho ông ấy và cho chúng ta: "Các bạn là người
thân cận của ai?" Nói cách khác: trước những người đang cần đến sự giúp đỡ,
yêu thương của các bạn thì các bạn đã cư xử như thế nào với những người ấy, để
các bạn trở thành người thân cận của những người ấy?
Tôi nhớ lại một kinh nghiệm "độc đáo và khó
quên" mà tôi đã có được trong khóa huấn luyện cán bộ giáo dân mà tôi được
tham dự vào mùa hè 1995 tại Viện Phát Triển Mục Vụ (Philippin). Tôi xin chia sẻ
kinh nghiệm ấy với các anh chị em và với bạn bè thân hữu các nơi:
Trong một buổi học, các học viên chúng tôi được
giảng viên yêu cầu mỗi người lấy một tờ giấy và ghi tên tất cả những người thân
của mình, những người mà mình yêu thương đến độ có thể hy sinh mạng sống vì
những người ấy? Ai nấy chăm chú suy nghĩ và cắm cúi viết. Tôi cũng làm thế.
Nhưng rất nhanh, tôi nhận ra rằng danh sách những người thân của tôi, những
người mà tôi thương yêu hơn cả bản thân mình đến mức tôi saün sàng chấp nhận
mọi hy sinh vì những người ấy thì rất ngắn! Vì ngoài mẹ tôi, vợ tôi và hai con
tôi và một vài người khác, tôi không dám ghi thêm tên một người nào khác nữa,
vì tôi không chắc là mình đã yêu thương những người ấy đến độ có thể hy sinh
mạng sống cho một ai trong họ.
Tôi phải thú nhận rằng: dù giảng viên không yêu cầu
chúng tôi nộp danh sách, cũng không yêu cầu học viên nói lên số người được ghi
trong tờ giấy của mình nhưng riêng tôi, tôi rất xấu hổ: xấu hổ với Chúa và xấu
hổ với chính mình. Té ra nhờ bài tập này mà tôi khám phá ra rằng cách sống Đức
Aùi của tôi còn rất mông lung, lý thuyết, hời hợt, thiếu đối tượng và giới hạn.
Bài học khiêm tốn mà tôi rút ra được từ kinh nghiệm này quả là một hồng ân lớn
lao mà suốt đời tôi không bao giờ quên.
Cho phép tôi mời các anh chị và các bạn hãy dành
một khoảng thời gian rảnh rỗi để làm "bài tập" độc chiêu này! Tôi tin
chắc rằng sau khi làm bài tập này một cách nghiêm túc, các anh chị và các bạn
sẽ khiêm tốn hơn trong suy nghĩ và ăn nói. Các anh chị và các bạn cũng sẽ khoan
dung hơn đối với những thiếu sót, yếu đuối, thậm chí tội lỗi, của người khác.
NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dậy con rằng: không phải
những người cứ kêu: "lạy Chúa, lạy Chúa." là được vào Nước Trời.
Nhưng chỉ những ai thi hành Ý muốn của Cha, mới được vào mà thôi (Mt 7,21). Xin
cho điều Chúa dậy in sâu vào tâm trí con, để con không bao giờ quên, trái lại
luôn cố gắng sống theo lời Chúa dậy!
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dậy con rằng: Chúa chỉ tính
sổ với con về những hành động yêu thương, bác ái mà con đã làm hoặc đã không
làm cho những người anh em của con mà thôi (xem Mt 25). Xin cho điều Chúa dậy
in sâu vào tâm trí con, để con không bao giờ quên; trái lại luôn cố gắng sống
theo lời Chúa dậy!
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy ban ánh sáng và sức
mạnh của Ngài cho con, để con biết sống như người khôn trong Phúc Aâm tức biết
lắng nghe và thực thi Thánh Ý Thiên Chúa, biết hy sinh quên mình để yêu thương
và phục vụ tha nhân. Amen.
(Giêrônimô Nguyễn Văn Nội)