Chúa Nhật Thứ 19 Thường Niên (12-8-01)
Lời Chúa
· Kn
18,6-9 : (9) Con lành cháu thánh của những người lương
thiện âm thầm dâng lễ tế trong nhà. Họ đồng tâm nhất trí về luật sau đây của
Thiên Chúa, là trong dân thánh, có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia.
· Dt
11,1-2.8-19 : (8) Nhờ đức tin, ông Áp-ra-ham đã vâng nghe
tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và
ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu. (9) Nhờ đức tin, ông đã tới cư ngụ tại Đất Hứa
như tại một nơi đất khách (.) (10) vì ông trông đợi một thành có nền móng do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và
xây dựng (.) (13)
Tất cả các tổ phụ đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa được hưởng các
điều Thiên Chúa hứa ; nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng
xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất. (14) Những người nói như vậy cho thấy là họ đang
đi tìm một quê hương. (15) Và nếu quả thật họ còn nhớ tới quê hương mình đã bỏ ra đi, thì họ vẫn
có cơ hội trở về. (16)
Thực ra các ngài mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời.
· TIN MỪNG : Lc 12,32-48
Bán của cải đi mà bố thí
(//Mat 6:19-21)
(32) Hỡi
đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho
anh em. (33) Hãy bán tài sản của
mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng
không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục
phá. (34) Vì kho tàng của anh em
ở đâu, thì lòng anh em ở đó.
Phải saün sàng chờ Chủ
trở về (//Mat 24:43-51)
(35) Anh
em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho saün. (36) Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để
khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. (37) Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức,
thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn
ăn, và đến bên từng người mà phục vụ. (38) Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn
thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ. (39) Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào
kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. (40) Anh em cũng vậy, hãy saün sàng, vì chính giờ phút
anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.
(41) Bấy
giờ ông Phê-rô hỏi: Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả
mọi người? (42)
Chúa đáp: Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt
lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc? (43) Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như
vậy, thì thật là phúc cho anh ta. (44) Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của
mình. (45) Nhưng nếu
người đầy tớ ấy nghĩ bụng: Chủ ta còn lâu mới về, và bắt đầu đánh đập tôi trai
tớ gái và chè chén say sưa, (46) chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không
biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín.
(47) Đầy
tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị saün sàng, hoặc không làm theo ý chủ,
thì sẽ bị đòn nhiều. (48) Còn
kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã
được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi
nhiều hơn.
Suy niệm
Câu hỏi gợi ý :
1. Tỉnh
thức là để làm gì? Đối với người Ki-tô hữu, tỉnh thức kiểu nào là hữu hiệu
nhất, đẹp ý Chúa nhất?
2. Trong
đời sống giáo dân, có thể cầu nguyện khi làm bất cứ việc gì không? Có cách nào
biến tất cả mọi việc ta làm thành lời cầu nguyện không?
Suy tư gợi ý :
1. Hãy tỉnh thức. hãy saün sàng.
Đức Giê-su khuyên chúng ta luôn luôn tỉnh thức.
Nhưng tỉnh thức để làm gì? Để luôn luôn saün sàng đến trước mặt Chúa bất
cứ lúc nào Chúa gọi, với tâm hồn trong sáng, đầy tình yêu và đáng yêu. Một
người luôn sống đẹp lòng Chúa, yêu thương mọi người, thì luôn luôn cảm thấy
mình saün sàng đến trước mặt Chúa. Tỉnh thức đối với họ không phải là một tâm
trạng bất an của người phải luôn canh chừng kẻo kẻ trộm hay kẻ cướp tới nhà.
Tỉnh thức ở đây là một tâm trạng luôn luôn bình an, không phải nơm nớp lo sợ,
vì mọi sự đã được xếp đặt an toàn, kẻ trộm có đến bất ngờ thì cũng bó tay,
chẳng lấy được mình cái gì. Tỉnh thức kiểu này mới là khôn ngoan nhất.
Từ nhỏ tôi đã nghe cha linh hướng của tôi kể câu
chuyện về ông thánh còn rất trẻ tuổi Đaminh Saviô. Đó là câu chuyện tôi rất
thích và ảnh hưởng đến đời sống của tôi rất nhiều. Một hôm, vào giờ chơi thể
thao, Saviô đang chơi với chúng bạn ngoài sân. Cha Bốscô bèn gọi thánh nhân ra
hỏi:
- Giả như 15 phút nữa Chúa gọi con về với
Chúa, thì bây giờ con làm gì?
- Con vẫn tiếp tục chơi!
- Con không đi xưng tội hay cầu nguyện để dọn mình chết sao?
- Bây giờ là giờ chơi, mọi người có bổn phận
phải chơi để thân thể khỏe mạnh. Vì thế, con nghĩ cứ chơi là đẹp ý Chúa nhất.
Dọn mình chết không gì tốt bằng làm điều đẹp lòng Chúa nhất. Vả lại, lúc nào
tâm hồn con cũng saün sàng trở về với Chúa! .
Khi kể câu chuyện ấy xong, cha linh hướng bảo rằng:
Nếu vào giờ chơi luật tu viện buộc
phải chơi, mà các con vào nhà thờ cầu nguyện, thì việc cầu nguyện ấy không đẹp
lòng Chúa đâu! Vả lại, chính khi các con chơi để đẹp lòng Chúa, vì Chúa muốn
giờ đó các con chơi, thì lúc ấy chơi chính là cầu nguyện, mặc dù các con chẳng
có vẻ gì là cầu nguyện, hay chẳng có ý hướng cầu nguyện gì lúc ấy cả. Từ
khi nghe cha linh hướng nói như thế, tôi bắt đầu có ý nghĩ đến hình thức cầu nguyện bằng
hành động hay bằng việc làm, và làm việc trong cầu nguyện.
2. Tỉnh thức theo kiểu . cầu nguyện bằng hành
động
Tỉnh thức kiểu của Saviô trên có vẻ như không
tỉnh thức, nhưng đích thực là luôn luôn tỉnh thức, có vẻ như không cầu nguyện, nhưng đích
thực là luôn luôn cầu nguyện.
Tôi cũng thích câu chuyện 2 người ghiền hút thuốc
hỏi cha linh hướng. Một người hỏi: Thưa
cha, vừa cầu nguyện vừa hút thuốc có được không? Cha nói: Không được!. Còn người kia hỏi: Vừa hút thuốc vừa cầu nguyện có nên chăng?
Cha đáp: Tốt lắm! Nên lắm! Hai
câu trả lời ấy rất đúng nhưng lại làm cho hai người có hai thái độ cầu nguyện
khác nhau: một người bỏ hút thuốc để cầu nguyện, và một người vẫn cứ hút, nhưng
có thói quen hễ bắt đầu hút thuốc là bắt đầu cầu nguyện.
Thì ra không nên làm gì khác trong khi cầu nguyện,
nhưng lại có thể cầu nguyện khi làm bất cứ điều gì. Thế là từ đấy về sau, nhất
là trong đời sống giáo dân của tôi vốn không thể dành nhiều giờ để cầu nguyện,
tôi thường tập cầu nguyện và kết hiệp với Chúa khi làm bất cứ điều gì. Vì thế,
công việc tôi làm thường được chìm trong ý hướng tỉnh thức và cầu nguyện. Nhờ
đó, tôi dễ làm tốt đẹp công việc của mình, với ý hướng siêu nhiên. Và khẩu hiệu
của tôi là biến mọi hành động, mọi
công việc thành cầu nguyện. Đời sống nội tâm của tôi nhờ thế phát triển
hơn, mà có vẻ như rất ít khi cầu nguyện.
Tuy nhiên, tôi vẫn dành ra mỗi ngày vài lần, mỗi
lần ít phút để cầu nguyện nghiêm túc,
nghĩa là trong những phút cầu nguyện ấy tôi không làm gì khác. Chính nhờ những
giây phút cầu nguyện kiểu thuần túy
ấy, tôi mới trung thành được với thói quen vừa làm mọi việc vừa cầu nguyện.
3. Cầu nguyện bằng hành động cũng là cách cầu
nguyện tuyệt vời
Cầu nguyện là nói với Chúa. Nhưng quả thật, trong
đời sống con người, lời nói không phải luôn luôn đi đôi với hành động. Biết bao
người khi cầu nguyện, họ nói với Chúa một đằng, còn trong đời sống thực tế họ
lại hành động một đằng khác. Họ giống như người con thứ hai trong dụ ngôn hai người con trong Tin Mừng (Mt
21,28-32): nói rất hay mà làm rất dở. Đây cũng là một căn bệnh của thời đại,
trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội. Tuy nhiên, có những người không nói, hoặc
nói ít, nhưng hành động thật sự. Họ không nói hay tuyên bố là họ yêu ai cả,
nhưng hành động và cách xử sự của họ chứng tỏ họ yêu thương mọi người thật sự.
Xét điều ấy, ta thấy hành động cũng là một cách nói
rất có giá trị. Nói tôi yêu bạn, hoặc
biểu lộ tình yêu bằng hy sinh thật sự cho bạn, thì cách nào nói lên tình yêu
nhiều hơn và chân thật hơn? Nếu hy sinh thật sự có giá trị hơn lời nói, thì cầu
nguyện bằng hành động là một cách cầu nguyện tuyệt vời, chắc chắn có giá trị hơn
hẳn trước mặt Thiên Chúa. Đó cũng là kết hợp với Chúa qua ý chí và hành động.
Nếu chỉ cầu nguyện bằng lời nói xuông, không có hành động kèm theo bảo chứng
cho những lời nói ấy, thì hóa ra lời cầu nguyện của ta chỉ toàn là nói sạo,
hoặc hứa hão với Chúa! Đức Giê-su cũng nói: Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là
được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng
ngự trên trời, mới được vào thôi (Mt 7,21). Như vậy, những Ki-tô hữu nào
không thể dành nhiều thì giờ để cầu
nguyện kiểu thuần túy, vẫn có thể cầu nguyện khi làm tất cả mọi việc,
hoặc biến tất cả mọi việc ấy thành cầu nguyện. Thiết tưởng đó là một cách tỉnh thức rất hữu hiệu và đẹp lòng
Chúa.
Cầu nguyện
Lạy Cha, lúc nào con cũng có thể hành động trong ý
hướng muốn làm đẹp lòng Cha, và làm theo cách Cha mong muốn con làm. Nghĩa là
con phải làm cách nào hoàn chỉnh nhất, hợp lý nhất, đem lại ích lợi và hạnh
phúc cho nhiều người nhất. Con muốn hiệp nhất ý của con với ý của Cha trong
từng hành động một. Và con nghĩ đó là cách cầu nguyện bằng hành động, hay biến
hành động thành cầu nguyện. Xin cho con đủ tình yêu để thực hiện được điều ấy.
Amen.
Joan Nguyễn Chính Kết