Chúa Nhật XXII
Chủ đề:
KHUYẾN KHÍCH SỐNG KHIÊM HẠ
- Bài
đọc 1: Những châm ngôn về sự khiêm hạ được sưu tầm trong một đoạn sách Huấn Ca.
- Đáp
ca: Ca tụng lòng ưu ái của Thiên Chúa dành cho những người nghèo hèn yếu đuối.
- Tin
Mừng: Chúa Giêsu chỉ trích thói dành chỗ danh dự trong bàn tiệc và thói thích
mời những kẻ danh giá đến dự tiệc của mình.
I. Dẫn vào thánh lễ
Anh chị
em thân mến
Ba
khuynh hướng xấu lớn nhất của con người là "danh, lợi và thú". Lời
Chúa hôm nay sẽ dạy chúng ta về khuynh hướng hám danh, nói cách khác là tính
kiêu căng.
Chúng ta
hãy chăm chú nghe Lời Chúa dạy bảo và hãy ngoan ngoãn sống theo giáo huấn của
Chúa.
II. Gợi ý sám hối
- Chúng
ta đều mang tính kiêu căng, mỗi người thể hiện một cách.
- Vì ham
danh vọng, chúng ta đã làm nhiều điều đáng trách.
- Chúng
ta đối xử đặc biệt tốt đối với những người có địa vị, và khinh miệt những kẻ
thấp hèn.
III. Lời Chúa
1. Bài
đọc 1 (Hc 3,17-18.20.28-29)
Đoạn
sách Huấn Ca này gom góp nhiều huấn dụ khôn ngoan về sự khiêm tốn:
- Kẻ làm
việc cách khiêm tốn thì được người khác mến yêu
- Chính
Thiên Chúa yêu thương những kẻ khiêm tốn
- Kẻ
kiêu căng khi lâm cảnh khốn khổ thì vô phương cứu chữa.
2. Đáp
ca (Tv 67)
Thánh
vịnh này được gọi là Bài ca của kẻ nghèo hèn: Lòng yêu thương của Thiên Chúa
đặc biệt dành cho những người yếu đuối, cô thế cô thân và nghèo hèn.
3. Tin
Mừng (Lc 14,1.7-14)
Khung
cảnh của câu chuyện này là Đức Giêsu đến nhà một thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng
bữa, và nhóm Pharisêu cố dò xét Ngài. Trong khung cảnh bữa tiệc ấy, Đức Giêsu
dạy hai bài học:
a/ Bài
học về việc chọn chỗ người (cc 7-11): chỗ ngồi tượng trưng cho địa vị.
- Không
nên tự mình tranh dành địa vị, vì có thể địa vị ấy không tương xứng với khả
năng và phẩm giá của mình.
- Địa vị
ấy, hãy để cho người khác sắp xếp cho mình, do sự đánh giá khách quan của họ
đối với mình.
- Và tốt
nhất là hãy để chính Chúa lo việc đó, vì "hễ ai tự nâng mình lên sẽ bị
(Thiên Chúa) hạ xuống, còn ai tự hạ mình xuống sẽ được (Thiên Chúa) nâng
lên".
b/ Bài
học về việc phục vụ vô vị lợi: bài học phục vụ vô vị lợi, Đức Giêsu lấy thí dụ
bằng việc mời khách dự tiệc:
-
"Hãy mời những người nghèo, người què, người cà thọt và người đui":
ba hạng người sau chỉ là giải thích cho chữ "nghèo hèn". Chúa Giêsu
dùng ba hạng đó để diễn tả những người nghèo nhất, vì ba hạng này bị khinh miệt
nhất và không được phép tham dự những lễ nghi trong đền thờ (2Sm 5,8; Lv
21,18).
-
"Họ không có gì đáp lễ": người đời thường cư xử với nhau theo tiêu
chuẩn có qua có lại, do đó họ thường mời những kẻ mà sau này sẽ đền ơn họ bằng
cách này hay cách khác. Nhưng Chúa Giêsu khuyên hãy mời những kẻ không có gì
đáp lại và cũng không có khả năng đáp lại. Khi đó chính Thiên Chúa sẽ thay họ
mà thưởng công cho kẻ đã mời ("ông sẽ được đáp lễ": thể thụ động,
ngụ ý Thiên Chúa là kẻ chủ động).
4. Bài
đọc 2: (Duy tâm 12,18-19.22-24a) (chủ đề phụ)
Tác giả
thư Do Thái tiếp tục khích lệ các Kitô hữu gốc Do Thái: khi họ bỏ Do Thái giáo
để theo Kitô giáo, xem ra như họ bỏ núi Sinai (một trong những biểu tượng của Do
Thái giáo), nhưng bù lại họ được tiến lên núi Sion trên trời, trên đó có thành
Giêrusalem trên trời, họ được đến với chính Thiên Chúa.
IV. Gợi ý giảng
1. Hai bài học ngược đời
Nhân cơ
hội được mời dự tiệc, Chúa Giêsu dùng hình ảnh bữa tiệc để dạy hai bài học: bài học khi được mời dự tiệc và bài
học khi đứng ra đãi tiệc. Cách dự tiệc và cách đãi tiệc là hình ảnh của những cách sống.
a/ Khi
được mời dự tiệc:
- Chúa
Giêsu thấy người Do Thái hay "chọn chỗ nhất mà ngồi. Không phải vì chỗ
nhất ăn ngon hơn, mà vì chỗ đó danh dự hơn (tiếng "chủ tịch" nghĩa là
làm chủ chiếc chiếu tiệc, lớn nhất trong chiếu). Như vậy "chỗ ngồi"
là danh dự.
- Những
người Do Thái tự chọn chỗ danh dự nghĩa là tự tô vẽ danh dự cho mình.
Việc tự tô vẽ như thế có khi không đúng sự thật, cho nên có thể bị mời xuống
hàng dưới. Như vậy, danh dự của mình không phải do tự mình tô vẽ, mà do thực
tế khách quan người ta công nhận nơi mình và đặt mình ngồi vào đó. Kẻ tự tô
vẽ danh dự có thể bị hố và xấu hổ.
- Chú ý
câu cuối "Ai tự nâng mình lên sẽ bị hạ xuống": động từ "Bị hạ
xuống" ở thể thụ động, một kiểu tránh nói trực tiếp tới Thiên Chúa: không
phải người đời mà chính cả Thiên Chúa cũng hạ kẻ tự tô vẽ danh dự của mình. Như
vậy, điều khám phá thứ hai là Danh dự của mình là do Thiên Chúa đặt mình vào.
Mà Thiên Chúa thì thường nâng cao kẻ thấp hèn (Abel/Cain Giacóp/Eâsau Giuse/các
anh Đavít/các anh Đức Maria vv...)
b/ Khi
đứng ra đãi tiệc:
- Người
Do Thái làm theo óc tính toán: do ut dat. Cái lợi là được người ta
đền đáp
- Chúa
Giêsu dạy làm ơn và phục vụ không cần người ta đền đáp, vì chính Thiên Chúa
sẽ đền đáp, và như thế chắc chắn trọng hậu hơn.
2. Con là không, Chúa là tất cả
Một hôm
Dương Chu sang nước Tống, vào ở trọ một nhà kia. Người chủ nhà có hai nàng hầu,
một nàng đẹp, một nàng xấu. Để ý quan sát Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quí
trọng người thiếp xấu mà khinh rẻ người thiếp đẹp. Lấy làm lạ, ông mới dò hỏi
cậu bé giúp việc.
Cậu bé
tiết lộ:
- Người
thiếp đẹp kia hay kênh kiệu, tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chúng tôi chẳng ai
còn nhìn ra cái đẹp của nàng. Trái lại, người thiếp xấu, tự biết mình xấu, sống
hồn nhiên vô tư với mọi người, nên không ai còn nhìn thấy cái xấu của nàng nữa.
Dương
Chu liền gọi học trò đến dặn:
- Các
con hãy ghi nhớ lời này: Giỏi mà bỏ được cái thói tự cho mình giỏi, thì đi đâu
mà chẳng được người yêu quí tôn trọng.
"Ai
tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" (Lc
14,11). Đức Giêsu rất ưa thích sự khiêm nhường mà còn làm gương trước cho mọi
người. Là một vị Thiên Chúa quyền năng, nhưng Người đã hạ mình làm kiếp phàm
nhân. Là bậc thầy trong thiên hạ, lại quì xuống rửa chân cho các đệ tử. Chỗ của
Người là "chỗ nhất" trên trời cao, nhưng lại chọn "chỗ
cuối" dưới chân con người.
Đức
Giêsu tự hạ mình xuống như thế: không phải là để được tôn lên, vì dưới vòm trời
này ngôi báu nào có thể chứa được Người. Người khiêm nhường đến tự huỷ như thế,
cũng là để phục vụ con người đến hết mình, và để yêu thương họ cho đến cùng. Vì
thế, khiêm nhường để gây chú ý, để được tiếng khen, để được tôn lên, mà không
nhằm phục vụ, yêu thương thì chỉ là kiêu ngạo trá hình mà thôi.
Có thể
nói, khiêm nhường như Chúa dạy, chính là "tự nhận mình là không và Chúa là
tất cả", nên chỉ cậy dựa vào Chúa mà hy sinh, mà phục vụ và yêu thương mọi
người. Chỉ có những ai hạ mình xuống như thế mới đáng được Chúa tôn lên.
Thánh
Giuse đã khiêm nhường phục vụ, yêu thương Đức Mẹ và Đức Giêsu tại quê nghèo
Nadarét, nên đã được tôn làm cha nuôi Chúa Cứu thế.
Đức
Maria đã khiêm nhường nhận mình là nữ tì của Thiên Chúa, để suốt đời phục vụ
chăm lo cho Con Chúa Trời, nên đã được tôn làm Mẹ Thiên Chúa.
Noi
gương Chúa biết bao con người đang âm thầm xả thân cho đồng loại, họ khiêm
nhường làm những công việc dơ bẩn hôi tanh, để chăm sóc cho những người phong
cùi lở loét, những bệnh nhân nan y bất trị, những người hấp hối nhặt được từ
đường phố, những trẻ em nghèo đói, thương tật trong các nước chiến tranh, lạc
hậu.
Chính
khi yêu thương vô vị lợi, chính kih chúng ta "đãi tiệc những kẻ nghèo khó,
tàn tập, què quặt, đui mù, những kẻ không có khả năng mời lại", thì chúng
ta "mới thật có phúc", vì chính Thiên Chúa sẽ trả công cho chúng ta.
Người không có ý phân biệt giàu nghèo, thân sơ, vì trước mắt Thiên Chúa, chúng
ta là anh em. Nhưng Người muốn lưu ý chúng ta rằng: dù người được mời giàu hay
nghèo, thân hay không thân, chúng ta cũng đừng mong họ đáp trả lại theo kiểu
"ăn miếng trả miếng". Đó là lòng bác ái vô vị lợi mà Chúa muốn dạy
chúng ta hôm nay.
Có thể
chúng ta thực thi việc bác ái cho anh em chỉ vì vụ lợi, vì khoe khoang, vì muốn
hơn người, vì trách nhiệm hay vì phần thưởng. Nhưng sự trao ban đích thực chính
là trao ban vì yêu thương. Thánh Gioan viết: "Thiên Chúa yêu thương thế
gian đến nỗi đã trao ban Con Một Người" (Ga 3,16). Chỉ những ai trao ban
vô vị lợi, trao ban vì yêu thương, trao ban chính bản thân mới trở nên giống
Thiên Chúa.
Lạy
Chúa, Chúa thương những kẻ khiêm nhường, vì họ luôn nhận mình yếu hèn và chỉ
cậy dựa vào Chúa mà thôi.
Xin Chúa
dạy chúng con biết khiêm nhường mà phục vụ, dấn thân và trao ban mà không mảy
may tính toán, vì Chúa sẽ yêu thương chúng con nhiều hơn. Amen (Thiên Phúc
"Như Thầy đã yêu", năm C).
3. Đức tin bị vỡ mộng
Đoạn
thánh thư hôm nay được viết cho những tín hữu Do Thái bị vỡ mộng về đức tin: họ
đã rời bỏ Do Thái giáo để theo Kitô giáo. Nhưng sau một thời gian, họ bị vỡ
mộng và có cảm giác bỏ mồi bắt bóng. Họ tưởng phụng vụ Kitô giáo huy hoàng hơn
Do Thái giáo, nhưng thực tế ngược hẳn lại; họ tưởng nếp sống Kitô giáo sung
sướng hơn nếp sống cũ, nhưng thực tế ngược hẳn lại... Những tín hữu gốc Do Thái
này tiếc nuối thứ tín ngưỡng ngày xưa của họ, cũng giống như dân Israel trong
sa mạc tiếc nối củ hành củ tỏi lúc còn ở Ai Cập.
Nhiều
tín hữu thích sống với thứ tín ngưỡng thời thơ ấu xa xưa vì họ thấy rất đẹp,
rất ngọt ngào: những chuyện thánh với rất nhiều phép lạ, những bài giáo lý dạy
cho trẻ em với những lối giải thích rất đơn giản về những vấn đề của cuộc sống
đời này và đời sau, những cách giải quyết vấn đề rất đơn giản hễ có công thì
được thưởng và hễ có tội thì bị phạt vv...
Thế rồi,
khi họ đụng chạm với thực tế ngày nay, cái đức tin trẻ thơ ấy không trả lời
được những vấn nạn hóc búa. Và họ bị vỡ mộng.
Nhưng sự
vỡ mộng này là cần thiết, vì nó thúc giục chúng ta phải bồi dưỡng đức tin, củng
cố đức tin. Bởi vì không thể sống một cuộc sống trưởng thành chỉ với đức tin
của một đứa bé.
4. Chuyện minh hoạ
a/ Chỗ
ngồi và người ngồi
Một
người chủ nhà kia mở một bữa tiệc và mời nhiều người đến dự. Trong số khách
mời, có một học giả nổi tiếng tên là Daniel. Khi Daniel đến, người chủ nhà mời
ông ngồi bàn trên. Nhưng Daniel từ chối, nói rằng ông muốn được ngồi chung với
những người bình dân nghèo nàn. Sau Daniel còn có nhiều người khách lần lượt
đến. Ai cũng dành ngồi bàn trên và những bàn gần phía trên. Rốt cuộc chỉ có cái
bàn tận dưới cùng, bàn mà Daniel đang ngồi, là còn chỗ trống. Sau cùng, ông thị
trưởng đến. Vì không còn ghế trống ở bất cứ bàn nào khác, nên người chủ nhà
buộc lòng mời ông thị trưởng ấy đến ngồi bàn cuối chung với ông Daniel. Vị thị
trưởng thắc mắc: "nhưng đây là chiếc bàn cuối mà!". Người chủ nhà
nhanh trí đáp: "Thưa không, đây là bàn danh dự, vì là bàn có ông Daniel
đang ngồi". Vị thị trưởng hết thắc mắc và ngồi vào chỗ chủ nhà chỉ.
Ý nghĩa
câ chuyện này là: không phải chỗ ngồi làm cho người ngồi được vinh dự; ngược
lại chính người ngồi làm cho chỗ ngồi được vinh dự.
b/ Cho
thế nào mới có giá trị
Nicholas
là một người nổi tiếng về lòng quảng đại vì đã dùng rất nhiều của cải để cho
rất nhiều người. Ông chết và được dẫn tới cửa thiên đàng.
Thánh
Phêrô chỉ cho ông thấy 2 đống vàng, một đống to và một đống nhỏ, đống nào cũng
gồm nhiều cục vàng có kích cỡ khác nhau. Nicholas hỏi:
- Những
cục vàng kia để làm gì thế?
Thánh
Phêrô giải thích:
- Đó là
phần thưởng dành cho những người có lòng quảng đại. Mỗi cục vàng tương đương
với một lần cho đi mà con người thực hiện khi còn sống.
Nicholas
phấn khởi trong lòng, tin chắc mình sẽ được thưởng rất nhiều. Nhưng ngay lúc đó
thánh Phêrô nói tiếp:
- Tuy
nhiên không phải lần nào người ta cho cũng đều là thật lòng cả đâu. Đa số những
lần cho đều do tính toán vụ lợi. Chúng là những cục trong đống vàng lớn này,
không được kể.
- Sao
vậy?
- Đống
vàng lớn tượng trưng cho những thứ mà người ta cho bà con, bạn bè thâ thích.
Chúng chẳng có giá trị gì cả, vì ngay cả những tên trộm cướp cũng biết cho
những người thân của mình như thế.
Thánh
Phêrô vừa nói xong thì đống vàng lớn tan thành bụi.
Tiếp
đến, thánh Phêrô lấy một cái sàng có những lỗ khá to. Rồi Ngài lấy những cục
vàng trong đống còn lại để lên sàng mà sàng. Rất nhiều cục vàng bị lọt xuống.
Và thánh Phêrô giải thích:
- Những
cục vàng bị lọt xuống ấy là những của người ta cho đi với tính toán sẽ được
laị. Đó không thực sự là cho, mà là đầu tư, vì thế cũng không kể.
Thế là
những cục vàng ấy trở thành bụi.
Thánh
Phêrô chỉnh các lỗ sàng cho rộng ra một chút. Ngài lấy những cục vàng còn lại
đặt lên sàng và sàng lần nữa. Lại một số lọt xuống:
- Đây là
những của người ta cho đi để được người khác khen ngợi. Cũng là một hình thức
mua bán, cho nên cũng không kể.
Mớ vàng
ấy lại tan thành bụi.
Thánh
Phêrô lại chỉnh những lỗ sàng cho rộng hơn nữa và lại sàng mớ vàng còn lại. Một
số lại lọt xuống:
Đây à
những của người ta cho đi để được cảm giác mình đã làm một việc tốt. Chúng cũng
không được kể.
Và mớ
vàng đó cũng lập tức tan thành bụi.
Sau lần
sàng thứ tư, thánh Phêrô nói:
- Đây là
những của người ta cho vì bổn phận. Cũng không được kể. VÀ chún cũng tan thành
bụi.
Thánh
Phêrô chuẩn bị sàng lần thứ năm thì Nicholas đưa tay chặn lại: "Thôi thôi,
xin Ngài đừng sàng nữa, vì nếu cứ tiếp tục thì tôi sẽ chẳng còn gì cả".
Thánh Phêrô ôn tồn đáp:
- Đúng
thế, những của cho thực sự thì rất ít, cũng như vàng nguyên chất thì rất ít
vậy. Tuy nhiên anh đừng nản lòng, tôi có một tin vui cho anh.
- Tin
vui gì?
- Thiên
Chúa là người quảng đại thật lòng nhất. Nào chúng ta hãy đến gặp Ngài.
- Nhưng
mà hai bày tay của con rỗng không, con không có gì cả.
- Nghĩa
là anh nghèo chứ gì! Thì càng tốt, bởi vì Thiên Chúa đối xử quảng đại hào phóng
nhất đối với những người nghèo mà tự biết mình nghèo.
V. Trong thánh lễ
- Trước
kinh Lạy Cha: Kinh Lạy Cha nhắc chúng ta nhớ rằng mọi người chúng ta là anh
em với nhau do cùng một Chúa là Thiên Chúa trên trời. Vậy chúng ta hãy đối xử
với nhau một cách quảng đại, thật tình chứ đừng tính toán thiệt hơn.
- Sau
kinh Lạy Cha: "Lạy Cha xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, đặc biệt là thói kiêu ngạo, hám danh, vụ lợi...
Xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an..."
VI. Giải tán
Xin Chúa
giúp anh chị em trong tuần này biết sống khiêm tốn và quảng đại, vì "ai
nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên", và nếu
chúng ta giúp đỡ những người không có khả năng đáp trả thì chính Thiên Chúa sẽ
thay mặt họ đáp trả bội hậu cho chúng ta.
Lm. Carolo Hồ Bặc Xái