CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN, C
- Bài
đọc I : Thiên Chúa nhân từ tha thứ cho dân Israel đã thờ tượng con bê
vàng.
- Đáp
ca : Lời nguyện sám hối của Tv 50
- Tin
Mừng : 3 dụ ngôn về lòng nhân từ của Thiên Chúa : con chiên lạc, đồng
tiền mất và đứa con đi hoang.
- Bài
đọc II : Thánh Phaolô tạ ơn Thiên Chúa vì lòng nhân từ thương xót của
Ngài.
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị
em thân mến
Chúng ta
rất hạnh phúc vì có một Thiên Chúa rất nhân từ, Ngài saün sàng tha thứ cho
những kẻ tội lỗi biết sám hối. "Nếu Chúa chấp tội thì ai nào đứng vững
được !"
Thánh lễ
là một bằng chứng biểu lộ lòng nhân từ của Chúa : mặc dù chúng ta nhiều
tội lỗi, nhưng Chúa vẫn mở rộng cửa đón chúng ta vào nhà Ngài và cho chúng ta
cùng ăn đồng bàn với Ngài.
Chúng ta
hãy bắt đầu Thánh lễ bằng cách nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình và xin Chúa
tha thứ.
II. Gợi ý sám hối
* Dùng
công thức sám hối trong sách lễ Rôma trang 567.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Xh 32,7-11.13-14)
Đoạn này
bắt đầu câu chuyện con bê vàng.
Ngay sau
khi Thiên Chúa kết Giao ước với dân Israel, họ đã vi phạm Giao ước đó bằng cách
đúc tượng một con bê vàng và thờ lạy trước tượng đó. Thiên Chúa rất giận. Ngài
cho Môsê biết Ngài muốn tiêu diệt họ, thay vào đó Ngài sẽ tạo một dân mới từ
dòng dõi Môsê. Nhưng Môsê đã van xin Thiên Chúa và cuối cùng Thiên Chúa nguôi
giận không giữ ý định tiêu diệt dân Israel nữa.
Trong
chuyện này có 2 điểm đáng chú ý :
- Môsê
đã liên kết với dân : mặc dù Thiên Chúa hứa làm một dân mới từ dòng dõi
của ông, nhưng ông vẫn xin Thiên Chúa duy trì dòng dõi Israel.
- Thiên
Chúa tha thứ cho dân không phải vì Môsê mà vì chính lòng nhân từ Thiên Chúa của
Ngài. Câu chuyện kết thúc bằng câu "Thiên Chúa đã thương, không giáng phạt
dân Ngài như Ngài đã đe".
2. Đáp ca (Tv 50)
Lời cầu
nguyện của tội nhân sám hối. Lý do được nêu lên để nài xin tha thứ không gì
khác hơn là lòng nhân từ thương xót của Chúa : "Lạy Chúa xin lấy lòng
nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm".
3. Tin Mừng (Lc 15,1-32)
Khung
cảnh : thấy Chúa Giêsu gần gũi với những người tội lỗi đến gần, nhóm
pharisêu và kinh sư trách Ngài. Chúa Giêsu đã dùng những dụ ngôn để trả lời cho
họ.
Có 3 dụ
ngôn : 1 con chiên trong số 100 con bị mất, 1 đồng trong số 10 đồng bị
đánh rơi, và 1 đứa trong hai đứa con bỏ nhà đi hoang. Tỉ lệ mất mát ngày càng
cao (1/100 à 1/10 à ). Giá trị những thứ bị mất cũng ngày càng cao (1 con vật,
đồng bạc - người ta thường nói "đồng tiền liền khúc ruột - và 1 đứa con).
Tất cả những dụ ngôn này đều đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng thương
xót. Ngài xót xa khi một người lầm đường rơi vào tội lỗi. Do đó Ngài tha thiết
tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu được một người tội lỗi, Ngài rất vui mừng.
4. Bài đọc II (1 Tm 1,12-17)
Thánh
Phaolô tạ ơn Thiên Chúa vì lòng nhân từ thương xót của Ngài :
-
"Trước kia tôi là kẻ lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng đã được Ngài
thương xót"
-
"Đức Kitô đã đến thế gian để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là
tôi"
-
"Sở dĩ tôi được thương xót là vì Đức Giêsu Kitô muốn tỏ bày tất cả lòng
đại lượng của Ngài nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ
tin vào Ngài".
IV. Gợi ý giảng
1. Giá trị của từng con người
Một hội
từ thiện kia xây dựng một ngôi trường nhằm giúp cho những thiếu niên hư hỏng
hoán cải. Khi bàn đến những chi tiết trong việc điều hành trường như mua sắm
phương tiện, thuê mướn giáo viên v.v. một hội viên phát biểu : "Chúng
ta đừng ngại tốn kém. Chỉ cần hoán cải được một thiếu niên thôi thì tốn bao
nhiêu cũng đáng". Một người khác hỏi tại sao thì ông này đáp :
"Bởi vì thiếu niên hư hỏng ấy là con của tôi".
Bài Tin
Mừng hôm nay gồm tới 3 dụ ngôn. Dụ ngôn đầu xem ra không hợp lý : ai lại
bỏ 99 con chiên để đi tìm một con chiên lạc ? Dụ ngôn thứ hai cũng chẳng
có sức thuyết phục bao nhiêu : một đồng xu có đáng là bao so với công sức
mà người đàn bà kia bỏ ra để tìm lại nó ? Nhưng rồi tất cả đều trở thành
hợp lý khi ta đọc dụ ngôn thứ ba : Ý của Chúa Giêsu không nhằm nói tới con
chiên, cũng không nói tới tiền bạc mà nói tới con người. Trước mặt Thiên Chúa,
mỗi một con người đều có giá trị vô cùng, bởi vì mỗi một con người, dù là tội
lỗi, cũng đều là con của Ngài.
Tuy
nhiên có mấy ai chia xẻ tâm ý của Chúa ? Những người pharisêu và các kinh
sư thấy Chúa Giêsu bỏ công lui tới với những người tội lỗi thì họ cho là mất
công vô ích nên xầm xì phản đối. Đối với họ, việc làm của Chúa Giêsu là không
đáng, bởi vì những kẻ tội lỗi là hạng đáng vất đi. Nhưng đối với Chúa Giêsu, đó
là những con người, những giá trị. Một đồng xu quý giá thế nào đối với người
đàn bà nghèo khổ, một người con quý giá thế nào đối với tấm lòng người cha, thì
một người tội lỗi cũng đáng giá thế ấy đối với tấm lòng của Thiên Chúa.
Thế còn
việc bỏ 99 con chiên trong đàn để đi tìm con chiên lạc thì sao ? Vì con
chiên ấy cần được chăm sóc hơn 99 con kia : nó cô đơn, nó bơ vơ, nó đói
khát hơn, nó bị nguy hiểm nhiều hơn. Vì thế nên người mục tử nhân lành không
thể ở yên chờ nó tìm được đường về, mà phải đích thân ra đi tìm nó. Chúa Giêsu
đã làm như người mục tử ấy : Ngài không chờ kẻ tội lỗi đến với mình, nhưng
được bước trước đến với họ. Ngài kết thân với họ trong tình trạng của họ còn
đang là tội nhân, còn đang lầm lạc. Chính đó là cách đối xử khác những người
pharisêu và kinh sư, và chính đó là lý do khiến họ xầm xì phản đối. Nhưng chính
cách đối xử này đã hoán cải được một người pharisêu nổi tiếng là Thánh Phaolô
(bài đọc 2).
2. Cái mất là cái quý
Nhiều
người không thể hiểu tại sao người mục tử bỏ 99 con chiên để đi tìm một con
chiên lạc, và người đàn bà còn 9 đồng trong tay lại chịu khó tìm cho bằng được
một đồng bị mất.
Lý do
là : cái mất đi trở thành cái quý giá. Rất nhiều thứ khi bị mất rồi chúng
ta mới thấy quý.
Sự quý
giá của một vật hay một người không chỉ do vật hay người đó đã làm ích cho ta
(thí dụ một chiếc đồng hồ chính xác, một người giúp việc tận tụy), mà còn do
những công sức mà ta đã đổ dồn vào đó (thí dụ bức tranh mà người họa sĩ đã tốn
nhiều thời gian để vẽ, một người thợ mà ông thầy đã dầy công đào tạo), và còn
do những hy sinh đau khổ mà ta đã dành cho vật hay người đó (như đứa con mà
người mẹ phải sinh nặng đẻ đau)
Có một
câu chuyện biến ngôn như sau : Chúa Giêsu gặp một người mục tử đang rất
buồn rầu. Ngài hỏi tại sao thì người ấy đáp : "Vì tôi lạc bị mất một
con chiên". Chúa Giêsu nói : "Để Ta đi tìm nó cho". Một lúc
sau, Chúa Giêsu trở lại, ôm theo con chiên lạc giao lại cho người mục tử, và
căn dặn : "Từ nay anh phải yêu thương nó, chăm sóc nó nhiều hơn những
con khác nhé, vì Ta đã tốn rất nhiều công sức mới tìm lại được nó đó".
Tất cả
chúng ta đều là những đồng bạc đã từng bị mất, những con chiên đã từng đi lạc
và những đứa con đã từng đi hoang. Nhờ công lao khó nhọc của nhiều người và
nhất là của Chúa mà chúng ta đã được tìm lại. Vậy chúng ta phải có những tâm
tình gì ?
- Tâm
tình cảm mến, vì mình đã hư mất mà đã được tìm lại.
- Tâm
tình vui sướng, vì biết mình là đối tượng được thương yêu nhiều hơn.
- Và tâm
tình tự trân trọng, đừng để mình bị lạc mất thêm một lần nào nữa.
3. Những con người bị mất
Không
chỉ đồ vật hay thú vật bị mất, mà chính con người cũng có thể bị mất.
Những
con người bị mất ấy là ai ?
- Là
những đứa trẻ không tìm được hạnh phúc trong gia đình nên đi hoang.
- Là
những thiếu niên bị thói xấu xã hội lôi kéo.
- Là
những người nghiện ngập đến nỗi hư cả cuộc đời.
- Là
những vợ chồng bất thuận đến nỗi không còn là vợ chồng với nhau.
- Là
những anh em bất hòa không còn coi nhau là anh em nữa.
- Là
những tín hữu yếu đuối lỡ phạm tội nên mặc cảm và xa lánh gia đình xứ đạo.
Những
con người lạc mất ấy không ở đâu xa, mà đang ở bên cạnh chúng ta, ở giữa chúng
ta. Nhưng buồn thay, nhiều người không hề quan tâm đi tìm họ lại.
4. Tuyệt đỉnh của yêu thương
Một lần
kia, các tu sĩ trong miền dẫn tới đức Giám Mục Amôna một thiếu nữ mang bầu xin
ngài ra hình phạt. Nhưng Đức cha đã ban phép lành cho thai nhi, rồi ra lệnh ban
cho cô sáu tấm vải bằng lanh mịn. Những kẻ tố cáo lại nói :
- Tại
sao Đức Cha làm như thế ? Xin ra cho nó một hình phạt.
Ngài ôn
tồn bảo :
- Anh em
thử nghĩ xem, cô ta đã đau khổ muốn chết được ; tôi phải làm gì hơn nữa.
Nói thế
rồi ngài cho cô ta về. Từ đấy không tu sĩ nào còn dám tố cáo ai nữa.
Cũng như
các tu sĩ trong câu chuyện trên đây, nhóm Pharisêu và các kinh sư thường lên án
những người tội lỗi, nên khi Đức Giêsu tiếp đón những hạng người này thì họ lẩm
bẩm kêu trách Người. Thấy vậy, Đức Giêsu đã trả lời bằng ba dụ ngôn : Con
Chiên Lạc Mất, đồng Bạc Đánh Rơi, và Đứa Con Hoang Đàng, để bày tỏ lòng nhân
hậu và niềm vui của Thiên Chúa dành cho người tội lỗi hối cải ăn năn.
Còn gì
vui bằng khi cái đã mất lại tìm thấy được ; còn gì sướng hơn khi cái tìm
thấy lại là vật quí. Tìm kiếm chính là mục đích của Con Thiên Chúa khi xuống
trần gian : "Con Người đến
tìm kiếm những gì đã mất". Con người là đối tượng duy nhất mà Thiên
Chúa muốn kiếm tìm. Con người thật vô cùng quí giá trước mặt Người. Thiên Chúa
lao đao vất vả đi tìm kiếm con người. Người không muốn để mất một ai trên trái
đất này.
Thiên
Chúa yêu thương người tội lỗi, như người mục tử tốt lành saün sàng để chín mươi
chín con chiên lại đi tìm cho bằng được con chiên lạc mất. Khi tìm thấy rồi
mừng rỡ khoác chiên trên vai.
Thiên
Chúa yêu thương kẻ lầm lỡ, như người đàn bà cần mẫn, đốt đèn kiếm cho được đồng
bạc đánh rơi. Khi thấy rồi tíu tít chia vui với mọi người.
Thiên
Chúa yêu thương tội nhân, như người cha già nhân hậu, ngày ngày ra ngõ tìm con.
Khi thấy con rồi ông vui mừng chạy lại ôm choàng lấy nó.
Thật
vậy, "lỗi lầm là của con người và
tha thứ là của Thiên Chúa" (A. Pope). Thiên Chúa yêu thương con
người và yêu thương đến cùng. Tuyệt đỉnh của yêu thương chính là tha thứ, vì
thế dù phải chịu hấp hối lâu dài và đớn đau khôn tả, phải chịu khinh miệt và
chối bỏ, nhưng Người vẫn cầu nguyện tha thiết : "Lạy Cha, xin tha cho họ". Đây chính là lời rõ ràng và
trang trọng nhất nói lên tâm hồn cao thượng và tấm lòng nhân hậu của Thiên Chúa
qua Đức Giêsu.
Thiên
Chúa luôn saün sàng tha thứ cho chúng ta, những con người lầm lỗi ; nhưng
Người chỉ có thể thứ tha khi chúng ta thật lòng sám hối. Người trộm lành suốt
một đời lầm lỡ, thế mà chỉ trong giây phút cuối cùng, tỏ lòng sám hối ăn năn đủ
trở nên một vị thánh. Ông trở nên thánh không phải vì ông là người tội lỗi,
nhưng vì ông nhận biết mình là kẻ tội lỗi. Đứa con hoang đàng được người cha
tha thứ cũng vì anh đã biết nhận ra lỗi lầm, trở về sám hối ăn năn. Người cha
không chỉ tha thứ mà còn phục hồi chức vị làm con. Một chiếc nhẫn mới, một đôi
giầy mới, một bữa tiệc linh đình, vinh dự còn lớn hơn cả trước khi ra đi.
Nếu
Thiên Chúa đã tỏ lòng nhân hậu và tha thứ cho chúng ta, thì Người muốn chúng ta
cũng hãy tha thứ cho nhau như người cha nhân hậu xin ông anh cả tha thứ cho đứa
em lầm lỗi.
Người ta
chỉ có thể dễ dàng tha thứ cho kẻ khác khi ý thức thân phận mỏng dòn yếu đuối
của mình. Có nhận ra mình hay lầm lỗi, con người mới dễ cảm thông tha thứ cho
những lỗi lầm của anh em. Đừng bắt người có tội phải bị trừng phạt mới hả dạ,
đừng đòi hỏi cho được sự công bằng mới thôi, vì Martin Luther King có
viết : "Nếu cứ áp dụng luật
mắt đền mắt thì mọi người đều trở nên mù loà".
*
Lạy
Chúa, nếu Chúa không tha thứ cho các tội nhân thì thiên đàng sẽ trống rỗng, và
thế giới này không có thánh nhân.
Xin cho
chúng con mỗi lần được Chúa thứ tha lại thấy mình nên giống Chúa hơn, vì đã
biết tha thứ cho anh em. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu", năm C)
5. Chuyện minh họa
a/ Sự tha thứ của Chúa
Một nhà
truyền giáo trên một đảo ngạc nhiên khi nhìn thấy một phụ nữ mang một nắm cát
ướt bước vào túp lều của ông.
- Ông
biết đây là gì không ?
- Nó
giống như cát.
- Ông có
biết tại sao tôi mang nó vào đây không ?
- Không,
tôi không thể tưởng tương được tại sao.
- Đây là
tội tôi. Tội tôi không thể đếm được như cát biển. Làm thế nào tôi có thể được
tha thứ tất cả ?
- Bà hãy
đưa cát đó ra bãi biển và chất thành một ít cát. Rồi ngồi nhìn xem những cơn
sóng ập tới, chắc chắn sẽ cuốn đi tất cả. Đó là cách Chúa thực hiện sự tha thứ
của Ngài. Lòng nhân từ của Chúa bao la như đại dương. Hãy thành thật hối lỗi và
Chúa sẽ tha thứ.
b/ Không cần đếm
Ở Phi châu, có một bộ tộc khá kì lạ. Họ
không bao giờ đếm, không ai biết tí gì về toán học. Có người hỏi một người dân
bản địa có bao nhiêu cừu. Anh đáp : không biết. "Vậy nếu lỡ mất một hai
con, làm sao anh biết ? " Câu trả lời thật ý nhị : "Không
phải tôi mất một con số, mà mất một bộ mặt."
V. Trong Thánh Lễ
- Trước
kinh Lạy Cha : Chúng ta là những người vô cùng hạnh phúc vì có một
người Cha vô cùng nhân từ thương xót là Thiên Chúa. Với tất cả tâm tình kính
mến, chúng ta hãy dâng lên Ngài lời Kinh Lạy Cha sau đây.
VI. Giải tán
Chúng ta
đã thấy Chúa đã đối xử với chúng ta cách nhân từ thương xót như thế nào. Chúng
ta cũng hãy đối xử như thế với những anh chị em chúng ta.
Lm. Carolo Hồ Bặc Xái