CHÚA
NHẬT 25 QUANH NĂM
(Lu-ca
16: 1-13)
Đề
tài “làm môn đệ Chúa” chuyển hướng, nhắm đến một khía cạnh hết sức thực tế
nhưng cũng vô cùng nguy hiểm cho việc trung thành theo Chúa, đó là vấn đề sử
dụng của cải tiền bạc. Của cải tiền bạc
như con dao hai lưỡi, tự nó không phải là xấu.
Nó là phương tiện Chúa ban để ta sử dụng mà sống cho đúng với cương vị
con cái Thiên Chúa hoặc làm môn đệ Chúa Ki-tô.
Dụ ngôn người quản gia bất lương nhắm mục đích đề cao hành động khôn
khéo của “con cái đời này”, nhưng qua bài học khôn khéo ấy lại dạy “con cái ánh
sáng” hãy trung tín trong việc sử dụng tiền của. Nếu chỉ nghe nguyên dụ ngôn thôi, ta có thể lầm tưởng Chúa Giê-su
dạy ta hãy khôn khéo giống như người quản gia bất lương. Chính vì thế mà Phụng vụ Lời Chúa không dừng
lại ở câu 8 kết thúc dụ ngôn, nhưng trích dẫn thêm từ câu 9 đến 13 là những
ngôn từ giúp ta hiểu đúng ý nghĩa của dụ ngôn:
“Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được.”
a) Mỗi người là một quản gia của Thiên Chúa
Ta
được Thiên Chúa dựng nên, với những tài năng riêng biệt. Thêm vào đó, Người còn ban cho ta quyền sử
dụng vật chất để sống cho đúng nhân phẩm của mình. “Thiên Chúa phán: ‘Chúng
ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con
người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi
giống vật bò dưới đất” (St 1:26). Quả
thực, con người đã sống khả năng bá chủ của mình qua những sáng kiến và phát
minh không ngừng trong mọi thời để chế ngự thiên nhiên, bệnh tật và khám phá vũ
trụ bao la. Nhiều khi con người đi quá
đà, tưởng mình đã thắng vượt cả quyền năng Thiên Chúa! Nhà bác học Louis Pasteur thì khiêm nhượng
tuyên bố: Tôi gặp gỡ Thiên Chúa ngay
tại đầu ống kính hiển vi. Trái lại, một
phi hành gia Nga-sô lại nghênh ngang khoác lác: Tôi đã bay ngoài không gian mà chẳng thấy Thiên Chúa đâu cả. Sử dụng tài năng Chúa ban, ta chỉ là người
quản lý những tài năng ấy. Vậy mà ta
lại muốn làm ông chủ, giống như A-đam trong vườn muốn ăn luôn cả trái cấm, hoặc
giống như ông phi hành gia kiêu ngạo chối bỏ sự hiện diện của chính Đấng ban
tài năng cho mình. Ngôn sứ Hô-sê đã
cảnh cáo thái độ “ăn cháo đá bát” này:
“Vừa khi ra đồng cỏ, chúng liền được ăn uống thỏa thuê. Nhưng khi thỏa thuê rồi, chúng đâm ra tự cao
tự đại. Chính vì thế mà chúng đã quên
Ta” (Hs 13:6).
b) Tiền của là phương tiện Chúa ban để ta làm
điều tốt
Dụ
ngôn cho ta thấy tên quản lý bất lương biết khôn khéo dùng tiền bạc để làm điều
tốt cho mình, nghĩa là mua lấy bạn bè.
Dầu sao thì anh ta vẫn là “bất lương” vì đã sử dụng tiền của của người
khác chứ không phải của anh. Từ bài học
khôn khéo dùng tiền bạc, trước hết Chúa Giê-su cho ta thấy mục đích của việc sử
dụng tiền của, đó là để ta được vào nơi ở vĩnh cửu (16:9). Nơi ở vĩnh cửu hoặc lều vĩnh cửu là hình ảnh
nói lên ơn cứu rỗi. Tiền của phải đưa
ta đến gần Thiên Chúa mỗi ngày một hơn và giúp ta nhận ra Người là Đấng ban cho
con cái Người không thiếu sự gì (Đnl 8:7-10).
Như vậy, tiền của chỉ là phương tiện, chứ không phải mục đích. Nhưng nếu ta đảo lộn giá trị của nó, coi nó
là mục đích thay vì là phương tiện, thì ta đã biến nó thành ngẫu tượng
rồi. Việc biến tiền của thành ngẫu
tượng để tôn thờ cũng thật dễ dàng thôi, vì như sách Châm ngôn nói: “Ai cậy trông vào của cải, người ấy sẽ quỵ
ngã” (Cn 11:28). Quỵ ngã trước tiền của
để tôn thờ nó thay vì hành sử quyền bá chủ Chúa đã ban cho ta.
Cũng
từ bài học khôn khéo sử dụng tiền của, Chúa Giê-su dạy ta về sự trung tín. Anh quản lý bất lương không trung tín với
chủ của anh, vì anh đã sử dụng tiền của ông một cách lem nhem trước đó và cuối
cùng còn vớt vát mưu ích cho cá nhân mình.
Việc sử dụng những gì Chúa ban cho ta cũng nói lên lòng trung tín của ta
đối với Chúa như vậy. Chúa muốn ta sử
dụng tiền của để được ở nơi vĩnh cửu chứ không phải để vui chơi chóng qua đời
này. Chúa chờ đợi ta sử dụng tài năng
của mình để mưu ích cho anh chị em, cho Giáo Hội và thế giới, chứ không phải để
trục lợi. Trung tín luôn có nghĩa là
làm theo ý muốn của người quan hệ. Cho
nên Chúa Giê-su đã lý luận, đưa ta đi từ việc nhỏ tới việc lớn. Sử dụng tiền của đúng cách là trung tín
trong việc nhỏ. Được ở nơi vĩnh cửu là
trung tín trong việc lớn. Mục đích Chúa
ban cho ta cuộc sống ở đời này là để ta trung tín trong việc lớn, tức là được ở
trong lều vĩnh cửu với Người.
c) Làm tôi Thiên Chúa
Ta
thường hiểu làm tôi tức là làm nô lệ.
Nhưng ở đây, ý nghĩa làm tôi còn mạnh hơn cả làm nô lệ nữa, vì nó mang
tính cách thờ phụng như ta thường gặp trong Kinh Thánh. Làm tôi Chúa có nghĩa là ta thờ phượng Thiên
Chúa. Do đó, khi nói làm tôi tiền của
nghĩa là ta tôn thờ nó và như vậy tiền của đã trở thành một thứ tà thần đối
nghịch với Thiên Chúa.
Trong
Mười điều răn, Chúa đã khẳng định:
“Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Đnl 5:7). Cho nên:
“Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! Đức
Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết
sức anh em” (Đnl 6:4).
Trở
lại với chủ đề làm môn đệ Chúa Giê-su, ta thấy những lời dạy của Chúa hôm nay
sau khi kể dụ ngôn người quản gia bất lương vẫn liên quan đến việc từ bỏ mọi sự
để theo Người. Tiền của là một trở ngại
lớn. Nhưng lòng trung tín với Chúa
Giê-su giúp ta bước qua tiền của, biết đặt nó đúng chỗ và nhất là biết khéo léo
sử dụng nó chỉ như phương tiện để mưu ích cho ta và cho anh chị em.
d) Suy nghĩ và cầu nguyện
Con
cái đời này và con cái ánh sáng là những hình ảnh lẫn lộn trong tôi. Vậy tôi có mang những nét của con cái ánh
sáng nhiều hơn những nét của con cái đời này không? Làm sao để biến đổi hình ảnh tôi trở nên con cái ánh sáng?
Tôi
đã đòi hỏi cộng đoàn, giáo xứ... làm gì
cho tôi, thay vì hỏi tôi đã làm được gì cho cộng đoàn, giáo xứ...?
Thánh
Phao-lô nói về những người ăn uống say sưa:
Chúa của họ là cái bụng. Còn
Chúa của tôi là gì? Điều gì đã chi phối
hoàn toàn cuộc sống của tôi?
Tiền
của ngăn chặn đường trọn lành của những tâm hồn sẵn sàng nhất (Mt 19:21). Vậy nếu tôi đã sẵn sàng theo Chúa, tôi có bị
tiền của ngăn chặn không? Có những cách
thực tế nào để tôi thắng vượt sức mạnh của tiền bạc không?
Cầu nguyện:
“Lạy
Chúa Giê-su,
giàu
sang, danh vọng, khoái lạc
là
những điều hấp dẫn chúng con.
Chúng
trói buộc chúng con
và
không cho chúng con tự do ngước lên cao
để
sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.
Xin
giải phóng chúng con
khỏi
sự mê hoặc của kho tàng dưới đất,
nhờ
cảm nghiệm được phần nào
sự
phong phú của kho tàng trên trời.
Ước
gì chúng con mau mắn và vui tươi
bán
tất cả những gì chúng con có,
để
mua được viên ngọc quý là Nước Trời.
Và
ước gì chúng con không bao giờ quay lưng
trước
những lời mời gọi của Chúa,
không
bao giờ ngoảnh mặt
để
tránh cái nhìn yêu thương
Chúa
dành cho từng người trong chúng con.
A-men.”
(Trích
RABBOUNI, lời nguyện 13)
Lm. Đaminh Trần Đình Nhi