SUY NIỆM TIN MỪNG HÀNG
TUẦN
CHỦ NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN
30-09-2001
NGHE:
BÀI ĐỌC 1: Am
6, 1a.4-7
Oâng Amốt khiển trách và cảnh cáo nhũng người cầm
quyền Ít-ra-en thời bấy giờ chỉ biết hưởng thụ phè phỡn mà không biết cảm thông
với nỗi khổ của dân chúng. Họ sẽ bị phạt lưu đày để đền tội của họ.
BÀI ĐỌC 2: 1 Tm
6, 11-16
Thánh Phaolô khuyên ông Timôthê hãy tránh xa những
cạm bẫy vật chất. Hãy gắng trở nên người công chính, dạo đức, giàu lòng tin,
lòng mến, nhẫn nại và hiền hoà để đạt được sự sống đời đời. Thực vậy, cuộc sống
mai hậu mới chính là cùng đích của cuộc đời ta. Nói đến đây ta không thể không
nhớ lại lời tuyên xưng của Chúa Giêsu trước mặt quan tổng trấn Philatô:"
Nước tôi không thuộc về thế gian này" (Ga 18, 36).
BÀI TIN MỪNG:
Lc 16,19-31: Dụ ngôn ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó.
Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc,
ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn
nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của
ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh
ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Aùpraham.
Oâng giàu cũng chết va người ta đem chôn.
Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước
mắt lên, thấy tổ phụ Aùpraham ở tận đàng xa, và thấy ông Ladarô trong lòng tổ
phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên:" Lạy tổ phụ Aùpraham, xin thương xót con, và
sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây
con bị lửa thiêu đốt khổ lắm !" Oâng Aùpraham đáp:" Con ơi, hãy nhớ
lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Ladarô suốt một đời
chịu toàn nhũng bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải
chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con cũng đã có một vực thẳm
lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên
chúng ta đây cũng không được.
Oâng nhà giàu nói:" Lạy tổ phụ, vậy thì con
xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em
nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ cũng lại sa vào chốn cực hình này !
Oâng Aùpraham đáp: " Chúng đã có Oâng Môsê và các Ngôn sứ, thì chúng cứ
nghe lời các vị đó". Oâng nhà giàu nói:" Thưa tổ phụ Ápraham, họ
không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn
năn sám hối". Oâng Ápraham đáp:" Oâng Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn
chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu".
NGẪM:
Câu
hỏi gợi ý:
1. Lời Chúa, qua ba bài đọc, muốn nhắn
nhủ ta điều gì?
2. Quan niệm đúng về kẻ giàu người nghèo
?
3. Sự chia sẻ.
Suy
tư gợi ý:
1. Chủ đề của
Phụng vụ Lời Chúa: Hạnh phúc vĩnh cữu.
Qua ba bài đọc, Giáo Hội muốn ta ý thức lại cùng
đích tối hậu của đời ta là CUỘC SỐNG VĨNH HẰNG, là HẠNH PHÚC VIÊN MÃN. Trong
bài đọc 1, Ngôn Sứ Amốt đã ghê tỡm những thú vui trần tục. Oâng đã cảnh cáo các
vua chúa nếu cứ tiếp tục hưởng thụ một lối sống sa đoạ, sẽ có ngày đền tội bằng
một cuộc đời lưu đày vất vả. Bài dọc 2, Thánh Phaolô khuyên đồ đệ thân tín của
mình hãy can đảm sống công chính cho đến ngày Đức Giêsu quang lâm. Ngày đó,
những kẻ tín trung sẽ được chiêm ngắm dung nhan của vị Chúa Tể Càn Khôn, Người
đã sai Đức Giêsu, Con Một của Người đến trần gian dể cứu độ chúng sinh. Hạnh
phúc được chiêm ngắm Ngài sẽ là viên mãn và vĩnh cữu. Bài đọc 3, sự tương phản
giữa hai cuộc sống đưa đến sự tương phản giữa hai hạnh phúc: Hạnh phúc tương
đối và hạnh phúc tuyệt đối. Ở cuộc sống chóng qua này, người nhà giàu xem ra
rất hạnh phúc, ăn sung mặc sướng. Trong khi đó, Ladarô nghèo đói khổ cực, bệnh
tật ghẻ chốc, bị khinh rẻ. Nhưng tất cả đều qua đi nhanh chóng vì ai cũng phải
chết. Sau khi chết, cuộc sống vĩnh hằng bắt đầu, hạnh phúc hay đau khổ vĩnh
viễn. Oâng nhà giàu đã sa vào chốn cực hình. Người nghèo khó đã ung dung hạnh
phúc trong lòng Aùpraham. Như vậy, Lời Chúa khuyên chúng ta hãy can đảm lội
ngược dòng đời, hãy từ bỏ những sự phù phiếm thế gian để chiếm lĩnh phần phúc
trên trời. Nhưng thế nào là phù phiếm thế gian ? Có phải hễ cứ giàu có thì sở
đắc nhiều phù phiếm thế gian chăng?
2. Quan niệm
đúng về kẻ giàu người nghèo.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Ta thấy người giàu có đã
sa vào âm phủ đời dời kiếp kiếp với những cực hình không thể tả nỗi. Một giọt
nước đở khát cũng không được. Rồi ta lại liên hệ đến câu nói của Chúa
Giêsu:" Người giàu có vào nước Thiên Đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ
kim". Hoá ra sự giàu có là một trọng tội? Sự nghèo khổ là cơ duyên cho một
hạnh phúc vĩnh cữu? Vậy tại sao ai trong chúng ta cũng đều muốn trở nên giàu
có? Nếu chúng ta không có quan niệm đúng về kẻ giàu người nghèo, chắc chắn
chính chúng ta sẽ tự mâu thuẫu với chúng ta. Chúng ta thường tự hào khi đứng về
phía người nghèo để đấu tranh cho họ. Không lẽ chúng ta đấu tranh cho họ để họ
nghèo thêm? Mà nếu đấu tranh cho họ khá hơn thì tức là ta đã làm cho họ xấu
hơn. Chương trình xoá đói giảm nghèo phỏng có ích gì? Và phải chăng ông Dale
Carnegie đã sai lầm khi cho rằng một trong những điều kiện làm ta vui sống
chính là ta phải thoát khỏi tình trạng túng quẫn thiếu nợ. Thực ra, nếu trong
xã hội có nhiều người giàu thì càng tốt chứ sao. Vì như thế, người nghèo mới hy
vọng có nơi để mượn tiền khi túng quẫn. Ai cũng thiếu ăn thì ai có thể giúp ai
được.
Như vậy, kẻ giàu, theo Tin Mừng, tức là người xem của
cải trần gian này là mục đích tối hậu, nếu không nói sự giàu sang phú quí chính
là thần tượng mà họ tôn thờ, là Chúa của lòng họ. Cái phao cuối cùng của họ là
vật chất. Họ bám víu vào nó. Họ chiếm hữu nó bằng mọi giá. Hậu quả là họ tự phụ
khi họ giàu. Họ mặc cảm khi họ làm ăn thua lỗ. Họ ganh tị khi thấy người khác
kinh tế khá hơn mình. Tôi còn nhớ, cách đây không bao lâu, Báo Công an Thành
phố HCM có đăng tin. Chỉ vì ganh ghét người bạn đồng nghiệp ngư phủ của mình
làm ăn phát đạt mà kẻ sát nhân đã mất hết tính người, trói cả gia đình người
bạn quẳng xuống sông, nhận chìm luôn chiếc ghe của họ. Rất tiếc, kẻ sát nhân đó
là một người "có đạo".
Còn kẻ nghèo, theo Tin Mừng, là người xem đồng tiền
như một đầy tớ hữu dụng, biết dùng nó để mua những giá trị đời đời. Kẻ nghèo
không bao giờ coi thường vật chất, cũng không tôn sùng nó như vị chúa tể của
lòng mình. Họ biết đặt nó đúng vị trí. Do vậy, trong thực tế, có thể người giàu
có trước mặt thế gian lại là người nghèo khó trước mặt Thiên Chúa. Và ngược
lại. Đến đây, chúng ta có thể trở về với vấn nạn: Ta phải làm gì để đạt hạnh
phúc đời đời?
3. Chia sẻ
Muốn đạt hạnh phúc đời đời ta phải trở nên nghèo
khó. Nghĩa là ta không dính bén của cải trần gian này. Ta có lắm của nhiều tiền
là một việc tốt. Ta biết dùng nó để tạo cuộc sống ấm no cho bản thân gia đình
và xã hội, một điều kiện cần thiết dể thực thi lòng mến Chúa yêu người. Ngoài
ra, ta cũng biết chia sẻ với người anh em đang thiếu thốn như là một trách
nhiệm phải làm chứ không như là một việc thi ân giáng phúc. Dĩ nhiên sự chia sẻ
đó phải phát xuất từ thiện tâm của ta là giúp người anh em tiến gần Chúa hơn
(hiểu theo nghĩa rộng là Chân Thiện Mỹ).
NGUYỆN:
Lạy Chúa, là Khôi Bình viên, hơn ai hết con phải
biết chia LỜI và sẻ BÁNH cho anh em con. Xin Chúa cho con có đủ quảng đại để
biết chia mà không tính toán hơn thiệt. Xin cho con không những chỉ chia những
cái dư thừa, nhưng ngay cả cái con đang cần, để con ngày nên giống Chúa Giêsu
trần trụi trên thập giá hơn. Amen.
Anrê Nguyễn Hữu Nghĩa