Chúa Nhật thứ 27
Thường Niên
(7-10-2001)
Lễ Đức Mẹ Mân Côi
Đọc Lời Chúa
·
Cv 1, 12-14: (14) Tất cả các ông (=tông đồ) đều đồng tâm nhất
trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu
Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su.
·
Gl 4, 4-7: (4) Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên
Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, (5) để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu
chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử.
·
TIN MỪNG: Lc 1, 26-38
Truyền
tin cho Đức Ma-ri-a
(26) Bà Ê-li-sa-bét có thai được
sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê,
gọi là Na-da-rét, (27) gặp
một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua
Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
(28) Sứ thần vào nhà trinh nữ và
nói: Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà. (29) Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào
như vậy có ý nghĩa gì. (30) Sứ
thần liền nói: Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. (31) Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai,
và đặt tên là Giê-su. (32)
Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa
sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. (33) Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều
đại của Người sẽ vô cùng vô tận.
(34) Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần:
Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! (35) Sứ thần đáp: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên
bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh
ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. (36) Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang
cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có
thai được sáu tháng. (37) Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.
(38) Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: Vâng,
tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
Câu hỏi gợi ý:
1. Đức Ma-ri-a
có mong muốn mình trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế không? Ngài muốn trở nên người
thế nào? Hãy xét tính chất vì Chúa, vì
tha nhân, chứ không phải vì mình trong sự lựa chọn của Đức Ma-ri-a.
2. Hãy tự xét
xem thái độ và cách suy nghĩ của mình giống như những phụ nữ Do Thái (muốn được
làm mẹ Đấng Cứu Thế) hay giống như Đức Ma-ri-a (chỉ muốn làm tôi tớ Thiên Chúa,
saün sàng thực hiện những gì Ngài muốn)?
Suy niệm
1. Con
người và lập trường phụng sự Thiên Chúa của Ma-ri-a
Thời
của Ma-ri-a, người ta tin tưởng và mong chờ Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra là người Do
Thái và sẽ trở nên một vị vua oai hùng, Ngài sẽ giải phóng cho dân Do Thái và
sẽ trị vì cả thế giới. Vì thế, qua bao thế hệ, có biết bao phụ nữ mơ ước mình
được diễm phúc làm mẹ Đấng Cứu Thế. Ôi, còn diễm phúc nào sánh bằng! Rất nhiều
phụ nữ lấy chồng với niềm hy vọng được làm mẹ của một vị vua cao sang, để được
hơn người, được hưởng vinh hoa phú quí cả đời.
Nhưng
Maria lại là một thôn nữ bình dị, không mơ ước gì cao xa, không mộng tưởng trở
nên bà này bà kia. Điều quan trọng đối với cô chính là làm sao sống đẹp lòng
Thiên Chúa. Vì thế, cô muốn hiến trọn cuộc đời để phụng sự Ngài, trở nên nữ tỳ
của Ngài. Chính vì thế, khi nghe sứ thần cho biết Thiên Chúa đã chọn cô làm mẹ
của Đấng Cứu Thế, Đấng được Thiên Chúa
ban ngai vàng của vua Đa-vít cho, cô đã không tỏ ra quá mừng rỡ như thể
điều đó phù hợp với mong ước của mình bấy lâu nay. Trái lại, cô đã nghĩ ngay
đến lựa chọn căn bản của mình là sống đồng trinh để tận hiến cuộc đời cho Thiên
Chúa. Phản ứng tự phát của cô chứng tỏ điều ấy: cô thưa ngay với sứ thần: Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không
biết đến việc vợ chồng!. Việc cô đính hôn với Giu-se chỉ là để che mắt
người thế gian vốn quan niệm hẹp hòi rằng những phụ nữ không có chồng hoặc con
con cái là vô phúc. Tuy nhiên, khi biết đó là thánh ý của Thiên Chúa, cô đã dẹp
ngay ý riêng của mình để tuân hành: Vâng,
tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.
2. Tại
sao Đức Ma-ri-a được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế?
Điều
đáng chúng ta suy nghĩ là Thiên Chúa không chọn làm Mẹ đấng Cứu Thế bất kỳ ai
trong số những người mong muốn điều ấy, mà lại chọn người không hề nghĩ đến
điều ấy. Những người mong ước được làm mẹ Ngài, nghĩ cho cùng, chỉ là muốn làm
lớn cái tôi của mình. Điều quan
trọng đối với họ chính là bản thân họ, chứ không phải là Đấng Cứu Thế. Đấng Cứu
Thế chỉ là phương tiện để làm cái tôi
của họ lớn lên. Còn Ma-ri-a, điều quan trọng đối với cô là Thiên Chúa, là thánh
ý của Ngài, chứ không phải là bản thân cô. Đối với cô, Thiên Chúa là tất cả,
còn mình chỉ là số không: tất cả mọi tư tưởng, hành vi của cô đều qui hướng về
Ngài.
Chính
vì sự khiêm nhường, chỉ mong muốn làm tôi tớ Thiên Chúa, saün sàng làm tất cả
những gì Ngài muốn, mà cô là người xứng đáng nhất để Ngài chọn làm Mẹ cho Con
của Ngài, cũng là Đấng Cứu Thế.
3. Suy
tư về khiêm nhường và quên mình
Thiên
Chúa là Đấng quyền năng, toàn hảo, Ngài có thể làm được tất cả những gì Ngài
muốn. Vì thế, khi cần chọn người cộng tác với Ngài, điều quan trọng đối với
Ngài không phải là tài năng, đức độ, hay những giá trị mà loài người vẫn đề cao.
Trước mặt Ngài, tất cả những nhân đức, tài năng, những việc phúc đức, những
điều mà chúng ta thường lấy đó làm hãnh diện, đều chỉ là những con số 0. Hàng
chục hay hàng trăm con số 0 đi với nhau vẫn chỉ bằng 0, vô giá trị. Trước mặt
Ngài, chỉ có tình yêu, lòng khiêm nhượng, tinh thần tự hủy mới có giá
trị và làm cho những ưu điểm hay việc tốt lành khác trở nên có giá trị. Chúng
giống như con số 1 được đặt đằng trước dãy số 0 kia và làm cho những số 0 vô
giá trị ấy trở nên đầy giá trị: mỗi số 0 ở đàng sau số 1 đều làm tăng lên gấp
10 giá trị của cả con số đứng trước nó.
Thử
xét mà xem, trong tất cả các thụ tạo Thiên Chúa dựng nên, có ai thánh thiện,
nhân đức, tốt lành, tài năng, đáng yêu đáng mến cho bằng Tổng Quản Thiên thần
Lucifer? Ông là thiên thần sáng láng nhất, tốt đẹp nhất trong hàng ngũ thiên
thần. Nhưng ông lại thiếu một điều rất căn bản và nền tảng, đó là tình
yêu, lòng khiêm nhượng, tinh thần tự hủy. Ông đã coi cái tôi của ông quá lớn, lớn hơn cả Thiên Chúa, coi ý riêng của
ông hơn cả ý Thiên Chúa. Chính vì thế, tất cả những ưu việt ông có đều thành vô
giá trị, chẳng đem lại một lợi ích nào cho ông.
Nếu
tình yêu, lòng khiêm nhượng, tinh thần tự hủy là con số 1, thì tính ích kỷ, kiêu ngạo, tự coi mình quan trọng hơn người là con số -1 (trừ
một), có khả năng biến tất cả những số 0 sau nó thành số âm, nghĩa là biến
những ưu điểm mình có trở thành sự ác, thành tai họa cho mình và cho người.
3. Hãy
tự xét chính mình: mình thuộc hạng người nào?
Nếu
trong thế giới các con số có số âm và số dương, thì trong thế giới con người,
có con cái thế gian và con cái sự sáng, có những con người lắm tình thương
nhưng cũng có những con người đầy ích kỷ. Trong Kinh Thánh, có rất nhiều câu
nói lên sự phân loại này (xem Mt 5,45; 13,38; Lc 20,34; Ga 12,36; Rm 8,14; Ep
5,8; 5,11; 1Ga 3,10). Cả hai đều có thể có những đức tính và tài năng ưu việt.
Nhưng họ khác nhau ở chỗ:
-
một đằng có tình yêu, lòng khiêm
nhượng, tinh thần tự hủy, nên tất cả những gì họ có, dù là tinh thần hay vật
chất, đều nhằm phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, không nhằm phục vụ cái tôi và lợi ích riêng của họ.
-
đằng kia thì ích kỷ, kiêu ngạo, tự
coi mình quan trọng hơn tất cả, nên tất cả những gì họ có họ làm, dù là tinh
thần hay vật chất, dù là tốt hay xấu, đều nhằm mục đích cuối cùng là phục vụ cái tôi và lợi ích riêng của họ.
Phân
biệt được ai là hạng người nào không phải là chuyện đơn giản. Vả lại, đó không
phải là việc của chúng ta, mà là việc chỉ dành cho Thiên Chúa. Đức Giê-su đã
yêu cầu chúng ta Anh em đừng xét đoán,
để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán (Mt 7,1), nhất là đừng xét đoán theo bề ngoài (Ga 7,24) hoặc xét đoán theo kiểu người phàm (Ga
8,15). Chúng ta rất dễ lầm, vì rất nhiều người có vẻ thuộc loại này, nhưng thật
sự lại là loại kia.
Biết
bao người bề ngoài rất tốt, có nhiều đức tính ưu việt hơn người, nhưng bề trong
không phải như vậy. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su đưa ra một điển hình cho hạng
người này là các ngôn sứ giả: Anh em
hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên
trong, họ là sói dữ tham mồi (Mt 7,15). Qua câu ấy, Ngài cho biết có
những người bề ngoài rất tốt
lành, thánh thiện, nhưng bề trong lại ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi mình, và
saün sàng hy sinh quyền lợi của Thiên Chúa và tha nhân cho quyền lợi của mình.
Sự phân biệt chỉ có thể căn cứ vào bên trong, trong tư tưởng và ý hướng thầm
kín của họ, mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể biết rõ. Về kỹ thuật và nghệ
thuật làm ra vẻ tốt lành, ra vẻ
khiêm nhường, yêu thương, thì con cái
đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng (Lc 16,8). Để che dấu cái xấu bên
trong, người ta phải làm ra vẻ tốt bên ngoài.
Trong
cuộc đời, chúng ta thấy nhan nhản những người xem ra rất sùng đạo, siêng năng
các việc đạo, nhưng tâm hồn lại rất ích kỷ, chỉ biết nghĩ tới mình, quyền lợi
mình. Hoặc nhiều người có vẻ thánh thiện như thiên thần, nhưng trong lòng lại
kiêu ngạo không kém gì ma quỉ. Họ có thể làm rất nhiều việc lành phúc đức, hay
làm ân làm phúc, nhưng không phải vì yêu thương mà vì muốn mọi người khen
thưởng. Trái lại, có những người xem ra khô khan nguội lạnh, ít khoe mẽ, nhưng
khi đụng chuyện mới biết họ là người tốt, saün sàng hy sinh cho người khác,
không nghĩ tới bản thân hay quyền lợi riêng.
Cần
biết về hai hạng người này để mỗi người tự xét lấy mình, xem mình đang thuộc
loại người nào: ích kỷ hay yêu thương, kiêu căng hay khiêm nhường, coi bản thân
hay coi Thiên Chúa và tha nhân là quan trọng. Nếu không hiểu cho tường tận điều
này, nhiều khi ta lầm tưởng về chính mình. Ta tự đánh giá mình quá cao vì những
đức tính ta có được, vì những việc tốt lành ta đã làm mà ai cũng biết. Nhưng
chính thái độ tự đánh giá mình quá cao, tự mãn và coi thường kẻ khác đã khiến
những tài năng, nhân đức ta có được trở thành những con số không vô giá trị
trước mặt Thiên Chúa. Giống như con số 1.000 hay 1.000.000 mà mất đi số 1 đằng trước.
Vì thế, chúng ta cần phải học hỏi nơi Mẹ Ma-ri-a sự khiêm tốn: đừng ham trèo
cao, đừng tự đưa mình lên. Chính thái độ quên mình, khiêm nhường trước Thiên
Chúa và tha nhân mới làm ta trở nên cao cả.
Cầu nguyện
Lạy
Cha, xin cho con bắt chước Mẹ Ma-ri-a, không ham trèo cao hay ham được trở nên
quan trọng hơn người, mà chỉ luôn mong muốn danh Cha cả sáng, mọi người chung
quanh được hạnh phúc, đồng thời saün sàng xả thân làm điều ấy. Chỉ như thế, con
mới thật sự có giá trị trước mặt Cha. Xin cho con biết qui hướng về Cha, lấy
Cha làm mục đích, làm trung tâm chứ không phải lấy bản thân con. Xin cho con
biết yêu thương để sống tinh thần tự hủy và khiêm nhượng. Nhờ đó con luôn làm
đẹp lòng Cha.
Joan
Nguyễn Chính Kết