CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN
KÍNH ĐỨC MẸï MÂN CÔI
NGHE:
* Bài đọc 1:
Cv 1,12-14
Tất cả các ông đều đồng
tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria
thân mẫu Đức Giêsu và với anh em của Đức Giêsu.
* Bài đọc 2:
Gl 4,4-7
Nhưng khi thời gian tới
hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và
sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được
ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí
của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu: "Ápba, Cha ơi!" Vậy
anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con, thì cũng là
người thừa kế, nhờ Thiên Chúa.
* Bài Tin
Mừng: Lc 1,26-38: Truyền tin cho Đức Maria
Bà Eâlisabét có thai
được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê,
gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc
nhà Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria.
Sứ thần vào nhà trinh nữ
và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà."
Nghe lời ấy, bà rất bối rối và tự hỏi lời chào như vậy có ý nghĩa gì.
Sứ thần liền nói:
"Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ
thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ
được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng
vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại
của Người sẽ vô cùng vô tận."
Bà Maria thưa với sứ
thần: "Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ
chồng!"
Sứ thần đáp: "Thánh
Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên
bà, vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ là thánh,
sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Elisabét, người họ hàng với bà, tuy già
rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm
hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là
không thể làm được." Bấy giờ bà Maria nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ
của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ
biệt ra đi.
NGẪM:
* Câu hỏi gợi ý:
1. Câu chuyện Truyền Tin có phải là cuộc đối thoại
kỳ diệu không?
2. Lịch sử cứu độ là lịch sử đối thoại giữa Thiên
Chúa và loài người.
3. Con đường đối thoại là con đường hoàn hảo và hợp
ý Chúa nhất.
4. Chúng ta thực hiện đối thoại với ai và như thế
nào?
* Suy tư gợi ý:
1. Câu chuyện
Truyền Tin là cuộc đối thoại kỳ diệu:
Câu chuyện Truyền Tin là một cuộc trao đổi kỳ diệu
giữa sứ thần của Thiên Chúa tức giữa Thiên Chúa và Đức Maria. Ta có thể gọi đó
là một cuộc đối thoại mẫu mực trong lãnh vực tâm linh, trong chương trình cứu
độ. Thiên sứ đến trao sứ điệp của Thiên Chúa cho một thiếu nữ tên Maria. Thiên
sứ chào mừng một cách rất đặc biệt khiến Maria ngạc nhiên và bối rối. Maria nói
lên thắc mắc của mình với vị khách lạ. Thiên sứ giải đáp thắc mắc và đưa ra một
kiến nghị bất ngờ. Maria lại nêu một thắc mắc nữa vì thấy kế hoạch mà thiên sứ
đưa ra không ăn khớp với kế hoạch của mình. Thiên sứ lại giải thích một lần nữa
và chờ đợi sự tán đồng của Maria. Maria khiêm tốn đón nhận ý muốn của Thiên
Chúa để Con Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng mình: Một cuộc đối
thoại kỳ diệu và tuyệt vời mà kết quả là Kế hoạch Cứu độ của Thiên Chúa được
thực hiện nơi Đức Giêsu, Ngôi Lời thành xác phàm, thành con một người phụ nữ.
2.Lịch sử cứu
độ là lịch sử đối thoại giữa Thiên Chúa và loài người.
Thật ra lịch sử cứu độ là lịch sử của đối thoại.
Chúng ta chỉ cần nhớ lại những biến cố trong Vườn Địa Đàng trước và sau khi
nguyên tổ loài người phạm tội. Hoặc chúng ta nhớ lại từng câu chuyện của
Abraham, của Môsê, của các ngôn sứ, các vua thời Cựu Ước..Thiên Chúa không bao
giờ áp đặt ý muốn của Ngài, dù ý muốn của Ngài luôn luôn là ý muốn tốt lành,
thánh thiện, đem hạnh phúc đến cho con người. Trái lại Ngài luôn tôn trọng sự
tự do và quyết định chọn lựa của con người.
Sau này trong cuộc sống công khai rao giảng Nước
Chúa Đức Giêsu cũng có những cuộc đối thoại rất độc đáo mà các Phúc Aâm đã ghi
lại, chẳng hạn cuộc trao đổi của Đức Giêsu với ông Nicôđêmô, với chị phụ nữ
Samari, với chị em Matta & Maria. Ngoài ra chúng ta thấy Ngài luôn kính
trọng đồ đệ và dân chúng khi Ngài mời gọi họ bước theo Ngài: "Nếu ai muốn
theo tôi, thì...". Muốn hay không muốn là quyền của từng người trước lời
mời gọi chí ái chí tình của Đức Giêsu. Ngài không áp đặt, không ép buộc, không
khống chế ai bao giờ. Con đường Ngài chọn là con đường Thiên Chúa đã chọn: con
đường đối thoại, trao đổi, bàn bạc với từng người cũng như cả cộng đoàn là dân
riêng Ítraen.
3. Con đường
đối thoại là con đường hoàn hảo và hợp ý Chúa nhất.
Chúng ta có thể nói: "con đường đối thoại là
con đường hoàn hảo và đẹp lòng Chúa nhất". Hoàn hảo nhất vì trong cuộc đối
thoại hai người coi nhau như bình đẳng, như ngang hàng, hai người đều có gía
trị, đều đáng được tôn trọng, yêu mến. Không ai áp đặt ai; không ai dạy khôn
ai; Cả hai cùng tìm Chân Thiện Mỹ là điều tốt đẹp nhất cho cả hai. Đẹp lòng
Chúa nhất vì chính Chúa đã chọn con đường này để giao tiếp với loài người. Vì
thế mà các Giáo hội châu Á, từ 30 năm nay và nhất là từ đầu thiên niên kỷ thứ
ba này đã chọn con đường đối thoại khi thực hiện sứ mạng Truyền giáo của mình.
Trong cuụ thể là các Giáo hội Á châu tìm cách đối thoại với các truyền thống
tôn giáo, các nền văn hóa và dân chúng Á châu, nhất là người nghèo chiếm đại đa
số ở châu Á này (xem Tông huấn Giáo hội tại châu Á chương 5).
4. Chúng ta
thực hiện đối thoại với ai và như thế nào?
4.1 Trước hết là chúng ta đối thoại
với Thiên Chúa, vì Ngài luôn ngỏ lời với chúng ta. Ngài ngỏ Lời trong Đức Giêsu
Kitô, trong Hội Thánh, trong các Bí tích, trong cộng đoàn, trong cõi thâm sâu
của lòng ta và nhất là nơi người nghèo. Đối thoại với Thiên Chúa để chúng ta
nghe tiếng Ngài, biết ý muốn của Ngài và để chúng ta đáp lại lời mời gọi của
Ngài.
Kế đến là chúng ta đối thoại với những người gần
gũi với chúng ta trong gia đình và trong giáo xứ, giáo phận, trong đó có các vị
lãnh đạo và anh chị em giáo dân khác để thể hiện và xây dựng tình hiệp thông
niềm Tin. Đặc biệt là chúng ta đối thoại với các thành viên Gia đình Khôi bình
là những người mà chúng ta coi như anh chị em trong cùng một gia đình để giúp
nhau hiểu và sống linh đạo đến nơi đến chốn.
Sau cùng chúng ta tìm cách đối thoại với các tín đồ
Đạo Oâng Bà, Phật giáo, Hòa hảo, Cao đài, Hồi giáo, với cán bộ cộng sản mà
chúng ta có dịp gặp gỡ. Họ là những người có niềm tin hoặc ý thức hệ khác chúng
ta; nhưng là đồng bào ruột thịt của chúng ta. Nhất là chúng ta tìm cách đối
thoại với người nghèo sống chung quanh chúng ta. Đối thoại để chúng ta hiểu họ
và họ hiểu chúng ta, để chúng ta khám phá ra những nét hay đẹp, độc đáo nơi họ
và để chúng ta chia sẻ những nét hay đẹp của chúng ta cho họ.
4.2 Chúng ta đối thoại bằng cách
lắng nghe, tiếp nhận, cân nhắc, suy nghĩ và trân trọng ý kiến của người đối
thoại nhất là khi người đối thoại với chúng ta lại là chính Thiên Chúa. Chúng
ta đối thoại bằng cách khiêm tốn, ôn hòa và cởi mở, giãi bày tâm tư, nguyện
vọng, hiểu biết, suy nghĩ của mình. Đối thoại với tinh thần ấy sẽ đem lại bình
an, hạnh phúc, yêu thương, kính trọng cho chúng ta và người khác. Xã hội này
còn nghi kî, thành kiến, thế giới này còn chiến tranh bao lâu loài người chưa
thực thi đối thoại trong các mối tương quan xã hội, quốc gia cũng như quốc tế!
NGUYỆN:
"Lạy Thiên Chúa là Đấng đã và còn đang ngỏ lời
với loài người, với riêng con. Xin Chúa mở tai, mở lòng, mở trí, mở tay, mở
miệng... con, để con nghe được tiếng Chúa nói với con và biết nói lời của riêng
con với Chúa! Xin Chúa giúp con biết đối thoại với những người sống bên cạnh
con hoặc có liên hệ mật thiết với con. Để chúng con biết đâu là Ý Chúa mà thực
thi, đâu là hạnh phúc thật của chúng con mà cùng nhau cầu xin và tìm kiếm.
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội