SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVIII - 2001
Những
bài Thánh Kinh hôm nay ít nhiều đều đề cập tới một tâm tình tự nhiên của con
người : lòng biết ơn. Tướng Naaman sau khi được khỏi bệnh đã quay trở lại gặp
người của Thiên Chúa với một lễ vật tạ ơn. Người phong hủi Samaria thấy mình
được khỏi bệnh liền quay trở lại tạ ơn Đức Giêsu. Những câu chuyện như thế
không có gì đáng nói, vì là lẽ thường tình trong xã hội. Nhưng ở đây tâm tình
biết ơn có một điểm nổi bật khiến cho Đức Giêsu phải ngạc nhiên và trân trọng :
sự biết ơn phát xuất từ lòng tin và là lời diễn tả lòng tin.
Trong
một chỗ khác trong Tin Mừng, Đức Giêsu đã nói về Naaman "Cũng thế, trong
thời tiên tri Eâlisêô có nhiều người bị phong cùi trong Israel, nhưng không ai
trong họ được chữa lành, chỉ có Naaman, người dân ngoại.", để ca ngợi lòng
tin của viên sỹ quan A-ram này. Cũng như ở đây, Đức Giêsu không khỏi đau đớn
khi lên tiếng hỏi "Không phải cả mười người đều được khỏi bệnh sao? Thế
thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ
có người ngoại quốc này?" Và Người dã đưa ra kết luận "Đứng dậy và
đi! Lòng tin của con đã cứu con". Rõ ràng, lòng biết ơn là điều thường
tình, nhưng biết ơn bởi lòng tin thì là một điều thật họa hiếm. Sự biết ơn
trong cuộc sống xã hội thường chỉ phát xuất từ quyền lợi bản thân: muốn người
làm ơn có một cái nhìn thiện cảm và vui lòng. Ngay cả trong tôn giáo, thường
cũng chỉ gặp được những lời tạ ơn như thế.
Tiên
tri Eâlisêô, và cả Đức Giêsu nữa khi bắt người bệnh của mình phải đi tắm ở sông
Giođan hay đi trình diện với các tư tề là để họ phải đặt mình trước ngưỡng cửa
đức tin. Naaman, và người phong hủi thời Đức Giêsu qủa thực đã phải đấu tranh
với bản thân mình để có sự vâng phục trong đức tin. Đức tin không cắt đứt người
tin khỏi những tương quan trong cuộc sống, nhưng giúp con người biết nhìn mỗi
tương quan ấy trong cái nhìn của Thiên Chúa. Naaman muốn dâng lễ vật cho
Eâlisêô, điều đó sẽ làm cho đức tin vừa chớm nở nơi Naaman bị tổn thương, nên
người của Thiên Chúa đã trả lời "Trước mặt Đức Chúa hằng sống là Đấng tôi
phục vụ, tôi thề sẽ không nhận gì cả". Naaman đã hiểu để tạ ơn ông phải
làm cho chính trọn vẹn đời sống trở thành Lễ Tế cho Thiên Chúa. Người phong hủi
Samaria cũng nhận được một lệnh truyền tương tự "Đứng dậy về đi! Lòng tin
của anh đã cứu anh." Lời tạ ơn phải là cả hành trình đời sống thường ngày
trong lòng tin.
Chúng
ta sẽ không hiểu đúng tâm tình tạ ơn theo đức tin, nếu không cùng thánh Phaolô
chiêm ngưỡng Lễ Tạ Ơn của chính Đức Giêsu. Bằng một gợi nhớ thật vắn gọn, nhưng
thánh Phaolô đã cho thấy Lời Tạ Ơn của Đức Giêsu xuất phát từ đâu, và đi về đâu
"Con hãy nhớ đến Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chỗi dậy từ cõi chết, Đấng xuất
thân từ dòng dõi Đavít." Lời Tạ Ơn đi từ nhập thể, ngang qua sự chết và
sống lại vinh hiển. Đó là sự VÂNG PHỤC ĐỨC TIN toàn hảo của Đức Giêsu đối với
LÒNG TRUNG TÍN tuyệt đối của THIÊN CHÚA trong GIAO ƯỚC của Ngài "Người vẫn
một lòng trung tín, vì Người không thể nào chối bỏ lời hứa của mình." Lời
tạ ơn như thế, đòi hỏi người tin "cùng chết với Người" "cùng
kiên tâm chịu đựng với Người". Lễ Tạ Ơn bắt nguồn và hình thành trong
chính cuộc sống.
Người
Kitô hữu chúng ta ngày nay thường muốn đóng khung lễ tạ ơn của mình trong nhà
thờ, nơi đền đài. ở đó họ đôi khi cũng rất quảng đại, nhưng cuộc sống của họ
lại là nơi của những thần tượng khác. Thật đau lòng thay.
Cuộc
sống hôm nay thật qúa nhiều khó khăn : nhiều gia đình phải bươn trải từng ngày
cũng không đủ sống. Lại thêm bị ám ảnh chiến tranh, người ta bắt đầu có khuynh
hướng thu gom và tích trữ, và dường như cố quên đi những mảnh đời đau khổ. Lời
Tạ Ơn không còn là "cùng cam chịu chết, cùng cam chịu đựng". Đức
Giêsu "hôm qua,hôm nay và mãi mãi" vẫn là "đồng hình đồng
dạng" với những con người lam lũ đễ làm thốt lên trong lòng họ NIỀM TIN
vào lòng Thương Xót của Thiên Chúa, và biến cuộc đời những con người cùng khổ
thành Lời Tạ Ơn và Chúc Tụng, bằng sự hiến thân đến cùng cho họ. Lễ tạ ơn của
chúng ta phải là "lễ tạ ơn" của những con người đang bị khủng bố, bị
bom đạn dày xéo, bị lũ lụt cuốn trôi. Chính trong thời điểm khó khăn của chính
mình, sự hiến tặng tình thương của mỗi người mới là của lễ mà Thiên Chúa chờ
đợi.
Từ
quan điểm ấy, một lần nữa tôi tha thiết mời gọi sự giúp đỡ đặc biệt cho anh em
bị lũ lụt của chúng ta. Sự khó khăn của chúng ta không thể là lý do để chúng ta
khép lại Tình Thương Trung Tín của Thiên Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu
Duyên