CHÚA NHẬT IV, NĂM C
ĐỨC GIÊSU BỊ CHỐI TỪ TẠI QUÊ HƯƠNG MÌNH
Lm Phêrô Trần Đình. Đalạt
Một cách thâm
thuý, bài tin mừng của Thánh Luca hôm nay muốn trình bày Đức Giêsu, Vị sứ giả
tin mừng của Chúa Cha, dưới mầu nhiệm
khổ nạn và phục sinh. Chúng ta sẽ học được nhiều điều khi nhìn vào thái độ
của Người.
1. Đức Giêsu không được đón nhận tại quê hương
Tin mừng đã
không che dấu một sự thật đớn đau là Đức Giêsu không được đón nhận tại quê hương
mình.
Khi ấy, Đức
Giêsu đã trở nên nổi tiếng. Những phép lạ Người làm tại Capharnaum đã đến tai đồng
hương. Chắc hẳn, khi về đây, họ chờ đợi ở Người rất nhiều.
Rồi Người đã
rao giảng khiến mọi người đều “thán phục”. Tuy nhiên, họ mang trong mình những
tình cảm ngổn ngang.
a/ Một đàng,
xem ra có vẻ ghen tương : “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao ?”.
Nghĩa là người ta đã biết rõ gốc gác của Đức Giêsu.
Người từng
làm nghề thợ mộc, thế rồi sau một thời gian xa vắng, đã trở về nơi đây và ăn
nói kiểu cách “khác thường” khiến họ không muốn đón nhận. Chính cái gốc
gác tầm thường, dân dã của Đức Giêsu khiến người ta không muốn tin, cho
dầu có thán phục chăng nữa. Luca như muốn nói với chúng ta rằng chính thái độ
ấy đã cản trở việc tiếp nhận Chúa và mọi cơ hội Người đến viếng thăm ta.
b/ Dân thành
Nadarét còn mang một thái độ trục lợi nữa : “Thầy lang ơi, hãy
chữa lấy chính mình. Tất cả những gì chúng ta nghe nói ông đã làm tại
Capharnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào”.
Đức Giêsu
buồn phiền trước thái độ của họ. Người ngao ngán nói : “Tôi bảo thật các ông,
không một tiên tri nào được chấp nhận tại quê hương mình”.
Đức Giêsu,
trong nháy mắt, đã nhìn lại cả một lịch sử dân Chúa để thấy rằng thân phận của
Người âu cũng là thân phận chung của các tiên tri,, - những người rao giảng lời
Chúa - như Êlia và Êlisa. Họ là những tiên tri vĩ đại, đã làm được những việc
phi thường như cho người chết sống lại, cho dầu và bột không hề vơi, nhưng cũng
đã thất bại ê chề tại quê hương mình.
Bài học thứ
nhất mà Luca muốn chúng ta suy nghĩ chính là việc đón nhận Chúa và lời Chúa.
Bao giờ còn mang những tư tưởng ghen tương hay trục lợi như người Do thái ngày
xưa thì ta không thể đón nhận Chúa, lắng nghe lời Chúa và mọi cơ hội Chúa đến
viếng thăm ta sẽ bị vuột mất.
c/ Chưa hết,
“mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy lôi Người ra khỏi thành,
kéo Người lên tận đỉnh núi để xô Người xuống vực”. Thật là một
hành động dữ dừng, một phản ứng dữ dội đối với Đức Giêsu.
Ở đây, Luca
ngầm cho thấy mầu nhiệm thánh giá của Đức Giêsu mà người rao giảng tin mừng
phải chấp nhận nếu muốn lời rao giảng của mình sinh nhiều hoa trái.
2. Thái độ của Đức Giêsu
“Người
băng qua giữa họ mà đi”.
Câu nói này
bao hàm nhiều ý nghĩa :
a/ Đức Giêsu tiếp
tục con đường của mình và con đường ấy chỉ kết thúc tại Giêrusalem (chú
thích của CGKPV). Người không vì khó khăn mà nản lòng bỏ cuộc.
b/ Sự tự do
tuyệt đối của Đức Giêsu. Khi băng qua giữa họ mà đi, Đức Giêsu cho thấy
Người không hề bị ràng buộc vào một nơi chốn, một biến cố hay bất cứ sự gì. Chúng ta cần học tinh thần của Đức
Giêsu trước khi học hỏi nội dung sứ điệp của Người. Làm sao chúng ta có thể
công bố sứ điệp giải thoát nếu trước tiên chính mình chưa được giải thoát ?.
c/ Sau cùng,
câu nói ấy ngầm nhắc đến việc phục sinh của Người. Mặc dù, bị người
ta định xô xuống cho chết, nhưng Người, một cách linh diệu, đã thoát khỏi để
sống lại vinh quang, tiếp tục công việc cứu thế.
Kết luận
Thế là chỉ
bằng vài nét chấm phá, Luca đã thật tài tình khi liên kết việc rao giảng của
Đức Giêsu với mầu nhiệm khổ nạn và vượt
qua.
Trong “năm
thánh truyền giáo” này, “năm lên đường của cả Hội Thánh VN” (TMV, s. 13), chúng
ta hãy nhìn vào Đức Giêsu và học với Người về thái độ phải có đối với công cuộc
truyền giáo. Công cuộc rao giảng tin mừng phải được liên kết với mầu nhiệm thánh giá. Đó có thể là những hi
sinh vất vả, bị hiểu lầm và có khi không được đón nhận nữa. Nhớ lời của Đức
Giêsu : “Hạt lúa có chết đi mới sinh nhiều bông hạt”.