CHÚA NHẬT IV MÙA
VỌNG, năm A
Mt 1, 18-24
EM-MA-NU-EN, THIÊN-CHÚA-Ở-CÙNG-CHÚNG-TA
Chúa
nhật IV mùa vọng như có một cái gì đó thật xôn xao, lắng đọng, một điều gì đó
như thúc giục con người, thôi thúc con người tìm về cội nguồn của mình, tìm về
Đấng tạo hóa, Đấng đã đến cư ngụ giữa trần gian…Và như thế, cái nguồn cội càng
rõ nét khi vai trò của Đức trinh nữ Maria hôm nay thật nổi bật. Thánh Matthêu
trong đoạn Tin Mừng 1, 18-24 thuật lại một câu chuyện thật hấp dẫn, thật lôi
cuốn: “ Đấng Thiên sai xuống thế, nhận kiếp phàm nhân với một thân phận nhỏ bé,
khó nghèo…diễn ra trong một lịch sử lâu dài
của hồng ân cứu độ.
BỐI CẢNH CỦA LỊCH SỬ CỨU ĐỘ CHÚA CỨU THẾ SINH RA:
Đọc lại
Tin Mừng nhất lãm và Tin Mừng của thánh Gioan, chúng ta không khỏi ngạc nhiên
và khâm phục những điều kỳ diệu Thiên Chúa đã làm cho nhân loại, đã làm cho thế
giới, con người. Riêng thánh sử Luca đã kể lại câu chuyện về Đức trinh nữ Maria
và thánh Giuse một cách thật ly kỳ, nhưng cũng rất thực tế đời thường. Tin Mừng
Lc 1, 26-38 thuật lại rằng:” Maria, đã thành hôn với một người tên là Giuse,
thuộc nhà Đavít”( Lc 1, 27 ). Cái trớ trêu vẫn là Maria và Giuse chưa về chung
sống với nhau, nhưng Maria đã thụ thai, bởi phép Chúa Thánh Thần”( Lc 1, 35 ).
Điều này cho thấy nỗi lòng của Maria như thế nào khi chưa ở với chồng mà đã
mang thai…. Và sự việc này đã làm cho Giuse càng khó giải quyết hơn nữa khi
phát hiện vợ mình đã có thai trước khi về chung sống với nhau. Đây là nỗi trăn
trở lớn lao và mệt mỏi của Giuse, nói cách nôm na hơn Giuse đã tủi nhục khi
chưa hiểu được ý Thiên Chúa. Chúa Giêsu chấp nhận một hoàn cảnh thật đời thường
như thế. Tuy nhiên, Maria và Giuse là những người hoàn toàn công chính, hoàn
toàn trinh trong trước mặt Giavê Thiên Chúa. Nên lời xin vâng của Maria” Vâng
tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”( Lc 1,
38 ) và Giuse vì là người công chính, hiểu được ý Thiên Chúa, Giuse đã lãnh
nhận Maria về nhà mình. Do đó, Maria và Giuse những con người bé nhỏ của Thiên
Chúa lại có một chỗ đứng hết sức quan trọng trong lịch sử cứu độ nhân loại. Nhờ
lời xin vâng của Maria và sự đơn sơ, thánh thiện của Giuse chấp nhận đem Maria
về nhà mình để chăm sóc, giúp đỡ, đã làm cho lịch sử nhân loại hoàn toàn thay
đổi, hoàn toàn được đổi mới.
CỘI NGUỒN CỦA CHÚA GIÊSU:
Thánh sử
Matthêu đã tài tình kể lại gia phả của Chúa Giêsu. Dầu rằng ChúaGiêsu là
Em-ma-nu-en nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng, nhưng Người cũng phải biết đâu là nguồn
cội: tổ tiên, ông bà, cha me, anh chị em, chú bác, dòng họ, gia phả, dân tộc,
quê hương của mình. Thánh Matthêu đã ghi lại một cách tường tận, kỹ càng về
thời còn thơ của chúa Giêsu: Cha mẹ đưa Chúa Giêsu trốn khỏi Bêlem qua Ai Cập
để tránh bàn tay của bạo chúa Hêrôđê, rồi Người lại được Giuse và Maria đưa từ
Ai Cập trở về Galilêa để suốt 30 năm ở tại làng quê Nagiarét. Chúa Giêsu lúc
nào cũng được sống trong sự che chở, bao bọc của cha mẹ Người. Quả thực, Chúa
Giêsu đã chấp nhận kiếp làm người để sống
với con người, cho con người và vì con người chỉ trừ tội lỗi. Người đã
chấp nhận được sinh ra thế giới này cách rất bình thường, cách rất đời thường để thông cảm kiếp làm người
với mọi người. Người đã có một người cha và một người mẹ như mọi người bình
thường.
VÀ CHÚNG TA HÃY NOI GƯƠNG MẸ MARIA VÀ THÁNH GIUSE:
Mẹ Maria
đã xin vâng tuân theo ý định của Thiên
Chúa để làm mẹ Chúa Giêsu bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Thánh Giuse đã
đón nhận Đức Giêsu Kitô. Thánh Giuse im lặng, Ngài là con cháu vua Đavít và đã
cho Đức Giêsu được nên con Đavít.
Noi
gương mẹ Maria và thánh Giuse, chúng ta
như được mời gọi sống gắn bó và kết hiệp với Chúa Giêsu. Vâng, Em-ma-nu-en,
Thiên-Chúa-ở-cùng- chúng-ta nghĩa là Ngài luôn hiện diện giữa chúng ta, luôn
cứu độ chúng ta, ban bình an và hoan lạc, hồng ân cho cuộc đời của mỗi người
chúng ta. Chúa Giêsu là Em-ma-nu-en bởi vì ngày hôm nay khi Ngài đã chết, đã
phục sinh, Ngài hứa ở cùng nhân loại và chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
Chúa
nhật IV mùa vọng, Giáo Hội kêu gọi chúng ta hãy mở lòng, mở tâm hồn rộng ra để
đón Chúa đến. Chúa đã ở giữa nhân loại, giữa chúng ta từ bao ngàn năm qua, thử
hỏi nhân loại và mỗi người chúng ta đã sẵn sàng để cho Ngài đến thăm chúng ta
hay chưa ? Hay chúng ta cũng như thánh Gioan viết:” Người đã đến nhà mình,
nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận”( Ga 1, 11 ).
Mẹ Maria
và thánh cả Giuse luôn là mẫu gương sống động cho mọi người chúng ta nhớ về cội
nguồn của mình, đồng thời là mẫu gương nổi bật nhất để chúng ta cung chiêm Hài
Đồng Giêsu đã sinh ra tại Bêlem hơn 2.000 năm nay.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
Bạn hiểu
thế nào về vai trò của thánh Giuse trong lịch sử cứu độ ?
Tại sao
Chúa Giêsu cũng có gia phả ?
Bạn biết
gì về mẹ Maria ?
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT
19-11-2004