CHÚA NHẬT 16 QUANH NĂM, A (2005)
(Mát-thêu 13:24-43)
Nước
Trời là một đề tài lớn trong việc giảng dạy của Chúa Giê-su. Cách trình bày đề tài là sử dụng dụ ngôn,
hoặc những câu truyện hay hình ảnh lấy từ kinh nghiệm sống hằng ngày. Để diễn tả khía cạnh phát triển của Nước
Trời, trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giê-su dùng ba dụ ngôn để nói lên những
chiều kích khác nhau của việc phát triển ấy.
Sự phát triển đòi hỏi thời gian để đủ vững mạnh mà đối phó với kẻ thù
(dụ ngôn cỏ lùng), đồng thời cũng phải phát triển cả về lượng (dụ ngôn hạt cải)
lẫn về phẩm (dụ ngôn men trong bột). Ta
thử nhìn lại kinh nghiệm của Giáo Hội, hoặc cụ thể là kinh nghiệm phát triển
của một cộng đoàn hay giáo xứ để xác tín thêm lời giảng của Chúa Giê-su và nhất
là biết đem hết tâm lực xây dựng Nước Trời.
a) Sự phát triển của Giáo Hội, một hình ảnh sống động của Nước Trời
Dựa
trên kinh nghiệm giáo hội Việt Nam, ta có thể nhận thấy sự phát triển đã tiến
hành như thế nào. Khởi đầu là nỗ lực
của mấy vị truyền giáo cập bến Cửa Bạng ngày lễ thánh Giu-se năm 1553. Hạt giống Lời Chúa được gieo rắc, mọc lên và
đem lại mùa gặt khả quan. Những người
nhận biết Chúa gồm đủ thành phần, từ dân gian cho đến bậc công nương quan quyền
trong triều đình. Sau khi giáo hội đã thành
hình và cần lớn lên, thì giáo hội phải trải qua một thời kỳ khó khăn bách
hại. Giống hệt như Giáo Hội Mẹ tại
Rô-ma, giáo hội Việt Nam cũng bước vào thời gian bị bách hại khá dài. Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh sôi
thêm nhiều tín hữu.
Những
hình ảnh của ba dụ ngôn trong bài Tin Mừng đều nói lên những yếu tố phát
triển. Qua việc rao giảng của các vị
thừa sai, Chúa Giê-su đã gieo hạt giống Lời Chúa vào những thửa ruộng tâm hồn
người Việt Nam. Kẻ trồng, người tưới,
nhưng chính Thiên Chúa là Đấng đã làm cho hạt giống đức tin được lớn lên. Đức tin cần phải trải qua những thử thách
thì mới đạt tới được tầm vóc trưởng thành.
Xét trên một phương diện, những bách hại trong gần ba thế kỷ đã giúp cho
đức tin của tín hữu Việt Nam mỗi ngày một vững mạnh. Năm 1960, nhận thấy giáo hội Việt Nam đã trưởng thành đủ, Giáo
Hội chính thức thành lập hàng giáo phẩm và công bố giáo hội Việt Nam không còn
là xứ truyền giáo nữa.
Ta
cũng có thể lấy chính kinh nghiệm phát triển của cộng đoàn mình để suy nghĩ về
sự phát triển của Nước Trời trong một phạm vi nhỏ hẹp hơn và cuối cùng nhìn vào
đời sống đức tin của cá nhân mình để nhận ra tình trạng tốt xấu như thế nào.
b) “Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?”
Dụ
ngôn tuy nói về Nước Trời, nhưng lại nhấn mạnh khía cạnh tiêu cực tức là sự
xuất hiện của cỏ lùng. Sự bỡ ngỡ của
các đầy tớ về sự xuất hiện cỏ lùng không xa lạ gì đối với ta. Cỏ lùng sẽ xuất hiện trong mọi hoàn cảnh. Tại gia đình, đôi khi ta thất vọng về một
đứa con hư đốn và than dài: Tại sao nó
lại như vậy? Khi còn bé, nó là một đứa
con thật ngoan ngoãn mà! Hoặc trong
giáo xứ, ta lấy làm lạ tại sao lúc nào cũng có một ít người hoặc một phe nhóm
“quậy phá”, chống đối đủ chuyện. Ở
trong Giáo Hội toàn cầu cũng vậy, luôn luôn xuất hiện những phong trào chống
đối, phê bình chỉ trích. Chắc chắn Đức
Giáo Hoàng và các vị chủ chăn phải nhức đầu không ít.
Chúa
Giê-su cho ta câu trả lời: “Kẻ thù đã
làm đó!” Rồi Người giải thích
thêm: “Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma
quỷ.” Hạt giống tốt tượng trưng cho con
cái Chúa và cỏ lùng tượng trưng cho con cái sự dữ. Cả hai đều chung một thế giới và đều cố gắng vươn lên giành bá
chủ. Trong tâm hồn ta cũng thế. Thánh Phao-lô đã cảm nghiệm cuộc chiến đấu
nội tâm này. Ngài viết: “Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì
luật của Thiên Chúa; nhưng trong các
chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác:
luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật
của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể tôi” (Rm 7:22-23).
Thực
vậy, qua tội tổ tông, hạt giống của sự dữ đã gieo vào lòng ta, chen đua với hạt
giống của những đức tính nhân bản và đã thắng thế. Nhưng Thiên Chúa đã gieo vào tâm hồn ta hạt giống của Lời là Chúa
Giê-su Ki-tô và Tin Mừng của Người, mong ta sẽ là người biết lắng nghe và đem
ra thực hành. Lắng nghe và thực hành
lời Tin Mừng chính là phương thức để cho Nước Trời lớn lên trong tâm hồn ta và
sinh hoa trái.
Chúa
Giê-su không cầu nguyện để sự dữ biến mất đi khỏi lòng ta, nhưng Người cầu
nguyện để ta không bị sự dữ khuất phục.
Sự phát triển của Nước Trời trong lòng ta cần phải xảy ra đang khi sự dữ
hiện diện, nghĩa là ta càng trở nên giống với Chúa Giê-su thì ta càng khác với
con người A-đam sau khi đã phạm tội, càng hành động và suy nghĩ theo cách của
Chúa Giê-su thì ta càng trở thành xa lạ với lối sống của thế gian. Đó chính là nguyên tắc “trở nên đồng hình
đồng dạng với Chúa Ki-tô” (Pl 3:10) mà thánh Phao-lô đã sống trong cuộc sống
tông đồ của ngài.
c) Phát triển Nước Trời như hạt cải mọc lên và như men trong bột
Chúa
Giê-su nói thêm hai dụ ngôn nữa để giúp ta hiểu sự phát triển Nước Trời phải
như thế nào. Hạt cải mọc lên là hình
ảnh ta có thể nhận thấy bằng mắt, nhưng men dậy lên trong bột thì ta không thấy
được. Tuy nhiên hình ảnh dụ ngôn muốn
nói lên hai bề mặt của một thực tại: phát
triển nội tâm và phát triển bên ngoài.
Sự phát triển hai mặt ấy song song, hỗ trợ nhau. Bên trong
tâm hồn, càng chịu ảnh hưởng sâu xa do Lời Chúa, ta càng biểu lộ rõ ràng
hơn ra bên ngoài những ảnh hưởng ấy qua lối cư xử của mình. Ở phạm vi giáo xứ hoặc Giáo Hội cũng vậy,
càng có đời sống đạo đức đích thực bao nhiêu, hoạt động của giáo xứ và Giáo Hội
càng được thể hiện ra bên ngoài bấy nhiêu.
Giáo Hội chỉ có thể biến đổi thế giới khi Giáo Hội đầy tràn những Ki-tô
hữu đích thực, biết sống Lời Chúa và những giá trị Tin Mừng.
Có
lẽ đây cũng là điều Chúa Giê-su nhắn nhủ những kẻ chủ trương “đạo tại tâm”, thờ
phượng Chúa trong lòng là đủ! Người
không đi ngược lại nguyên tắc thông thường “lòng có đầy mới tràn ra miệng”. Chính men trong bột cũng làm cho bột tăng
thêm kích thước và làm cho bánh mềm và dòn hơn. Ki-tô hữu đạo đức đích thực là người phát triển một cách hài hòa
đức tin của mình và số lượng những việc làm của đức tin, đáp lời kêu gọi của
thánh Gia-cô-bê Tông đồ: Đức tin không
việc làm là đức tin chết.
d) Suy nghĩ và cầu nguyện
Có
khi nào tôi nhận định về sự phát triển của Nước Trời trong cuộc sống của tôi
không? Tôi có nhận ra đâu là hạt giống
tốt và đâu là cỏ xấu?
Cỏ lùng
tệ hại nhất trong đời sống đức tin của tôi là gì? Tôi có theo dõi sự phát triển của nó như thế nào không? Làm sao nhổ nó đi?
Như men
ảnh hưởng tới bột thế nào, tôi có là men trong môi trường sống của mình, thí dụ
trong gia đình, tại sở làm, trong cộng đoàn không?
Chúa
Giê-su dạy tôi bài học kiên nhẫn qua việc chờ đợi cho cả lúa lẫn cỏ lùng mọc
lên. Tôi đã kiên nhẫn đối với những
người xấu chung quanh như thế nào? Tôi
phải có thái độ tích cực nào đối với họ?
Cầu nguyện:
“Lạy
Chúa Giê-su, Vua vũ trụ,
nếu
Chúa là vua của hơn bốn trăm ngàn linh mục,
nếu
Chúa là vua của hơn tám trăm ngàn nữ tu,
nếu
Chúa là vua của một tỉ người công giáo,
thì
thế giới này sẽ đổi khác,
Hội
Thánh sẽ đổi khác.
Chúng
con không phải là một lượng men quá nhỏ.
Nếu
khối bột chẳng được dậy lên,
thì
là vì men đã mất phẩm chất.
Chúng
con phải chịu trách nhiệm
về
sự dữ trên địa cầu:
có
nhiều sự dữ đã do chính chúng con gây ra.
Chúng
con chỉ kêu cầu cho Nước Chúa mau đến,
nhưng
lại không chịu xây dựng Nước ấy trên trần gian.
Lạy
Chúa Giê-su Vua vũ trụ,
chúng
con thường cố ý thu hẹp vũ trụ của Chúa,
giữ
chặt Chúa ở trong nhà thờ,
nên
nhiều nơi vẫn vắng bóng Chúa,
dù
Chúa đã đến trái đất này từ 2000 năm.
Chúng
con sợ Chúa đến làm phiền chúng con,
và
không cho chúng con được yên ổn.
Ước
gì một tỉ người công giáo
chịu
để Chúa chi phối đời mình
và
đưa Chúa đi vào những nơi Chúa chưa hề đến.
Như
thế vũ trụ này
trở
thành vũ trụ của Thiên Chúa.”
(Trích
RABBOUNI, lời nguyện 73)
Đaminh Trần Đình Nhi