CHÚA NHẬT 30 QUANH NĂM
(Mát-thêu 22: 34-40)
Mặc
khải tình yêu là tột đỉnh sứ mệnh của Chúa Giê-su, nhưng đồng thời cũng là cốt
tủy của sứ điệp Tin Mừng cho người Ki-tô hữu phải thể hiện trong đời sống. Bài Tin Mừng hôm nay nói về điều răn yêu
mến, mến Chúa và yêu anh chị em, được Phụng vụ Lời Chúa sử dụng ở cuối năm
Phụng vụ hẳn phải mang một ý nghĩa đặc biệt.
Đoạn Tin Mừng đã quá quen thuộc đối với ta nên có lẽ ta ít lưu tâm. Nhưng khi nhìn vào vị trí của đoạn Tin Mừng
trong năm Phụng vụ, ta sẽ nhận ra Lời Chúa muốn nói với ta về gương mẫu yêu
thương là chính Chúa Ki-tô và con đường để ta đến với Tình Yêu vĩnh cửu là sống
yêu thương.
a) Hai điều răn mến Chúa và yêu người được liên kết và thể hiện nơi
Chúa Ki-tô
Tinh
thần câu nệ lề luật của người Pha-ri-sêu đã đi tới mức tính toán hơn thiệt,
phân chia thành những điều lớn nhỏ và do đó việc tuân giữ lề luật được đo lường
theo những mức độ lớn bé ấy. Lề luật
không còn là phương tiện hướng con người đến với Thiên Chúa, nhưng đưa con
người quay lại với chính mình để tự mãn với khả năng tuân giữ của họ. Nói khác đi, con người đã làm nô lệ cho lề
luật và không còn tuân giữ lề luật vì lòng yêu mến nữa. Đó là điều Chúa Giê-su cố gắng thuyết phục
người Pha-ri-sêu và cũng là đề tài Người thường tranh luận với họ.
So
sánh đoạn Tin Mừng Mát-thêu 22:34-40 với những đoạn của Mác-cô 12:28-31 và
Lu-ca 10:25-28, ta nhận thấy một khác biệt trong cách trình bày câu
truyện. Câu trả lời “cả hai điều răn
mến Chúa yêu người đều quan trọng như nhau” đã được phát biểu trong cả ba sách
Tin Mừng. Nhưng trong Mát-thêu, người
trả lời là Chúa Giê-su, còn trong Mác-cô và Lu-ca, người trả lời là vị kinh sư
(cũng gọi là nhà thông luật). Sự khác
biệt này nói lên mục đích thánh sử muốn nhắm tới. Mác-cô và Lu-ca muốn nhắm tới Ki-tô hữu, nhắn nhủ họ phải sống
yêu thương, qua lời khích lệ của Chúa Giê-su:
“Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu” (Mc 12:34) và “Ông trả lời đúng
lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”
(Lc 10:28). Mát-thêu chú trọng tới
Chúa Giê-su, trình bày Người như là gương mẫu tuyệt hảo đã sống trọn vẹn hai
điều răn trọng nhất, với lời giải thích của Chúa Giê-su: “Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều
tùy thuộc vào hai điều răn ấy” (Mt 22:40).
Luật
Mô-sê và các sách ngôn sứ là tất cả những gì Chúa Giê-su sẽ thể hiện. Thánh Mát-thêu thường lập đi lập lại câu “Để
ứng nghiệm Lề Luật và lời các ngôn sứ” sau những việc làm hoặc biến cố của Chúa
Giê-su. Như thế, cách nói “Tất cả Luật
Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy” cũng được hiểu
rằng Chúa Giê-su đã chu toàn tuyệt hảo hai điều răn ấy.
Thử
hỏi trong nhân loại, có ai yêu mến Thiên Chúa “hết lòng, hết linh hồn và hết
trí khôn” như Chúa Giê-su không? Chắc
chắn là không, vì Chúa Giê-su yêu mến Thiên Chúa Cha đến nỗi đã vâng phục cho
đến chết và chết trên thập giá để thi hành thánh ý Chúa Cha. Có ai yêu mến tha nhân như Chúa Giê-su đã
yêu mến nhân loại không? Chắc chắn là
không, vì Chúa Giê-su đã sẵn sàng thí mạng sống mình vì anh chị em đồng loại
với Người. Như thế, Chúa Giê-su không
chỉ phát biểu hai điều răn ấy liên kết với nhau và đều là quan trọng nhất mà
thôi, mà chính Người đã thực hiện sự liên kết ấy bằng chính cuộc sống của
Người.
b) “Cứ làm như vậy là sẽ được sống”
Lời
Chúa Giê-su nhắn nhủ nhà thông luật trong đoạn Tin Mừng Lu-ca phải là mệnh lệnh
dành cho mọi Ki-tô hữu. Cuộc sống yêu
thương đã đưa Chúa Giê-su tới cái chết, nhưng sau đó Người đã sống lại từ cõi
chết và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha.
Sống trong vinh quang vĩnh cửu là kết quả của yêu mến. Chúa Giê-su trở thành con đường yêu thương
đưa Thiên Chúa đến với con người, đưa con người đến với nhau và đưa con người
đến với Thiên Chúa. Con đường tình yêu
là tuyến giao thông ba chiều, nhưng cuối cùng đều quy tụ về đích điểm là Thiên
Chúa, Tình Yêu vĩnh cửu.
Lời
nhắn nhủ “cứ làm như vậy là sẽ được sống” là lời mời gọi ta nhìn vào Chúa
Giê-su như mẫu sống. “Như vậy” là như
thế nào? Chúa Giê-su đã nhìn thấy hình
ảnh Thiên Chúa nơi anh chị em mình là nhân loại và Chúa Giê-su cũng đã nhìn
thấy anh chị em mình nơi trái tim của Thiên Chúa. Cho nên nếu Chúa Cha “đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con
Một”, thì Chúa Giê-su cũng sẵn sàng vâng phục và chết trên thập giá vì những
người được Chúa Cha yêu thương. Chúa
Giê-su đã yêu mến Thiên Chúa với hết cả con người mình thế nào, thì Người cũng
yêu mến ta đến nỗi hiến thân chịu chết trên thập giá như vậy. Do đó, “như vậy” có nghĩa là ta cũng phải
nhìn thấy Thiên Chúa nơi anh chị em và nhìn thấy anh chị em trong tình yêu của
Chúa. “Như vậy” còn nói lên mức độ yêu
mến của Chúa Giê-su, tức là ta cũng phải mến Chúa yêu người bằng tất cả con
người ta, phải yêu mến không điều kiện và phải yêu mến cả những kẻ thù nữa.
Tột
đỉnh và cốt tủy của lề luật là yêu mến.
Nhưng ta cần có một gương mẫu sống động nói cho ta biết thế nào là yêu
mến hết mình. Ta không những nghe lời
giảng của Chúa, mà còn nhìn vào những việc Người làm để biết rằng yêu mến “như
vậy” là điều ở trong tầm tay ta chứ không phải là điều không thể làm được.
c) Suy nghĩ và cầu nguyện
Gần
cuối năm Phụng vụ, sứ điệp Tin Mừng lên tới cao điểm là nói về lòng yêu
mến. Vậy tôi có ý thức được tầm mức
quan trọng của việc Chúa Giê-su liên kết và thực hiện hai điều răn mến Chúa yêu
người không?
Trong
ngày phán xét riêng của tôi và ngày phán xét chung, Vua Giê-su sẽ căn cứ vào việc
tôi sống yêu thương anh chị em như thế nào để quyết định cho số phận tương lai
vĩnh cửu của tôi (Mt 25:31-46). Vậy tôi
có chuẩn bị cho ngày ấy không?
Tôi có
khi nào tập nhìn thấy Chúa nơi anh chị em mình không? Hay tôi chỉ nhìn thấy những khuyết điểm và tiêu cực nơi họ?
Tôi thử
nhận định lòng mến Chúa yêu người của tôi xem ở mức độ nào?
Cầu nguyện
“Lạy
Chúa,
xin
cho con quả tim của Chúa.
Xin
cho con đừng khép lại trên chính mình,
nhưng
xin cho quả tim con quảng đại như Chúa
vươn
lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường
để
mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
Xin
cho con vượt qua mọi hờn oán nhỏ nhen,
mọi
trả thù ti tiện.
Xin
cho con cứ luôn bình an, trong sáng,
không
một biến cố nào làm xáo trộn,
không
một đam mê nào khuấy động hồn con.
Xin
cho con đừng quá vui khi thành công,
cũng
đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.
Xin
cho quả tim con đủ lớn
để
yêu người con không ưa.
Xin
cho vòng tay con luôn rộng mở
để
có thể ôm cả những người thù ghét con.”
(Trích
RABBOUNI, lời nguyện 3)
Lm. Đaminh Trần Đình Nhi