CHÚA NHẬT XXXIV
THƯỜNG NIÊN, LỄ ĐỨC KITÔ VUA
Mt 25, 31-46
ĐỨC KITÔ VUA VŨ TRỤ
Cái
trớ trêu của các môn đệ và những người dân Do Thái khi xưa là cứ tưởng Chúa
Giêsu sẽ lên ngai vua như quan niệm con người. Chúa trở thành vua để các môn đệ
được chia chác quyền hành và dân nước được hưởng an bình, quyền lợi vv…Thế
nhưng, ý nghĩ của con người hoàn toàn trái nghịch với ý nghĩ của Chúa Giêsu.
Người đến để hầu hạ, chứ không phải được phục vụ. Chúa Giêsu trở nên vua tôi
tớ. Đây là một sự nghịch lý đã làm bao người thất vọng. Vua hiền lành, khiêm
nhượng ngồi trên mình lừa…Vua cúi xuống rửa chân cho các môn đệ…
MỘT BỨC HỌA TOÀN CẢNH, BỨC HỌA CHUNG CUỘC: Các môn đệ của Chúa Giêsu đã rất
bồn chồn, lo lắng khi Chúa loan tin đền thờ Giêrusalem bị tàn phá. Do đó, các
ông hỏi Người:” Khi nào thì những việc đó sẽ xẩy đến ?”. Chúa không trả lời
trực tiếp cho các ông những điều các ông mong đợi, trái lại trong bài giảng nói
về ngày cùng tận, và ngang qua năm dụ ngôn, Chúa đã dậy các môn đệ và mọi người
phải tỉnh thức, sẵn sàng và cầu nguyện, phải làm cho các nén bạc được trao,
sinh lời,
sinh
lợi. Phần kết thúc, cho chúng ta cái nhìn chung về cuộc chung thẩm, về ngày tận
thế và cho chúng ta hiểu rõ thái độ, chí hướng của Chúa Giêsu:” Không phải bất
cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa ! Lạy Chúa ! là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng
chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, là Đấng ngự trên Trời, mới được vào mà
thôi”( Mt 25, 31-33 ). Chính vì thế, có cảnh Chúa đối thoại với những kẻ được
chúc phúc, đối thoại với những người bị nguyền rủa, bị chúc dữ và sau đó là án
phạt ( Mt 25, 46 ). Bức họa cho thấy cuộc tập hợp lớn lao, vĩ đại của toàn thể
nhân loại chung quanh Đấng sẽ”ngự lên Ngai vinh hiển của Người “. Đấng ngự trên
Ngai như một Vị có đầy uy quyền, Đấng thuộc về Thiên Chúa, ngự đến xét xử toàn
dân thiên hạ. Đấng như mục tử mà ngôn sứ Eâdêkiên loan báo:” Người sẽ tách biệt
họ như Mục Tử tách biệt chiên với dê: chiên thì đặt bên phải, dê thì đặt bên
trái “.
Đức
Giêsu còn được diễn tả như Đức Vua xét xử thật công minh, đang nói về Cha của
mình và tất cả mọi người bị xét xử, thưa với Người” Lạy Chúa “. Đây lành danh
xưng
Được
gán cho Đức Kitô vinh hiển, sẽ ngự đến trong ngày tận thế, xét xử nhân loại
theo lẽ công minh và do lòng nhân hậu của Chúa.
CHÚA HÉ MỞ CHO THẤY : Khi đối thoại với những người được chúc phúc và
những quân bị nguyền rủa, nhân loại mới té ngửa Chúa đồng hóa mình với những
con người cùng cực, những kẻ khó nghèo. Mỗi lần các con cho một người đói ăn,
kẻ khát uống…Mỗi lần các con cho những người rách rưới ăn mặc, những người bị
đau khổ, các con an ủi…Mỗi lần các con thăm viếng kẻ tù rạc là các con làm cho
chính Ta. Quả thực, Chúa đã đồng hóa với tất cả những người đó, những người
thấp cổ bé họng để thấy Vua Giêsu như thế nào. Chúa là Vua nhưng lại là Vua tôi
tớ, Vua hiền lành, khiêm nhượng, nhân hậu. Và rồi khi bị phán xét thì đã quá muộn
khi con người không làm cho Vua Giêsu những điều mà những người được chúc phúc
đã làm. Thế rồi, việc thi hành án diễn ra thật đơn giản:”Thế là bọn này sẽ phải
ra đi mà vào chốn cực hình muôn kiếp, còn những người công chính sẽ được hưởng
phúc trường sinh”.
Chúa
hé mở cho nhân loại thấy cảnh tượng cuộc phán xét: kẻ lành được hưởng hạnh phúc
và kẻ dữ chịu án phạt đời đời. Rõ ràng Chúa muốn cho nhân loại thấy tấm lòng
đầy yêu thương của Người. Tấm lòng của Chúa vượt qua lề luật và các ngôn
sứ…Người là Vua vũ trụ và là Vua các tâm hồn.
Philatô
hỏi:” Ông có phải là Vua không ? Chúa Giêsu trả lời tự ý Vua nói về Tôi hay
người ta đã nói về Tôi như vậy ? Chúa Giêsu là Vua nhưng không theo quan niệm
Vua của con người mà Người là Vua Vũ Trụ Trời Đất, Vua muôn Vua…
Lạy
Chúa Giêsu là Vua xin ngự trị trong cung điện tâm hồn của mỗi người chúng con
và của cả nhân loại này…
Linh mục Giuse Maria Nguyễn Hưng Lợi DCCT