CON ĐƯỜNG NHÂN ÁI
Chúa Nhật 10 A Thường Niên
Lòng nhân ái đang
thiếu vắng trong sinh hoạt xã hội.
Chính vì thế cuộc sống mất hạnh phúc và bình an. Đức Giêsu sẽ khải tất cả chiều kích lạ lùng
trong tình yêu Thiên Chúa khi kêu gọi con người tội lỗi như Mathêu.
HAI LỐI SỐNG
Hơn bất cứ ai, những
người Pharisêu xứng đáng đón nhận tất cả hồng ân Thiên Chúa, vì họ “ăn chay mỗi
tuần hai lần, dâng cho Chúa một phần mười thu nhập,” (Lc 18:12) “ngồi trên tòa
Môsê mà giảng dạy,” (Mt 23:2) “rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người
theo đạo,” (Mt 23:15) “nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng,” (Mt
23:23) nhất là siêng năng “lên đền thờ cầu nguyện.” (Lc 18:10) Đó là những nét đạo đức bên ngoài. Nhưng “bên trong toàn là giả hình và gian ác
!” (Mt 23:28)
Thực tế, hình thức đạo đức không hề ảnh hưởng
tới Thiên Chúa, vì Thiên Chúa “muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được nhận
biết hơn là được của lễ toàn thiêu.” (Hs 6:6)
Tương tự, Đức Giêsu khẳng quyết : “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.”
(Mt 9:13) Lòng nhân chính là điểm gặp
gỡ giữa con người và Thiên Chúa. Lòng
nhân cũng quyết định vận mệnh nhân loại.
Con người không thể tồn tại nếu lúc nào cũng căn cứ vào lý trí. Chính
vì thế, suốt đời Đức Giêsu chỉ muốn cho mọi người thấy lòng nhân là yếu tố vô cùng
quan trọng trong sinh hoạt nhân loại. Thật
vậy, trong một thế giới rất bất toàn nay, sự tha thứ chính là một cách duy nhất
cụ thể hóa lòng nhân từ của Thiên Chúa.
“Nếu không có sự tha thứ, kết quả của lòng nhân, hòa bình thuần túy chỉ là
một ảo vọng, chắc chắn không thể tránh khỏi báo thù và trả đũa.” (ĐHY Darío
Castrillĩn Hoyos : Zenit 4/6/02) Chính
vì muốn báo thù, những người Pharisêu luôn cảm thấy bất an và luôn tìm cách bắt
nét Đức Giêsu. Họ tìm cách ăn miếng trả
miếng “bọn thu thuế và quân tội lỗi.” (Mt 9:12) Khi không thể kéo Đức Giêsu về phe mình, họ
xếp Người vào hạng tội lỗi.
Nhưng Đức Giêsu đã xác
định rõ lập trường: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi
người tội lỗi.” (Mt 9:13) Đó là đường lối
Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu hoàn toàn vô điều kiện của Người đối với nhân loại.
Cụ thể, Đức Giêsu đã kêu gọi ông Mathêu từ một trạm thu thuế, chứ không gọi một
người Pharisêu nào trong đền thờ. Thế mới biết lòng nhân vô biên giới, luôn sẵn
sàng cứu vớt nhân loại.
Muốn được tiếp cứu kịp
thời, mỗi ngày “anh em hãy lớn lên trong ân sủng và trong sự hiểu biết Đức Giêsu
Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Độ chúng ta.” (2Pr 3:18) Nếu không, niềm tin không thể thành hình và
vững mạnh để chúng ta có thể thừa hưởng những gì Thiên Chúa đã hứa từ thời
Abraham. “Ông được kể là người công
chính,” (Rm 4:22) chỉ vì đã tin vào Thiên Chúa(Rm 4:21). “Do đó
ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc.” (Rm 4:18) Trong Tân Ước, “chúng ta sẽ được kể là công
chính, vì tin vào Đấng đã làm cho Đức Giêsu, Chúa chúng ta, sống lại từ cõi chết.”
(Rm 4:24) Chúng ta chỉ “được kể là công
chính” hay “được nên công chính” (Rm 4:25) mà thôi. Chỉ Đức Giêsu mới là người công chính đích
thực. Trong khi đó, người Pharisêu tự
cho mình là công chính, tách biệt “bọn thu thuế và quân tội lỗi.” (Mt 9:11)
Chính sự cách biệt đó
khiến người Pharisêu không nhận ra lòng nhân quan trọng và cần thiết chừng nào
cho cuộc sống. Bởi vậy, họ tìm cách tránh
xa người tội lỗi. Trong khi đó, giữa trạm
thu thuế ồn ào, lời Chúa vẫn vang lên.
Oâng Mathêu đã đứng bật dậy khi nghe Đức Giêsu bảo : “HÃY THEO TÔI !” (Mt 9:9) Lời mời gọi khẩn thiết đó đã tạo niềm vui bất
ngờ và sâu đậm nơi con người và cuộc đời Mathêu. Bất ngờ đến nỗi đã gây bất bình nơi các người
Pharisêu. Sâu đậm vì “có nhiều người
thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ,” (Mt 9:10) để
chia sẻ niềm vui lớn lao với Mathêu. Cuối
cùng, những người tưởng có thể cô lập người khác lại bị cô lập, vì Đức Giêsu đã
đứng về phía những người tội lỗi để đem niềm vui đích thực cho họ. Đúng như Chúa nói : “Tôi đến thế gian này
chính là để xét xử : cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên
đui mù !” (Ga 9:39) Việc xét xử ấy không
nhằm trừng phạt, nhưng để thể hiện lòng nhân từ đối với những người cần đến lòng
xót thương.
GIÁO HỘI NHÂN LÀNH ?
Đó là lòng thương xót
của Thiên Chúa. Đâu là lòng thương xót
của Giáo Hội ? Giáo Hội đang đứng trước
thách đố về lòng thương xót. Trước những linh mục nhũng lạm tình dục
hôm nay, Giáo Hội có cư xử như Đức Giêsu với “ nhiều người thu thuế và tội lỗi”
không ? Lòng nhân hay lề luật sẽ thắng
? Một đàng Giáo Hội phải bảo vệ uy
tín của mình. Một đàng Giáo Hội không
thể xa rời đường lối Vị Mục Tử Nhân Lành.
Vấn đề vô cùng tế nhị !
Để giải quyết vấn đề,
Giáo Hội đã đưa ra hai giải pháp song song.
Trước hết, Giáo Hội hoạch định một Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Việc Thánh
Hóa Các Linh Mục. Giáo Hội ý thức rất rõ về lòng nhân lành của Thày Chí Thánh. Bằng chứng, “ĐHY Darío Castrillĩn Hoyos, Tổng
trưởng Thánh Bộ Giáo Sỹ tại Vatican, viết một lá thư cho trên 400, 000 linh mục
trên thế giới, đề nghị canh tân đời sống bằng kinh nghiệm về lòng Thiên Chúa xót
thương trong cuộc đời để tái khám phá bản chất linh mục. Đặc biệt, ĐHY đề nghị linh mục năng chạy lại
với bí tích cáo giải và Thánh Thể như hai phương tiện cần thiết cho việc canh tân
đó.”(Zenit
4/6/02)
Việc tha thứ vô điều
kiện cũng không giải quyết được vấn đề.
Nhưng nếu chọn giải pháp “bất khoan nhượng”, Giáo Hội có vẻ xa rời đường
lối Vị Mục Tử Nhân Lành. Bởi vậy, Giáo Hội
đã tìm một giải pháp dung hòa khi quyết định di chuyển tất cả các linh mục đã lạm
dụng tình dục từ hai trẻ em trong quá khứ và các linh mục nào lạm dụng bất cứ
trẻ em nào trong tương lai. Uûy Ban Giám
Mục Hoa Kỳ khuyến cáo Giáo Hội Công giáo nên tục hóa bất cứ linh mục nào lạm dụng
tình dục trẻ em trong tương lai và đề nghị mỗi giáo phận nên báo cáo các cuộc
nhũng lạm tình dục trẻ em cho cảnh sát.
Tuần tới, tại Dallas các giám mục Hoa Kỳ sẽ quyết định có nên tục hóa những
linh mục nhũng loạn tình dục trẻ em. Việc
này đòi phải được Tòa Thánh Vatican chấp thuận. Để lấy lại niềm tín, Uûy Ban Hành Động đề
nghị một “Hiến Chương Bảo Vệ Trẻ Em và Giới Trẻ”, gôm 18 chương, có những bước
giúp đỡ các nạn nhân, điều tra sự việc, tăng cường niềm tin, và bảo vệ tín hữu
khỏi hành vi sai trái tương lai. Bản Dự
Thảo Hiến Chương đó có đoạn viết : “Việc linh mục và giám mục lạm dụng tình dục
trẻ em và giới trẻ, và những phương cách các giám mục xử lý những tội phạm và tội
lỗi này đã tạo nên đau khổ, tức giận và hỏa mù lớn. Các phương cách đó làm giảm niềm tin đáng lý
đoàn kết chúng ta.” (Zenit 04/06/02)
Thực ra, đó là vấn đề
của Giáo Hội Hoa Kỳ và các nước Tây Phương.
Vấn đề có được đặt ra với Giáo Hội hay các linh mục Việt Nam không
? Nếu áp dụng cùng một giải pháp cho các
linh mục Việt Nam đang làm việc tại Hoa Kỳ, có lẽ Giáo Hội sẽ gặp những bất ngờ
chia rẽ đức tin và văn hóa. Văn hóa Tây
Phương quá thiên về vật chất khiến tương giao giữa người và người mất đi tính hồn
nhiên của Tin Mừng. Tính hồn nhiên đó có
thể tìm thấy nơi văn hóa Đông phương, một nền văn hóa mang nhiều tính nhân ái.
Lm. Giuse Đỗ Vân Lực,
OP