CHÚA
NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 21,
28 – 32
NGƯỜI VÂNG LỜI ĐÍCH THỰC
Đối
với Thiên Chúa sự trung tín, lòng chân thành và sự công chính thánh thiện không
chỉ được nằm trên đầu môi chóp lưỡi mà phải được thể hiện bằng việc làm cụ thể. Tin Mừng hôm nay và
hai bài đọc cho chúng ta thấy rõ ai là người thực hiện ý của cha mình và ai là
người chỉ có hứa suông hứa cuội. Tin Mừng Mt 21,28 – 32 cho biết người làm vừa
lòng cha là người vâng lời và thực hiện lời của cha, chứ không phải chỉ hứa làm
mà không làm theo ý của cha.
Ý TƯỞNG CÁC BÀI ĐỌC
CHÚA NHẬT HÔM NAY : Ngôn sứ Ê-dê-kiên trong đoạn 18,
25-28 viết : tư tưởng và đường lối của con người không phải là tư tưởng và
đường lối của Chúa. Đường của Chúa và việc Ngài hành động
hoàn toàn công minh chính trực. Ngôn sứ Ê-dê-kiên nói rằng “ người con vâng lời là người con làm theo ý của cha. Thiên
Chúa là cha chúng ta và chúng ta là con của Ngài. Do đó, Ngài gọi con người,
mời gọi chúng ta đi theo con đường của Ngài. Thiên
Chúa còn mời gọi kẻ gian ác quay trở về, bỏ đường gian ác mà đi theo đường công minh chính trực thì Ngài sẽ cứu họ ban cho
họ sự sống, họ không phải chết. Vị ngôn sứ còn nhấn mạnh đến
trách nhiệm của mỗi người và đề cao sự hoán cải của con người. Và để làm
rõ tư tưởng của ngôn sứ Ê-dê-kiên, thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philip 2,
1-11 đã kêu gọi cộng đoàn Philip hãy hợp nhất với nhau bởi vì Chúa Kitô, là Con
Thiên Chúa đã hiến thân vì phần rỗi con người. Đó là tấm
gương mà mỗi người Kitô hữu chúng ta phải bắt chước quên mình để phục vụ tha
nhân, phục vụ anh em. Thánh Phaolô đã viết:” Giữa anh
em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu. Đức
Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị
ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân
nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự “ ( Pl 2, 5 – 8 ). Chính vì thế, người con
vâng lời phải có thái độ khiêm tốn, quên mình, chỉ biết triệt để phục vụ và
vâng lời thực thi ý của cha cho đến hy sinh chính mạng sống của mình. Bài Tin Mừng của thánh Matthêu làm nổi bật ý nghĩa bài đọc I và bài
đọc II. Thánh Matthêu trình bầy dụ ngôn hai người con, Ngài đặc biệt
nhấn mạnh đến việc vâng phục ý của cha và thực thi ý của cha. Thánh sử cho đây là điều kiện thiết yếu để đạt được Nước Trời, có
Chúa làm gia nghiệp.
Ý NGHĨA CHÍNH YẾU CỦA
ĐOẠN TIN MỪNG Mt 21, 28 – 32 : Trình thuật cho hay cả
hai người con đều được cha mời gọi làm việc cho cha trong vườn nho. Người cha
cũng hoàn toàn bầy tỏ cho hai người con biết họ đều là con của cha. Điểm khác
biệt ở đây là người con có làm hay không làm việc theo
ý của người cha. Thiên Chúa luôn yêu thương mọi người, không loại trừ bất cứ ai
dù họ là người Do Thái hay người ngoại. Ngài muốn cứu độ mọi người nhưng con
người có được cứu hay không là do mỗi người có làm theo
ý của cha hay không làm theo ý của cha. Dụ ngôn này được áp
dụng cho hai hạng người Do Thái. Một hạng người cho mình là công chính,
thánh thiện, đạo đức vì họ giữ tỉ mỉ mọi lề luật như may dài tua áo, tay đeo
thẻ kinh, đi đâu cũng muốn cho người khác gọi mình là thầy, là bậc thông thái
vv…Đó là người Pharisiêu, Kinh sư, các thầy thông luật, biệt phái. Hạng người
khác bị loại vào hạng thu thuế, tội lỗi, nghèo hèn. Dụ
ngôn này người con thứ nhất được coi như hạng thu
thuế, tội lỗi, gái điếm. Họ bị đẩy ra khỏi lề xã hội, bị
khinh miệt. Tuy nhiên, họ đã thành tâm thống hối, quay
trở về với Thiên Chúa. Chính vì vậy, Chúa đã nói một câu làm những người
Pharisiêu, biệt phái, thông luật cảm thấy trơ trẽn, kinh ngạc
:” Tôi bảo thật các ông; những người thu thuế và những cô gái điếm vào
Nước Thiên Chúa trước các ông “( Mt 21, 31 ). Chúa Giêsu ám chỉ người con thứ
hai là các thượng tế và kỳ mục. Họ tự cao, tự đại cho mình là
công chính nên họ đã không được vào Nước Trời. Tệ hơn nữa, họ không tin
Đức Kitô là Con của Thiên Chúa được sai đến trần gian để cứu độ trần gian. Như thế, Nước Thiên Chúa thuộc về những người có lòng tin. Tin vào Con Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô đã được Thiên Chúa cha sai
tới trần gian để cứu độ gian trần.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ : Chúa Giêsu đã làm gương cho con người, cho loài người,
cho mỗi người. Người không bao giờ rao giảng điều gì mà Người
đã không thực hiện trước. Lời của Người là lời hằng
sống. Lời nói và việc làm của Người luôn đi đôi với
nhau. Giữa cuộc sống của Chúa và lời nói của Người
không bao giờ có khoảng cách. Còn các kinh sư, biệt
phái, thượng tế, họ nói nhiều mà không làm. Ngôn hành
bất nhất. Do đó, Chúa nói với các môn đệ và chúng ta :”
Ngôn hành phải đi đôi với nhau “. Nói mà không làm giống như đứa con thứ hai
trong dụ ngôn sẽ bị Chúa loại trừ. Trong đời sống thường ngày, chúng ta hãy bắt
chước Chúa :” …Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm
việc “( Ga 5, 17 ) hoặc nói như thánh Giacôbê :” Đức tin không có việc làm là
đức tin chết “ ( Gc 2, 26 ). Chúa Giêsu
luôn thi hành thánh ý cha:” Lạy cha nếu được thì xin cho con khỏi uống chén
này, nhưng đừng theo ý con mà theo ý của cha mà thôi
“. Chúa luôn nói:” Không phải những ai kêu lạy Chúa, lạy Chúa , là sẽ được
vào Nước Trời đâu, nhưng là kẻ làm theo ý Cha Thầy “ ( Mt 7, 21 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho
chúng con luôn hiểu rằng lắng nghe lời của Chúa không chưa đủ, mà còn phải làm theo ý của Chúa “. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
Linh mục Giuse Nguyễn
Hưng Lợi, DCCT.