ÁC GIẢ ÁC BÁO
Chúa Nhật 27A Thường
Niên
Nước Chúa cũng như nước trần gian đều đánh giá con
người qua hiệu quảsản xuất. Không còn khả năng sản xuất, cũng hết điều kiện tồn
tại. Nhưng trong Tin Mừng hôm nay một kết
luận bất ngờ đảo ngược mọi tính toán bình thường.
HOA LỢI
Dụ ngôn giới thiệu ông chủ nhà đem tất cả thời giờ và
tim óc gầy dựng “một vườn nho ; chung quanh vườn, ông rào giậu ; trong vườn, ông
khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh.”[1] Ông rất chu đáo. Nếu ở
nhà, chắc ông đã trực tiếp điều khiển việc canh tác và thu hoa lợi. Nhưng phải đi xa, ông giao tất cả cho bọn tá
điền. Oâng đã đặt trọn vẹn niềm tin nơi
họ.
Ba lần ông chủ
“sai” người đến “thu hoa lợi”[2]
từ những tá điền. Tuy không xuất đầu lộ
diện, nhưng lúc nào ông cũng quan tâm rất nhiều tới nguồn hoa lợi. Lần thứ hai “ông lại sai một số đầy tớ khác đông
hơn trước”[3]. “Sau cùng, ông sai con trai mình đến gặp chúng,
vì nghĩ rằng : ‘chúng sẽ nể con ta.’”[4]
Khi thấy cậu con trai, họ bàn kế : “Đứa
thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi,
và đoạt lấy gia tài nó !”[5] Luật thời đó qui định “chim trời cá nước ai
bắt trước người đó được” và quần chúng cũng không thích những người chủ vắng mặt.[6] Bởi đấy, lợi dụng lúc ông đi vắng, họ đã dùng
vũ lực cưỡng chiếm tài sản.
Nhưng tất cả đều vượt ngoài tầm kiểm soát. Thật là “bé cái lầm” ! Không những không đạt mục đích, họ còn mất cả
địa vị và mạng sống. Không những bị thay
thế, họ còn phải mở mắt nhìn một thế cờ đảo ngược : “Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ
lại trở nên đá tảng góc tường.”[7] Thực tế ông chủ vẫn hiện hữu với tất cả quyền
lực tuyệt đối trên tài sản của mình, tuy vắng mặt. Để gặt hái được hoa lợi, ông đã không ngần
ngại hi sinh bọn tá điền thất đức đó “và cho các tá điền khác canh tác vườn
nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông.”[8] Lớp tá điền mới này được tuyển mộ dựa trên tiêu
chuẩn “chân thật, cao quý, chính trực”[9]. Họ biết rõ mục đích, thời gian và địa vị của
mình khi làm việc với ông chủ.
Oâng chủ đã chứng tỏ niềm hi vọng
vẫn còn nguyên vẹn, dù người con trai đã bị giết. Cái chết không kết thúc tấm thảm kịch, nhưng
đã mở ra một chân trời mới cho mọi người thấy rõ ai nắm quyền làm chủ. Nhưng
dù uy quyền và giàu sang tới đâu, ông cũng không thể làm cho người con trai sống
lại. Nhưng Thiên Chúa không bất lực như
thế. Trái lại, Người đã chứng tỏ tất cả
quyền lực vô biên khi phục sinh Người Con Chí Aùi. Khác hẳn ông chủ trần gian, Người không dùng
quyền lực để phục thù, nhưng để thành lập một vườn nho mới. “Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh, chính là
nhà Israel đó; Người những mong họ sống công bình, mà chỉ thấy toàn là đổ máu ;
đợi chờ họ làm điều chính trực, mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than.”[10] Bọn tá điền chính là “các thượng tế và kỳ mục”
đã gây nên cảnh đổ máu cho Thánh Tử chí ái là Đức Giêsu. Thực tế họ không còn tin Thiên Chúa, nhưng
chỉ cố bảo vệ quyền lợi hẹp hòi. Khi không
tin Thiên Chúa, con người trở thành tàn bạo với anh em. Bởi thế,
họ đã bị cảnh cáo : “Nước Thiên Chúa, Người sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà
ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.”[11] Họ bị loại bỏ vì tất cả tâm thức và cơ chế đã
lỗi thời, không còn đáp ứng nổi những đòi hỏi thực tế nữa.
Muốn có một dân sinh hoa lợi
cho Nước Thiên Chúa, Đức Giêsu phải phục sinh để trở thành “đá tảng góc tường”
trong Nhà Chúa, tức là Giáo hội. “Đó là
công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.”[12] Kỳ diệu vì nhờ Thánh Linh, “bình an của Thiên
Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết
hợp với Đức Kitô Giêsu.”[13] Đó là trung tâm hiệp nhất toàn thể Dân Chúa,
gồm cả Do thái lẫn dân ngoại, đã được Thiên Chúa kêu gọi thay thế Israel bội
tín. Chỉ có niềm tin sâu xa mới cho thấy
chủ quyền Thiên Chúa nơi thiên nhiên và xã hội. Không tin, chỉ thấy cái lợi trước mắt. Các
thượng tế và kỳ mục đã cố thoả hiệp giữa những quyền lợi bè nhóm và những đòi hỏi
thực tế của Dân Chúa. Nhưng họ đã thất
bại. Nếu có niềm tin, chắc chắn lương tâm cho họ biết phải làm
gì trước thực tại Nước Trời nơi Đức Giêsu Kitô.
Thực tế phơi bày tất cả bộ mặt phi nhân và bất lương,
nguyên nhân đưa tới chiến tranh ngay trong vườn nho của Chúa.
VƯỜN NHO MỚI
”Chúng ta đang đứng trước một
hoàn cảnh quốc tế đầy căng thẳng, nóng bỏng về mọi phương diện. Một vài nơi trên thế giới, cuộc đối đầu còn ác
liệt hơn.”
[14] Hôm nay cả nhân loại đang khao khát hoà
bình. Giáo hội có thể làm gì trước khát
vọng đó ? Giáo hội có sứ mệnh hoà bình.
Đó là sứ mệnh của toàn thể Dân Chúa.
“Tuy nhiều ơn gọi khác biệt và bổ túc nhau, lại sống trong các hoàn cảnh
khác nhau, giáo dân được kêu gọi cộng tác vào sứ mệnh duy nhất đó của Giáo hội.”[15] “Khi một Kitô hữu sống trọn
vẹn niềm tin, họ sẽ trở thành một cực nam châm hấp dẫn, đầy tự tín và biết tôn
trọng tha nhân ; họ không bao giờ áp đặt lên ai niềm tin tôn giáo của mình, nhưng
biết cách truyền đạt chân lý mà không làm cho những người tin tưởng vào họ phải
thất vọng. Họ nhượng bộ mà không thoả
hiệp một cách sai lầm. Tính đa dạng là một
chiều kích của Giáo Hội Công Giáo. Nhưng
tính đa dạng không dẫn tới một thứ lãnh đạm khiến người ta đặt mọi ý kiến trên
cùng một bình diện.”[16] Có hiệp nhất, Giáo hội mới trở thành gương mẫu
và sức mạnh đem lại hoà bình cho nhân loại. Nhưng “điều kiện cần thiết
và sức mạnh đưa tới hiệp thông đích thực trong Giáo hội là lòng khiêm nhường.”[17] Chính vì thiếu điều kiện căn bản đó, các thượng
tế và biệt phái đã không nhận ra sự thật và đánh mất Nước Trời
Khí cụ hoà bình trong tầm tay Giáo hội chính là kinh Mân Côi. Cần phải “tái khám phá lối cầu nguyện truyền
thống, rất đơn sơ nhưng rất sâu xa này.
Có thể nói Kinh Mân Côi là một sự chiêm ngắm dung nhan Đức Kitô qua cái
nhìn của Đức Maria. Đó là một kinh nguyện
nằm ngay chính trung tâm Tin Mừng, và hoàn toàn hoà hợp với sáng kiến của Công Đồng
Vatican II. Chắc chắn kinh Mân Côi sẽ đem
lại hoà bình. Hơn bao giờ, khắp thế giới
cần phải cầu xin Thiên Chúa ban hoà bình.
Hiển nhiên trong bối cảnh này, kinh Mân Côi là một kinh đặc biệt xứng hợp. Kinh Mân côi cũng kiến tạo hoà bình vì trong
khi cầu xin Thiên Chúa ban ơn, kinh Mân Côi gieo vào lòng người đọc kinh một thiện
chí, từ đó hi vọng mọc lên hoa trái công lý và tình liên đới trong đời sống cá
nhân và cộng đoàn.”[18] Đó là một hồng ân Thiên Chúa dành cho những
ai hết lòng trung thành với Thiên Chúa và cộng tác với anh em trong công cuộc
canh tác vườn nho mới hầu mang lại hoa lợi dồi dào cho Nước Chúa. Tất cả đều tuỳ thuộc cuộc canh tân sức sống
tin yêu nơi các Kitô hữu !
Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP
[1] Mt 21:33.
[2] Mt 21:34.
[3] Mt 21:36.
[4] Mt 21:37.
[5] Mt 21:38.
[6] NIB 1995:414.
[7] Mt 21:42.
[8] Mt 21:41.
[9] Pl 4:8.
[10] Is 5:7.
[11] Mt 21:43.
[12] Mt 21:42.
[13] Pl 4:7.
[14] Zenit 29.09.2002.
[15] ĐHY Tettamanzi, TGM
[16] ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 30.09.2002.
[17] ĐHY Tettamanzi, TGM
[18] Zenit 29.09.2002.