NIỀM VUI CỨU
ĐỘ
Chúa Nhật 28A Thường Niên
Có gì vui bằng tiệc cưới ? Có ai dám chối từ niềm vui ấy ? Thế nhưng ai ngờ một cuộc từ chối tập thể đã
diễn ra ngay trong một đám cưới Hoàng tử.
Một bi kịch mở màn …
THIỆP MỜI
Câu truyện bắt đầu
với tiệc cưới hoàng tử : “một vua kia mở tiệc cưới cho con mình.”[1] Còn vinh dự nào hơn khi được nhà vua mời
tham dự tiệc cưới đó ! Thực tế, các
quan khách đều “không chịu đến”[2]
hoặc “không thèm đếm xỉa tới”[3]
lời mời của nhà vua. Bi kịch bắt đầu từ đó. Không những gởi lời mời trước, nhà vua còn sai các đầy tớ đến tận nơi trịnh
trọng mời lại nhiều lần. Nhưng tất cả đã
bị chối từ thẳng thừng, vì ai nấy đều có bận tâm riêng về quyền lợi mình. Niềm vui nhà vua không quan trọng bằng những quyền lợi đó. Còn gì xỉ nhục nào hơn ? !
Trước thái độ vô cùng
bất nhã của các quan khách, nhà vua vẫn điềm tĩnh. Sau khi nhóm đầy tớ đầu tiên thất bại, “nhà
vua lại sai những đầy tớ khác”[4]
đi giải thích và nài nỉ : “Mọi sự đã sẵn.
Mời quí vị đến dự tiệc cưới !”[5]
Mặc dầu với đầy đủ quyền lực trong tay, ông
đã không cho cơn giận bùng lên ngay. Nhưng
chờ tới khi một số quan khách “bắt các đầy tớ của vua mà hành hạ và giết chết,”[6]
ông mới thấy tất cả bộ mặt đầy nham hiểm. Lạ thật !
Không ngờ quan khách lại trở thành kẻ thù. Phải
có một thái độ kịp thời ngăn ngừa hậu hoạ.
Lập tức, “nhà vua nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy
và thiêu huỷ thành phố của chúng.”[7] Đúng là ác giả ác báo ! Cảnh máu đổ đầu rơi diễn ra khắp hang cùng
ngõ hẻm. Phản ứng như thế có quá đáng
không ? Thực tế chắc khó xảy ra. Tuy thế, có lẽ Tin Mừng Mathêu chỉ muốn diễn
tả cảnh “Giêrusalem bị phá huỷ, cảnh phán xét Israel bạo loạn vì đã từ chối đón
nhận Đấng Thiên Sai.”[8]
Khác hẳn với thái độ
thận trọng trước đây, nhà vua quyết định sai các đầy tớ “ra các ngả đường gặp
ai cũng mời hết vào tiệc cưới, bất luận xấu tốt.”[9] Một cảnh tượng ồn ào không thể tưởng tượng được
! Tiệc cưới trở thành một cơ hội cho mọi
người chung vui với nhà vua. Thế nhưng,
nhà vua muốn niềm vui ngày cưới phải trọn vẹn.
Nhận lời mời và hiện diện trong tiệc cưới cũng chưa phải là thực sự chia
vui với nhà vua. Cần phải có “y phục lễ
cưới”[10]
mới xứng đáng là thực khách triều đình. Một người ngoài đường làm sao có thể chuẩn bị
kỹ càng như thế ? Thế nhưng, ở đây “thực
tế phải hi sinh cho ý nghĩa thần học.
Thời kỳ Kitô giáo sơ khai, việc trở lại mang một cá tính mới, thường được
diễn tả qua việc mặc áo mới; người ta dùng tiếng thay áo để diễn tả việc bỏ lối
sống cũ mặc lấy cá tính mới của Kitô hữu
(x. Rm 13:12-14; Gl 3:27; Ep 6:11; Cl 3:12; Lc 15:22; Kh 3:4; 6:11; 19:8). Hình ảnh đó ngụ ý, con người phải có những
hành động đích thực Kitô giáo, tương đương với ‘hoa quả’ trong hình ảnh dụ ngôn
trước đó.”[11]
Mặc dù biết con người
bất xứng, Thiên Chúa vẫn lên tiếng mời gọi “đến dự tiệc cưới của Con Chiên !” [12] Nhưng mấy người đã đáp lại tiếng mời gọi khẩn
thiết của Người ? Mấy người nhập tiệc
với đầy đủ “y phục lễ cưới”[13]
? Họ có đầy đủ thời giờ, nhưng lúc nào cũng
quá bận rộn với chuyện bên đường. Họ là
quan khách được Vua Cả Nước Trời thiết mời, nhưng vẫn một mực từ chối với đủ lý
do. Nhưng nếu thật tình nhận lời, họ sẽ
được “Thiên Chúa thoả mãn mọi nhu cầu một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của
Người trong Đức Kitô Giêsu.”[14]
ĐƯỜNG VÀO HẠNH PHÚC
Sự giầu sang đó rõ
nét nhất nơi cái đẹp thiên hình vạn trạng trong thiên nhiên và cuộc sống. Một chiếc áo cưới đẹp đem lại niềm vui cho toàn
thể tiệc cưới. Cao hơn nữa, nơi vẻ đẹp
Thiên Chúa đã muốn con người “khám phá ra con đường Phúc âm hoá và hiệp nhất”[15]
nhân loại. Điều đó đã được chứng nghiệm
nơi cuộc đời thánh nữ Bridget, một nhà thần bí Thuỵ Sĩ thế kỷ 14. Khi sống cuộc đời của một người vợ và một người
mẹ, sau đó của một tu sĩ và nhà sáng lập dòng, thánh Bridget (1303-1373) đã trở
thành một mô hình hội nhập vào đời mình đường lối thể hiện việc hiệp nhất qua cái
đẹp.” [16] Thánh nhân đã trở thành gương mẫu cho cuộc sống
giáo dân và tận hiến. “Thánh Bridget
khuyến khích mọi người ‘tái khám phá vẻ đẹp Tin Mừng sống,’ và mời gọi các cộng
đồng Kitô hữu Aâu châu lần bước theo những nét đẹp phát xuất từ Tin mừng, nét đẹp
xây trên những giá trị nhân bản và Kitô giáo.’”[17] Nét đẹp đó được thể hiện rõ nét nơi “thánh nữ
Bridget, một chiếc cầu nối liền các Giaó hội Bắc Aâu với Roma và giữa các Giáo
hội Luther và Công giáo.”[18] Nét đẹp đó cũng thấy nơi cuộc đời thánh nữ
Catarina Siena, “một người nhiệt tình bênh vực chân lý và quan tâm tới những vấn
đề chính trị và công lý.”[19] Thế giới đang cần những nét đẹp như thế. Đúng hơn, để có thể kiến tạo hoà bình cho nhân
loại, Giáo hội cần “tái khám phá mối liên hệ bền vững giữa vẻ đẹp và công lý mà
Kitô giáo đã có thể tổng hợp ngay từ đầu.”[20]
Hoà bình cũng chỉ là một trong những khát vọng
hạnh phúc. Chỉ một mình Thiên Chúa mới
có thể thoả mãn mọi khát vọng hạnh phúc sâu xa nhất của con người nơi Đức Giêsu
Kitô. Thực vậy, chỉ “những mối phúc thật
của Đức Giêsu giải thoát chúng ta khỏi quan niệm hạnh phúc tầm thường, đưa lại
một chiều sâu đích thực, và vạch ra con đường riêng cho con người nhìn thấy mối
liên kết giữa sự thiện tuyệt đối, sự thiện hiện thân – tức là Thiên Chúa – và hạnh phúc.”[21] Từ chối Thiên Chúa tức là phủ nhận chính khát
vọng hạnh phúc tiên khởi và cao cả nhất của con người. Hành vi luân lý không đủ đạt đến hạnh phúc đó. Chỉ có lòng tin sâu xa và sự đáp trả hồng ân
tình yêu Thiên Chúa mới giúp con người thực hiện được tất cả mọi ước vọng trên đời. Theo ĐHY Ratzinger, tất cả những cách đáp
trả đó có thể tìm thấy nơi Cuốn Giáo Lý Công Giáo. Quả thực, “dựa vào Kinh Thánh và nguồn Truyền
thống toàn cầu vô cùng phong phú, và được Công Đồng Vatican II gợi hứng, Cuốn
Giáo Lý đó đã cho ta cái nhìn tuyệt vời và có hệ thống về toàn bộ Đức Tin Công
Giáo, một vẻ đẹp làm nổi bật chân lý diễm lệ,”[22] không đóng khung nhưng
mở ra con đường “đối thoại vượt qua được những hận thù và bạo lực giữa các tôn
giáo.”[23] Chính vì thế, các Giám mục Aâu Châu xác tín
rằng dân chúng “hôm nay tận cơ bản đang sẵn sàng lắng nghe Tin mừng.”[24] Bởi vậy, Hội Nghị các Giám mục Aâu châu xác
tín về viễn tượng “Phúc âm hoá và truyền bá đức tin. Giáo hội không phải là một pháo đài bị bao vây. Đúng hơn, Giáo hội cam kết trở thành một động
lực thúc đẩy việc truyền giáo và văn hoá hơn.
Mỗi Kitô hữu được kêu gọi đóng vai chính trong sứ mạng đó, nhưng theo nghĩa
này, các ơn gọi đặc biệt trong đời sống thánh hiến và linh mục có một vai trò bất
khả thay thế. Số ơn gọi đó đang giảm sút
trong một vài quốc gia Aâu châu.”[25] Không phải chỉ có Aâu châumà thôi. Cả thế giới đang thiếu bước chân sứ giả Tin
Mừng đến mời mọi người nhập tiệc cưới Con Chiên.
[1] Mt
22:2.
[2] Mt 22:3.
[3] Mt
22:5.
[4] Mt
22:4.
[5] Mt 22:4.
[6] Mt
22:6.
[7] Mt
22:7.
[8] NIB 1995:418.
[9] Mt
22:9.10.
[10] Mt 22:12.
[11] NIB 1995:418.
[12] Kh 19:9.
[13] Mt 22:12.
[14] Pl 4:19.
[15] Zenit 7.10.2002.
[16] Zenit 7.10.2002.
[17] Nữ tu Rohdin: Zenit 7.10.2002.
[18] Nữ tu Rohdin: Zenit 7.10.2002.
[19] Nữ tu Rohdin: Zenit 7.10.2002.
[20] ĐHY Crescenzio Sepe : Zenit
7.10.2002.
[21] ĐHY Ratzinger : Zenit 8.10.2002.
[22] ĐHY Ratzinger : Zenit 8.10.2002.
[23] Diễn Đàn Truyền Thông Kitô giáo tại Jakarta : Zenit 8.10.2002.
[24] Zenit 8.10.2002.