TÌM MỘT HƯỚNG ĐI

Chúa Nhật 31A Thường Niên

 

Hiện tại Việt Nam được xếp vào một trong 20 nước tham nhũng nhất thế giới. Bệnh tham nhũng đã thành nan y. Trong khi Cơng giáo Việt Nam chỉ chiếm 8% dân số, cĩ tới 30% giới trẻ ghiền ma túy là người Cơng giáo. Tất cả những dữ kiện ấy tố cáo Việt Nam tràn ngập những con người chỉ thích hưởng thụ ít biết phục vụ.

    Trước sự kiện đĩ chúng ta phải làm gì ? Tại sao cĩ tình trạng trầm trọng như vậy ? Chẳng lẽ giới trẻ bị bỏ rơi, khơng cịn là đối tượng cho Giáo hội phục vụ sao? Thực tế Giáo hội cĩ vạch nổi hướng đi cho giới trẻ hơm nay khơng ?

CÁI TƠI ÐÁNG GHÉT

    Chính khi “Ðức Giêsu thấy đám đơng, Người chạnh lịng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên khơng người chăn dắt” (Mt 9:36). Lý do vì thời đĩ các kinh sư và người Pharisêu chỉ tìm cái tơi trong việc lãnh đạo quần chúng. “Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi cơng cộng và được thiên hạ gọi là thày.” (Mt 23:6-7). Suốt ngày luẩn quẩn với cái tơi như thế, họ khơng thể nào biết được nhu cầu quần chúng.

    Cái tơi kệch cỡm ấy bị phơi bày ra ánh sáng: “Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài” (Mt 23:5). Ðúng là mầu mè. Họ thích khoe khoang cái tơi hơn là bắt tay hành động cùng với người khác. Quyền bính trở thành cứu cánh thoả mãn mọi đam mê thống trị, chứ khơng phải là phương tiện phục vụ quần chúng. “Họ bĩ những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ lại khơng buồn động ngĩn tay vào.” (Mt 23:4). Cần gì phải bận tâm tới những điều tầm thường ! Bọn dân đen ngu dốt mới phải cúi đầu khuất phục. Cịn ta thuộc hàng lãnh đạo phải sống trên lề luật chứ !

    Bên ngồi các kinh sư và người Pharisêu rất đạo đức và uy quyền, vì họ “ngồi trên tịa ơng Mơsê mà giảng dạy.” (Mt 23:2) Họ khơng phải là những người ngu dốt. Trái lại họ giảng rất hay, chủ yếu tìm danh vọng cá nhân, chứ khơng nhằm làm sáng danh Thiên Chúa.  Họ đưa ra những lề luật và giải thích rất thơng suốt để khai sáng quần chúng. Ðức Giêsu cũng cơng nhận như thế : “Những gì họ nĩi thì anh em hãy làm, hãy giữ ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nĩi mà khơng làm.” (Mt 23:3) Cĩ một khoảng cách ghê gớm giữa lý thuyết và thực hành.  Ðức Giêsu khơng thể chấp nhận một kiểu mẫu lãnh đạo như thế trong cộng đồng Người.

    Thật vậy đối với Ðức Giêsu, lãnh đạo khơng phải là ngồi văn phịng ra chỉ thị. Nhưng lãnh đạo là lãnh đạn. Chính Ðức Giêsu là người lãnh đạn đầu tiên khi trở thành đối tượng cho mũi dùi dư luận đầy hiềm khích của các kinh sư và người Pharisêu. Chúa đã thi hành trước tiên điều Chúa căn dặn mơn đệ : “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em.” (Mt 23:11)  Mức phục vụ anh em nơi Ðức Giêsu đã lên tới tột đỉnh, vì Người đã hi sinh cả mạng sống. Chính nhát giáo đâm thấu tim Người đã mạc khải chân lý lãnh đạo là lãnh đạn.

    Tại sao Ðức Giêsu cĩ thể phục vụ tới mức đĩ ? Chắc chắn Người chẳng bao giờ nghĩ tới cái tơi như các kinh sư và người Pharisêu. Người khơng nghênh ngang, màu mè. Trái lại Người đã quỳ gối rửa chân cho các mơn đệ. “Thày ở giữa anh em như một người tơi tớ".  Mặc dù tài giảng thuyết vơ cùng hấp dẫn, Người khơng tìm hư danh, nhưng chỉ lo cho “danh thánh Cha vinh hiển” (Mt 6:9; Lc 11:2)

THẢM KỊCH THỜI ĐẠI

Nhân loại đang mất hướng.   Đó là nguyên nhân sinh ra mọi rối loạn trong các sinh hoạt cá nhân cũng như cộng đoàn.   Đức Giêsu đã thấy ngay thảm hoạ đó trong xã hội đương thời.   Bởi đấy, Người đã cống hiến một cái nhìn sâu sắc sau đây.

Có thể thấy ngay dấu hiệu cuộc khủng hoảng đó trong sự đứt đoạn giữa lý thuyết và thực hành nơi cuộc đời các nhà lãnh đạo Do thái.   Quả thực, “các kinh sư và các người Pharisêu …  nói mà không làm.” (Mt 23:2.3)    Họ đánh mất phương hướng cho cuộc đời.    Tất cả những gì nói ra đều không phát xuất từ một xác tín.    Quyền bính được xử dụng tối đa để “bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.” (Mt 23:4)   Họ ra sức giải thích điều trong lề luật và Kinh thánh rất tài tình và chính xác.   Nếu không, Đức Giêsu đã không căn dặn dân chúng và các môn đệ : “Tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm.” (Mt 23:3)  Từng chi tiết nhỏ cũng không bị bỏ qua.  

Thực tế, họ là hạng bạc nhược và lười biếng !    Không biết đến bổn phận, mà chỉ nhắm tới quyền lợi !   Đã vậy, tự bản chất còn đầy kiêu ngạo (x. Mt 23:5-7) .    Chỉ thích khoe cái tôi cho bàng dân thiên hạ.   Đối với họ, tất cả trở thành phương tiện, kể cả Thiên Chúa !  Còn cuộc đời mất hướng hơn những người lãnh đạo đó !  “Họ là những người mù dắt người mù.   Mù mà lại dẫn mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố.” (Mt 15:14)    Quả là một thảm kịch thời đại !

Sau khi phơi bày bộ mặt kệch cỡm của  bọn người lãnh đạo đương thời, Đức Giêsu muốn vạch một hướng đi cho nhân loại.   Người không muốn ai hiểu sai hay xuyên tạc Lời Chúa.   Đừng sa vào chi tiết vụn vặt mà đánh mất ý nghĩa toàn thể và đích thực.  Ý nghĩa thực sự vượt trên và nằm sâu trong bản văn.   Nói khác, phải đọc giữa các hàng chữ mới thấy được ý, như người ta vẫn nói.

Quả thế, đứng trước thảm kịch thời đại, Đức Giêsu muốn cho thấy những chức vị “cha, thày” trở thành trò cười cho thiên hạ, chỉ vì những người mang chức vị ấy đã đánh mất ý nghĩa đích thực của danh xưng.   Đáng lẽ phải là một dấu chỉ cho một thực tại cao cả và sâu xa hơn, thì nó lại quay tìm ý nghĩa trong những thực tại hời hợt và co cụm vào cái tôi rỗng tuếch.   Thế là chính cái tôi đã phá huỷ tất cả.   Cái tôi đã trở thành mối đe doạ nguy hiểm nhất trong tương quan nhân loại với Thiên Chúa.

Chức vị trong Giáo hội hay xã hội chỉ có ý nghĩa và giá trị đích thực khi qui hướng về Thiên Chúa.   Đánh mất chiều hướng này, chức vị trở thành vô nghĩa.   Đức Giêsu không muốn các môn đệ lệ thuộc vào những dữ kiện bề ngoài.    Người muốn cho mắt người môn đệ không được rời xa cứu cánh duy nhất cuộc đời, đó là “Cha trên trời.” (Mt 23:9)    Bất cứ thực tại nào cản trở con người nhìn thấy cứu cánh đó đều gây thiệt hại lớn lao cho cuộc đời.   Huống hồ chức vị muốn lấn át Thiên Chúa càng bị lên án hơn !   Mức tác hại khôn lường, vì ảnh hưởng tai hại tới xã hội.

Để tránh xa những tệ hại đó, người môn đệ Đức Giêsu phải lắng nghe một Thày duy nhất là Đức Kitô, vì “chính Thày là con đường, là sự thật và là sự sống.” (Ga 14:6)   Địa vị độc tôn đó của Thày không ngăn cản người môn đệ tìm Thày trong mọi nẻo đường Thày đi qua trong cuộc đời, văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật, triết học v.v.  Vì chính Thần khí của Thày không ngừng hoạt động trong mọi thực tại trần gian và lương tâm con người.

Ngoài ra, người môn đệ còn phải nhìn vào ngón tay Thày để thấy được nẻo đường về nhà Cha, vì “không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thày.” (Ga 14:6)   Thực vậy, “anh em chỉ có một vị chỉ đạo, là Đấng Kitô.” (Mt 23:10)    Chỉ một mình Người mới có thể vạch được con đường đúng nhất cho con người đi lên, vì khi nhìn vào Người, tất cả đều thấy tình yêu Thiên chúa hiện diện một cách sống động và mãnh liệt nhất.   Nói khác, Người chính là tình yêu Thiên chúa hiện thân.    Chỉ có tình yêu mới nói đúng nhất về tình yêu.   Không có nẻo đường nào khác ngoài con tim Thiên Chúa.   Thánh linh chính là nhịp đập của con tim ấy.

Tất cả mọi chức phận chỉ có ý nghĩa và giá trị khi nhắm đến quyền lợi tha nhân.   Quyền lợi tối cao phải là ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại, chứ không phải là lợi lộc và danh vọng nhất thời.   Nhìn trong chiều hướng đó, mọi người đều bình đẳng về cứu cánh và chiều hướng phục vụ.   Địa vị càng cao, trách nhiệm càng nặng.   Nói khác, “trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em.” (Mt 23:11)   

Nhưng làm sao phục vụ, nếu không có lòng khiêm nhường ?   Phục vụ luôn luôn đi đôi với khiêm cung.   Đây là đòi hỏi căn bản và tối thiểu để trở thành môn đệ Đức Giêsu.   Trước Thiên nhan, địa vị con người không lệ thuộc vào chức tước hay nhận định chủ quan.   Trái lại, thực tế cho thấy “ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.” (Mt 23:12)    Cả Thiên Chúa và con người đều nhất trí như vậy.   Đi ngược lại chiều hướng đó, con người sẽ trở thành “kỳ đà cản mũi” trong mọi lãnh vực.

THẾ GIỚI ÐẠI ÐỒNG

    Sống theo tinh thần Ðức Giêsu, người mơn đệ làm thành một cộng đồng huynh đệ, khơng cịn giai cấp, địa vị. Trong cộng đồng thiêng liêng, mọi người đều bình đẳng. Thật vậy, “tất cả anh em đều là anh em với nhau.”(Mt 23:8)   “Quyền bính chỉ cĩ nghĩa là phục vụ anh chị em.” (Faley:1994).  Bởi đĩ ngay giám mục và linh mục cũng chỉ là những thừa tác viên trong cộng đồng dân Chúa. Thật ý nghĩa khi một linh mục ghi trên tấm ảnh kỷ niệm “ngày lãnh tác vụ linh mục”, thay vì ghi nhớ ngày chịu chức. “Phục vụ đã được Chúa nhấn mạnh như dấu chỉ đặc biệt của cộng đồng Kitơ giáo.” (Faley:1994)

    Khác hẳn với mẫu mực Ðức Giêsu đã nêu cao, cộng đồng Do thái giáo ngày xưa gồm tồn những người lãnh đạo “đi trệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo trên đường Luật dạy, “khơng tuân giữ đường lối” Thiên Chúa, “và hay nể vì khi áp dụng Luật.” (Ml 2:8-9) Họ khơng dám giáo hĩa dân chúng đúng mức. Cĩ lẽ xơi oản đã làm cho thầy ngọng miệng rồi chăng ?

Trái lại ngay từ đầu trong cộng đồng Kitơ giáo, Chúa đã nêu cao nhiều mẫu gương phục vụ. “Trong khi thi hành sứ mệnh, các tơng đồ đã khơng hống hách hay ăn trên ngồi trốc, trái lại các ngài luơn khoan dung và quan tâm tới mọi người.” (Faley:1994) Trong số đĩ, thánh Phaolơ nổi bật như một vị lãnh đạo xuất chúng vì “đã cư xử thật dịu dàng, chẳng khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ” (1Tx 2:7)   Người xả thân vì Chúa và anh em : “Chúng tơi đã quý mến anh em, đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, khơng những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tơi nữa.” (1Tx 2:8). Rõ ràng “nếu thừa tác vụ hay việc phục vụ trong tinh thần thương yêu là một dấu hiệu mơn đệ đích thực, thì phải làm cho con người dấn thân tồn diện, chứ khơng thuần túy như làm một cơng tác trong Giáo hội.” (Doohan:1993).

ÐƯỜNG HƯỚNG LÃNH ÐẠO HƠM NAY

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolơ II càng làm sáng tỏ chân lý “lãnh đạo là lãnh đạn” khi Người bị bắn gục trên quảng trường thánh Phêrơ năm 1981. Ðĩ là hình ảnh nĩi lên tất cả sự thật bên trong của việc lãnh đạo dân Chúa.  Sự thật bên trong là “tình yêu Chúa Kitơ thúc đẩy chúng tơi” (2Cr 5:14) xây dựng Nước Thiên Chúa bằng con đường phục vụ.

 Con đường phục vụ lớn lao và gian truân nhất là đến với người nghèo. Vị lãnh đạo Hội Thánh hơm nay cho thấy: “Bảo vệ người nghèo là làm vinh danh Thiên Chúa, là Cha của người nghèo.” (VietCatholic 28/10/1999). Ðĩ là hướng đi Chúa đã vạch ra cho Giáo hội từ 2000 năm trước: “Kẻ nghèo được nghe Tin Mừng.” (Mt 11:5; x.Lc 4:18) Ðức Thánh Cha giải thích : “Trong Tân Ước, sứ điệp phấn khởi vui mừng được loan báo cho người nghèo... Nghèo khĩ của Phúc âm luơn luơn hàm ý phải cĩ sẵn một tình yêu vĩ đại cho những người nghèo nhất trên thế giới.”(VietCatholic 28/10/1999).

 Người nghèo là nạn nhân trực tiếp của bất cơng. Chúng ta khơng thể bình chân như vại trước cảnh anh em đang chết đĩi cả về vật chất lẫn tinh thần. Cứu được con người khỏi cảnh đĩi khổ, Hội Thánh sẽ trỡ nên niềm hi vọng cho muơn dân, Kitơ hữu thực hiện được sứ mệnh do niềm tin địi hỏi. Chỉ cĩ phục vụ vơ điều kiện mới biến cải thế giới. Phục vụ như thế khơng tránh khỏi búa rìu dư luận và hi sinh quyền lợi lẫn mạng sống. Nhưng cĩ sẵn sàng lãnh đạn, chúng ta mới trở thành lãnh đạo trong Ðức Giêsu Kitơ. Một tinh thần dấn thân cho cơng lý sẽ lơi hút giới trẻ và người nghèo hơm nay vào Nước Thiên Chúa, một Nước “cơng chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần.” (Rm 14:17)

Như Hạ


Về Trang Suy Niệm Chủ Nhật Năm A