BỒNG LAI TIÊN CẢNH
Con người suốt đời săn tìm hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc vẫn xa tầm tay mọi người. Ai nắm bí quyết hạnh phúc ? Con đường nào dẫn đến hạnh phúc đích thực
?
KHẮC KHOẢI.
Không ai khao khát hạnh phúc bằng người đang bị giam cầm. Toàn dân đang ngột ngạt vì cảnh nô lệ và nóng
lòng chờ đợi Đấng Thiên Sai. Hơn ai hết,
ông Gioan Tẩy Giả cảm thấu nỗi mong chờ đó một cách cụ thể và sống động. Bởi vậy, “đang ngồi tù, ông Gioan nghe biết
những việc Đức Kitô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng : ‘Thầy có thật là Đấng
phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?’” (Mt 11:2-3) “Đấng phải đến” để giải phóng và làm cho muôn
dân hạnh phúc. Đó là sứ mệnh Thiên Sai
thời cánh chung.
Thay vì giải đáp trực tiếp câu hỏi của ông Gioan, Đức Giêsu đã mạnh
tay hơn ngôn sứ Isaia khi phác họa lại hình ảnh thời Thiên Sai: “Các anh cứ về
thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù xem thấy, kẻ què
bước đi, người cùi được sạch, kẻ điếc nghe được, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được
nghe Tin Mừng …” (Mt 11:4-5; Is 35:5-6a)
Đó là một cuộc giải thoát hoàn toàn khỏi kiếp lầm than. Nhân loại không còn lệ thuộc sinh bệnh lão tử
nữa. Cũng không còn cảnh người bóc lột
người. Trái lại, người nghèo bỗng thấy
mình hạnh phúc hơn cả vì “được nghe Tin Mừng.”
Nói tóm, không còn quyền lực nào có thể áp chế con người, vì Thiên Chúa
“sẽ đến cứu anh em.” (Is 35:4) Người sẽ
đến trong Đức Giêsu Kitô. Ai không nhận
ra hồng ân Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, sẽ lãnh nhận tất cả hậu quả khốc hại.
Quả thực, Đức Giêsu nói : “Phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.”
(Mt 11:6) Nhiều người đã không thể tránh
khỏi vấp ngã, vì đã thấy nơi Người một trở ngại lớn lao cho những mưu đồ trần
thế của họ. Có thể tìm thấy mưu đồ ấy nơi
những con người đang làm giàu trên xương
máu người khác hay đang cởi lên đầu lên cổ anh em để bước lên đài danh vọng. Những con người tham lam và kiêu ngạo ấy không
phải là đối tượng cứu độ. Trái lại, đối
tượng Chúa nhắm tới là những người bị áp bức, đói nghèo, tù tội, mù lòa, câm điếc,
cô nhi quả phụ, nghĩa là những người không còn hi vọng. Đã đến lúc đảo ngược thế cờ. Thiên Chúa sẽ “xử công minh cho người bị áp bức,
ban lương thực cho kẻ đói ăn. Chúa giải
phong những ai tù tội, Chúa mở mắt cho kẻ mù lòa. Chúa cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên.”(Tv
145:7-8) Đó là những người có phúc. Họ sẽ không vấp ngã vì Đức Giêsu, vì Người đến
để chứng minh “Chúa là Đấng giữ lòng trung tín mãi muôn đời.” (Tv 145:6b)
Chính vì thế, vượt trên sứ mệnh Gioan Tẩy giả, Đức Giêsu đến mạc khải
Thiên Chúa tình yêu. Thiên Chúa trung
tín với giao ước tình yêu cũng là Đấng Công chính. Muốn đến gần Thiên Chúa tình yêu, con người
cần phải trở nên công chính như ông Gioan.
Sự công chính lót đường cho tình yêu.
Bởi vậy, ông Gioan có sứ mệnh tiền hô cho Đấng Cứu thế, như “Kinh Thánh đã nói : Này Ta sai sứ giả của Ta
đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến.” (Mt 11:10) Bộ mặt ông đanh lại khi cao giọng : “Nòi rắn
độc kia … Cái rìu đã đặt sát gốc cây.” (Mt 3:7.10) Oâng đã hoàn thành sứ mệnh khi kêu gọi mọi
người sám hối để chuẩn bị đón Chúa.
Chính ông cũng có thái độ và lối sống thích hợp để mở đường cho Chúa đến
với dân Người. Bởi vậy, Đức Giêsu đã đề
cao ông : “Tôi nói thật với anh em : trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng
có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả.” (Mt 11:11)
Mặc dù cao cả như thế, ông Gioan vẫn có một thái độ khiêm tốn và lối
sống giản dị, khác hẳn mọi người. Nhìn
vào ông, cũng có thể biết mình phải có thái độ nào khi ra đón Chúa. Bởi thế, thánh Giacôbê đã khuyên : “Anh em hãy
noi gương các ngôn sứ là những vị đã nói nhân danh Chúa.” (Ga 5:10) Trong các ngôn sứ, chắc chắn ông Gioan xứng đáng
nhất để chúng ta noi theo. Vì chính ông
sẽ cho mọi người biết “Đức Chúa giải thoát sẽ trở về.” (Is 35:10) Còn ai cảm thấy được giải thoát hơn ông
Gioan Tẩy Giả ? Toàn thân ông không bị
lệ thuộc bất cứ nhu cầu vật chất nào.
Oâng như sa mac hoang sơ. Nhưng đã
đến lúc ông nghe được tiếng Chúa : “Vui lên nào, hỡi sa mạc và đồng kho cỏ cháy,
vùng đất hoang, hãy mừng vỡ trổ bông, hãy tưng bừng nở hoa như khóm huệ, và hân
hoan múa nhảy reo hò.” (Is 35:1-2) Bởi
vậy, ngay khi ngồi trong tù, tâm trí ông vẫn chan chứa niềm vui khi hướng về ngày
giải thoát toàn dân. Thực ra, không phải
ông nghi ngờ. Nhưng ngay khi bị tước đoạt
hết mọi phương tiện, ông vẫn có thể rao giảng Tin Mừng. Oâng mơ ước củng cố niềm
tin của các môn đệ vào con người và sứ mệnh Đức Kitô. Oâng đã được mãn nguyện. Ông
đã trở thành cuốn Tin Mừng sống viết lên những nét tuyệt vời về tình yêu Thiên
Chúa nơi Đức Kitô Giêsu.
THỜI KỲ CỨU ĐỘ.
Đức Giêsu đã đến đáp ứng những đòi hỏi thời đại cánh chung. Mọi người mong ước một vị cứu tinh đến chữa lành
và cảm thông. Đức Giêsu đến với nhân loại như một “thày lang biết ủi an và
khích lệ.” (Fahey 1995:34) Người khuyến
khích chúng ta đem phúc lành chia sẻ với người thời đại. Muốn sống trong thời đại Thiên Sai, cần phải
noi gương Người tạo hạnh phúc cho người khác và sống vì người khác. Tất cả đau khổ phải chấm dứt khi Đấng Thiên
Sai ngự đến. Tất cả đều tốt đẹp như cảnh
bồng lai. Căn cứ vào tường thuật của môn
đệ, chắc chắn ông Gioan Tẩy giả đã nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu thế. Nếu vậy, ông phải nghe rõ Tin Mừng hơn hết,
vì như chàng phù rể, ông “vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng rể.”
(Ga 3:29) Như ông Môsê, mặc dù là ngôn sứ
Cựu Ước, ông Gioan cũng chỉ cho dân biết việc xây dựng Nước Chúa bắt đầu từ đâu. Công cuộc đó vẫn được tiếp nối cho đến tận thế.
Quả thực, như ông Gioan Tẩy Giả, Giáo hội luôn dấn thân tranh đấu
cho công lý. Giữa một xã hội tràn đầy tội
ác hôm nay, “Giáo hội không ngừng chống lại việc hợp pháp hóa việc xử dụng ma túy.”
(CWNews 4/12/2001) Không những thế, Giáo
hội phải can đảm nêu lên những nguyên tắc luân lý bất chấp những phản đối ồn ào
của bọn con buôn và phá hoại: “Các bạn trẻ phải được khích lệ và huấn luyện để
tự khép mình vào kỷ luật. Phải chữa trị
những bạn trẻ ghiền ma túy và phải giáo dục các bạn trẻ xa lánh ma túy. Chính quyền có bổn phận dẹp bỏ việc buôn bán
ma túy.” (CWNews 4/12/2001)
Khi lên tiếng như thế, Giáo hội đang góp phân canh tân xã hội và
chuẩn bị cho Nước Chúa như ông Gioan Tẩy Giả.
Nhưng công cuộc xây dựng Nước Chúa còn khổ công hơn nhiều. Chính vì thế, Đức Giêsu mới nói : “kẻ nhỏ nhất
trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông.” (Mt 11:11) Việc nhỏ bé nhất trong nghĩa cử yêu thương còn
đáng giá ngàn lần hơn việc tranh đấu cho công bình. Xây dựng Nước Trời khổ công hơn chuẩn bị đón
chào Nước Chúa. Để thực hiện sứ mệnh làm chứng cho Chúa và xây
dựng Nước Trời, Giáo hội đang phải nỗ lực mở cửa đón những luồng gió bốn phương. Nói khác, công cuộc đối thoại với các tôn giáo,
nhất là những anh em Kitô giáo, đang đem lại những kết quả khả quan. Chẳng hạn, mới đây Nữ Hoàng Anh Quốc đã mời Đức
Hồng Y Cormac Murphy-O’Connor giảng cho hoàng gia trong dịp nghỉ cuối năm. Trước đây chưa đầy một thế hệ không thể tưởng
tượng có lời mời thếù. Lời mời đó cho thấy
có những bước tiến rất dài trong tương quan đại kết kể từ năm 1982 khi Nữ Hoàng
tiếp đón Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Cung Điện Buckingham. Một phát ngôn viên Cung Điện nói : “Chính
trong tinh thần hợp tác, hiệp nhất, và thân thiện mà Nữ Hoàng luôn làm như thế. Đó là một dấu chỉ chúng ta đang sống thời kỳ
đại kết.” (CWNews 4/12/2001) Còn niềm
vui nào lớn hơn khi Giáo hội ngày càng thấy rõ Thiên Chúa ngày càng đổ tràn ân
sủng xuống dân Người như vậy không ?
Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP