Chúa Nhật III Mùa Chay
A
Nước Vọt Đến Sự Sống Đời
Đời
Gio 4:7-15:
7 Có một phụ nữ người Samari đến kín nước. Ðức Yêsu nói với bà ấy: "Cho
tôi uống với". 8 Vì môn đồ Ngài đã vào thành mua thức ăn.9 Người phụ nữ
Samari ấy mới nói với Ngài: "Làm sao ông là Do Thái mà lại xin uống với
tôi là đàn bà Samari?", vì Do Thái không được chung đụng với người Samari.
10 Ðức Yêsu đáp lại và bảo bà ấy: "Nếu ngươi biết được ơn của Thiên Chúa, và
ai là người nói với ngươi: Cho tôi uống với, thì chính ngươi đã khẩn xin và ngài
sẽ cho nước sinh sống". 11 Bà ấy nói với Ngài: "Thưa Ngài, gàu Ngài
không có, giếng thì lại sâu, vậy Ngài lấy đâu cho có nước sinh sống? 12 Dễ
chừng Ngài lại lớn hơn Yacob cha chúng tôi, người đã cho chúng tôi giếng này,
và người cũng uống nước đây nữa, cùng với con cái và gia súc của người?" 13
Ðức Yêsu đáp lại bà ấy: "Phàm ai uống nước này sẽ còn khát lại; 14 Nhưng
kẻ nào một lần đã uống nước Ta sẽ ban, thì đời đời sẽ không khát nữa; nhưng
nước Ta sẽ ban cho nó sẽ nên mạch suối trong nó có nước vọt đến sự sống đời
đời". 15 Người phụ nữ mới nói với Ngài: "Thưa Ngài, xin Ngài ban cho
tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây kín nước".
Tin mừng của Chúa nhật
hôm nay gồm hầu như cả chương 4 (4:5-42). Chương 4 bắt đầu một khung cảnh và chủ
đề mới. Chúa Giêsu rời Giuđêa đi về lại Galilêa và Người đi ngang qua
Đoạn 4:9-15 3 gồm 3 lần
trao đổi giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ: 7 và 9; 10-12; 13-15. Phần cuối của câu
9 là ghi chú của thánh sử. Xét về mặt ngữ nghĩa các trao đổi nầy liên hệ với
nhau qua chủ đề nước. Cụm từ “đến múc nước” (4:7 và 15 ) đóng khung đoạn nầy.
Xin nước uống (4:7-9)
Chúa Giêsu xin người phụ nữ nước uống, “Cho tôi
uống với” (c. 7). Chúa Giêsu khát nước sau hành trình dài. Điều nầy được xác nhận
qua việc các môn đệ đi vào thành để mua thức ăn (9:4-8). Người lấy việc khát nước
của mình để bắt đầu cuộc trao đổi về nước hằng sống (x. 4:10). Động từ “cho” dùng nhiều lần trong đoạn nầy (cc.
10.12.14 [2x].15). Cuộc trao đổi được đóng khung bởi lời mở đầu “cho tôi uống với”
của Chúa Giêsu (c. 10) và kết thúc với lời xin ngược lại từ phía người phụ nữ
“cho tôi nước nầy” (c. 15).
Người phụ nữ nầy chỉ hiểu
theo nghĩa đen lời xin nước của Chúa Giêsu (c. 9). Lời xin nước của Chúa Giêsu
bị bỏ ngõ, vì bà không trả lời trực tiếp lời xin nước của Chúa Giêsu và nói đến
sự ngăn cách giữa hai người do thuộc hai miền khác nhau. Bà là người miền
Ban nước uống (4:10-12)
Trong lần trao đổi tiếp
theo nầy, chủ đề nước chuyển sang khía cạnh khác, tập trung vào Chúa Giêsu là nước
hằng sống, ân huệ của Thiên Chúa, và Người cũng là Đấng ban nước ấy cho những
ai xin Người (c. 10). “Ân huệ của Thiên
Chúa” (c. 10) nghĩa là ơn do Thiên Chúa ban cho. Ân huệ ấy được đồng hoá với Chúa
Giêsu. Mệnh đề điều kiện “Nếu bà biết…” vừa có tính cách điều kiện là phải biết,
vừa có tính cách mời gọi. Điều kiện tiên quyết là phải biết Người là ai, và khi
cầu xin thì Người sẽ sẵn sàng ban nước hằng sống ấy. Ở đây Chúa Giêsu không dùng
cách nói trực tiếp Người là nước hằng sống, dù Người gọi mình là “Tôi là Bánh hằng
sống” (6:51). Nước gắn liền với sự sống như bánh vậy (6:35).
Người phụ nữ không hiểu
ngôn ngữ của Chúa Giêsu (c. 11); như trường hợp của Nicôđêmô (3:3). Suy nghĩ của
bà bị kẹt trong thế giới thể lý và tự nhiên nầy. Bà không hiểu làm sao Chúa Giêsu
có thể: - có nước mà không cần đến cái gàu để múc nước, trong khi giếng lại sâu;
- lớn hơn tổ phụ Giacóp, người đã truyền lại cho họ giếng nước nầy (Kn 49:22). Pothen, “do đâu” (c. 11) là một trong những
từ then chốt của Gioan. Khi đối diện với Chúa Giêsu, nhiều người không hiểu do đâu
mà đến những hiểu biết của Chúa Giêsu (1:48); những việc Người làm (2:9). Cũng
thế người phụ nữ
Người phụ nữ
Nuớc uống ban sự sống (4:13-15)
Trong lời trao đổi sau
cùng, Chúa Giêsu không trả lời những điều liên quan đến gàu nước, và tổ phụ
Giacóp. Người giải thích phẩm tính của nước do Người ban bằng một so sánh giữa
“nước nầy”, nghĩa là nước tự nhiên lấy lên từ giếng (c. 13) và “nước do Người
ban cho” (c. 14). Uống “nước nầy” sẽ lại khát. Uống nước Người ban sẽ không bao
giờ khát nữa. Chúa Giêsu tiếp tục mời gọi đến với Người để giãn khát, “ai khát
hãy đến cùng Tôi và uống” (7:37; x. 6:35.51). Chúa Giêsu nói đến “mạch nước”
(c. 14b), nhắc nhớ đến giếng nước tự nhiên (4:6). Trong Cựu ước, pēgē hydatos, “mạch nước” ám chỉ Thiên
Chúa (x. Tv 36:9; Giêr. 2:13; 17:13), cũng thế trong sách Khải huyền, nước hằng
sống phát xuất từ ngai của Thiên Chúa và Con Chiên (Kh 22:1; 7:17). Hallomai, có nghĩa là “phun lên” (mạch nước),
và “nhảy lên”. Động từ nầy chỉ được dùng một lần duy nhất ở đây trong Gioan.
Trong Công vụ Tông đồ, động từ nầy dùng cho hai người què (3:18; 14:10). Họ nhảy
nhót lên sau khi đã được chữa lành. Có thể hiểu là việc làm cho mạch nước phun
vọt lên, cũng như việc làm cho người què nhảy nhót được là do Thiên Chúa. Người
hành động trong nước hằng sống, cũng như hành động trong việc chữa lành của các
tông đồ. Và mục đích của hành động nầy là đưa đến “sự sống đời đời”. Vậy vì nước
hằng sống nầy chính là Chúa Giêsu, khi ai lãnh nhận Người, Người sẽ hành động
trong họ và đưa người ấy vào sự sống đời đời. Chúa Giêsu chính là sự sống (1:4;
14:6), nên tất cả những gì Người ban đều mang lại sự sống cho người lãnh nhận:
nước (4:14), lương thực (6:27), bánh (6:33.35.48.51), thịt và máu của Người
(6:53-54).
Thêm một lần nữa người
phụ nữ nầy không hiểu lời Chúa Giêsu (c. 15). Bà chỉ nghĩ đến nhu cầu cụ thể hằng
ngày “Thưa Thầy, xin cho tôi nước ấy để tôi khỏi phải đến đây múc nữa” (c. 15).
Có thể bà nghĩ là Chúa Giêsu có một thứ nước phù phép, và bà xin thứ nước ấy. Cuộc
đối thoại chẳng làm cho bà hiểu hơn. Tuy nhiên đó là cơ hội Người nói về nước hằng
sống. Trong các phần tiếp theo, Chúa Giêsu sẽ phá vỡ sự vô tri nầy và sẽ làm
cho bà nhận biết Người là ai.
Lời xin nước uống của
Chúa Giêsu ám chỉ đến sự cứu độ của con người. Người sẽ lập lại lời tương tự trên
thánh giá, “Ta khát” (19:28). Người khát khao người phụ nữ nầy được cứu độ; qua
bà như biểu tượng, là cả dân miền
Lm. Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến