Chúa Nhật V Mùa Chay A
Tôi Là Sự Sống Lại
Gio 11:1-45:…
17 Ðến nơi Ðức Yêsu chỉ còn gặp người chết đã hạ mồ bốn ngày. 18 Bêthania ở gần
Yêrusalem, lối mười lăm dặm. 19 Có nhiều người Do Thái đến gặp Martha và Maria
để phân ưu với họ về số phận người em.
20 Vậy
Martha vừa nghe biết Ðức Yêsu đến, thì bà ra đón Ngài, còn Maria ngồi lại nhà. 21
Martha nói với Ðức Yêsu: "Thưa Ngài, nếu Ngài đã có đây, em tôi đã không
chết. 22 Nhưng ngay lúc này, tôi vẫn biết là bất cứ điầu gì Ngài xin với Thiên
Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài". 23 Ðức Yêsu bảo bà ấy: "Em ngươi
sẽ sống lại". 24 Martha đáp: "Tôi biết: nó sẽ sống lại thời sống lại
ngày sau hết". 25 Ðức Yêsu nói với Martha: "Phục sinh và sự sống,
chính là Ta! Ai tin vào Ta thì dẫu chết cũng sẽ sống; 26 và mọi kẻ sống cùng
tin vào Ta sẽ không phải chết bao giờ. Ngươi có tin thế không?" 27 Bà ấy
nói: "Vâng, thưa Ngài, tôi tin Ngài là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa, Ðấng phải
đến trong thế gian".
Phép lạ làm cho Lazarô sống lại là “dấu hiệu”
cuối cùng trong một loại các dấu hiệu được ghi lại trong 12 chương đầu của tin
mừng Gioan. Biến cố nầy tiên báo sự chết và sống lại của Chúa Giêsu mà Người sắp
thực hiện tại Giêrusalem. Có thể phân chia chương 11 như sau: - Lazarô bệnh và
bàn luận giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Người (11:1-16); - Chúa Giêsu đến Bêtania,
đối thoại với Martha (11:17-27); - Chúa Giêsu đối thoại với Maria và làm cho
Lazarô sống lại (11:28-46); - Quyết định giết Chúa Giêsu. Lễ Vượt Qua cuối cùng
(11:47-57).
Trong phạm vi bài nầy,
chúng ta chỉ bàn đến đoạn 11:17-27. Tin Lazarô bệnh đã đến với Chúa Giêsu (c.
3), nhưng Người không đi ngay. Người chỉ đến Bêtania bốn ngày sau khi ông đã được
an táng. Đoạn 11:17-27 có thể chia thành hai phần: - Chúa Giêsu đến Bêtania
(11:17-20); - Đối thoại giữa Chúa Giêsu và Martha (11:21-27).
Chúa Giêsu đến Bêtania
(11:17-20). Những chỉ dẫn không gian và thời gian mang một ý nghĩa nào đó.
Lazarô đã được an táng bốn ngày (c. 17). “Bốn ngày ở trong mồ” ngụ ý Lazarô đã
chết thật. Theo phong tục chôn cất của người do thái, người chết được an táng
ngay trong ngày người ấy qua đời. Theo niềm tin của họ, tinh thần của người chết
có thể trở lại thân xác trong vòng ba ngày. Nếu qua ba ngày người chết không chỗi
dậy, có thể tin chắc là người ấy đã chết thật. Bởi thế, Martha hết hy vọng và nói
với Chúa Giêsu là “đã bốn ngày rồi” (11:39). “Bêtania gần Giêrusalem” hàm ý là
sau sự việc tại Bêtania, Chúa Giêsu sẽ lên Giêrusalem. Nơi đây, Chúa Giêsu sẽ thực
hiện chính sự chết và sống lại của Người. Những gì xảy ra tại Bêtania là sự tiên
báo.
Đối thoại với Martha về
sự sống lại (11:21-27). Có thể chia cuộc đối thoại nầy thành thành hai phần: -
Niềm tin ban đầu của Martha (cc. 21-24); - Chúa Giêsu mặc khải Người là sự sống
lại và sự sống, và Martha tuyên xưng đức tin (cc. 25-27). Mỗi đoạn khởi đầu bằng
eipen (c. 21.25); trong khi để đáp lại
lời của người đối thoại, Gioan dùng cũng động từ legō ở thì hiện tại (cc. 23.24.27). Martha là người mở đầu và cũng
là người kết thúc cuộc đối thoại (cc. 17 và 27). Hai từ đối nghịch nhau “chết”
và sống lại” (“sự sống”) đặc trưng cho đoạn nầy.
Niềm tin ban đầu của
Martha (cc. 21-24). Lazarô là trung tâm của cuộc đối thoại nầy. Qua cuộc đối
thoại Martha để cho thấy bà nghĩ gì về sự sống lại. Trước tiên Martha đặt ra một
câu điều kiện không có thực là Lazarô “lẽ ra không chết” nếu như Chúa Giêsu đã
có mặt ở đó (c. 21). Lazarô đã chết vì Chúa Giêsu đã không có mặt ở Bêtania trước
đó bốn ngày. Maria cũng lập lại câu nói nầy (c. 32). Martha và Maria đặt niềm
tin vào sự hiện diện hữu hình của Chúa Giêsu, người như là một sát thủ của bệnh
tật và chết chóc. Trong lời tiếp theo (c. 22) Martha cho thấy Chúa Giêsu có thể
cầu xin cùng Thiên Chúa cho Lazarô sống lại (x. 9:31). Bà tin mạnh mẽ vào tương
quan đặc biệt của Chúa Giêsu với Thiên Chúa. Chúa Giêsu sẽ nói nhiều đến hiệu
quả của lời cầu xin, aiteō, qua trung
gian của Người, “nhân danh Người” (14:13.14; 15:7; 15:16; 16:13.24). Sau cùng,
khi Chúa Giêsu nói là Lazarô sẽ sống lại, anistēmi
(cc. 23.24), Martha cho thấy bà tin vào sự sống lại như người do thái tin là kẻ
chết sẽ sống lại “trong ngày sau hết” (c. 24). Đến lúc nầy Martha như đại diện
cho niềm tin của dân chúng về sự sống lại. Chúa Giêsu sẽ dẫn bà đến đức tin vào
Người.
Sang phần tiếp theo
(cc. 25-27), Chúa Giêsu là trung tâm của cuộc đối thoại. Ngôi thứ nhất “tôi” của
Chúa Giêsu chi phối phần nầy. Động từ pisteuō
“tin” (cc. 25.26 (2x).27) được dùng trong mỗi câu, và có đối tượng là Chúa Giêsu.
“Tin vào” Chúa Giêsu như là điều kiện dứt khoát để không phải chết. “Tôi là sự sống lại và sự sống” (c. 25). Trong
tin mừng Gioan, Chúa Giêsu dùng nhiều lần “Tôi là…” để trình bày về chính mình
(6:35.48.51; 8:12; 10:7…). Đây là cách tuyên bố long trọng và cho biết Người cũng
có quyền làm cho người chết sống lại và ban sự sống như Thiên Chúa (x.
5:21.25.26). Hai mệnh đề tiếp theo song đối với nhau “Ai tin vào Tôi…”, “Mọi người
sống và tin vào Tôi…” (c. 25b và 26) có tính cách phổ quát và áp dụng cho mọi
người. Cấu trúc của ba mệnh trên làm nổi bật nội dung: “Tôi là sự sống lại và sự
sống” (c. 25a) - “Ai tin vào Tôi thì dẫu chết cũng sẽ sống” (c. 25b) - “Mọi người
sống và tin vào Tôi sẽ không phải chết bao giờ” (c. 26). “Tôi” của Chúa Giêsu là
Đấng phải đặt niềm tin vào. Từ Chúa Giêsu phát sinh “sự sống lại và sự sống”.
Niềm tin nầy dẫn đến kết quả là có thể loại trừ hoàn toàn sự chết. Nếu đã chết
sẽ sống lại, nếu đang sống khỏi phải chết. Vậy “tin vào Tôi” là điều kiện duy
nhất để có sự sống lại và sự sống trong chính mình. “Sự sống”, zōē, nơi Chúa Giêsu
(c. 25; 5:26) là sự sống của Thiên Chúa (1:4), sự sống vĩnh cửu (3:15.16.36), sự
sống đối nghịch với sự chết đời đời (5:24). Người tin vào Chúa Giêsu sẽ được Người
dẫn vào sự sống thần linh, ngang qua sự sống lại. Câu hỏi “Con có tin như thế
không?” trong mạch văn được hiểu là nhắm đến cái chết của Lazarô; đồng thời thông
tỏ cho Martha biết bà phải tin như thế nào. Như thế Martha không phải chờ sự sống
lại của em mình vào ngày sau hết, nhưng Chúa Giêsu có thể thực hiện ngay bây giờ
nếu tin vào Người.
Martha tuyên xưng đức
tin (c. 27). Lời tuyên xưng của Martha bao gồm: thiên sai tính của Người “Đấng
Kitô”, nguồn gốc thần linh của Người “Con Thiên Chúa” và việc Người hoàn tất sự
trông đợi, “Đấng phải đến trong thế gian”. Mở đầu lời tuyên xưng, Martha dùng cụm
từ Nai, kyrie, “Vâng, lạy Chúa/thưa
Ngài”. Cụm từ nầy chỉ thấy trong lời đáp của Phêrô khi Chúa Giêsu hỏi ông có yêu
mến Người hơn kẻ khác không (21:15-16). Như Phêrô, Martha muốn tiến sâu hơn
trong đức tin, muốn gắn bó hơn với Đấng bà tuyên xưng là Con Thiên Chúa.
Thì hoàn thành
(perfect) của động từ pisteuō, “tin”,
diễn tả sự kéo dài và thường xuyên của hành vi tin. Martha đã tin, vẫn tin và còn
tin sâu hơn nữa. Tước hiệu “Kitô” xuất hiện ở đây rất có ý nghĩa. Trước câu
11:27 nầy, Chúa Giêsu có phải là Đấng Kitô hay không là thắc mắc của nhiều hạng
người (x. 1:20.25; 3:28; 4:29, 7:26.31.41.42; 10:24). Martha là người đầu tiên
tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô; đó như câu trả lời dứt khoát cho những thắc
mắc trên. Tước hiệu Kitô nầy gắn liền Chúa Giêsu với Thiên Chúa với tư cách là
“Con Thiên Chúa”, và với nhân loại như là “Đấng (Thiên Chúa sai đến) đang đến
trong thế gian”. Khi Chúa Giêsu đến, dân chúng nhận ra Người như một ngôn sứ
(6:14), vị vua của
Sự chết không thể hủy
diệt được người tin vào Chúa Giêsu và kết hiệp liên lỉ với Người, vì Người chính
là sự Sống Lại và Sự Sống của họ.
Lm. Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến