Chúa
Nhật 15 Thường Niên Năm A
Những Ðòi Hỏi Của Ðức Tin
(Ys 55,10-11; Rm 8,18-23; Mt 13,1-23 hoặc 13,1-9)
Phúc Âm: Mt 13, 1-9
{hoặc 1-23}
"Kìa, có người
gieo giống đi gieo lúa".
Ngày ấy, Chúa Giêsu ra
khỏi nhà và đi đến ngồi ở ven bờ biển. Dân chúng tụ tập quanh Người đông đảo
đến nỗi Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ.
Và Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. Người nói:
"Này đây, có người
gieo giống đi gieo lúa. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim trời
bay đến ăn mất. Có hạt rơi xuống trên đá sỏi, chỗ có ít đất, nó liền mọc lên,
vì không có nhiều đất. Khi mặt trời mọc lên, bị nắng gắt, và vì không đâm rễ
sâu, nên liền khô héo. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc um tùm, nên nó chết
nghẹt. Có hạt rơi xuống đất tốt và sinh hoa kết quả, có hạt được một trăm, có
hạt sáu mươi, có hạt ba mươi. Ai có tai thì hãy nghe".
[Các môn đệ đến gần thưa
Người rằng: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ?" Người đáp lại:
"Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không
cho biết. Vì ai đã có, thì ban thêm cho họ được dư dật; còn kẻ không có, thì
cái họ có cũng bị lấy đi. Bởi thế, Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn
mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết. Thế mới ứng nghiệm
lời tiên tri Isaia nói về họ rằng: "Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu,
trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai
nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối
cải, và Ta lại chữa chúng cho lành". Phần các con, phúc cho mắt các con vì
được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con:
Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con
thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe.
"Vậy, các con hãy
nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không
hiểu, thì quỷ dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng
gieo dọc đường. Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui
lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó, đó là kẻ nông nổi nhất
thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp
ngã. Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời,
ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết nghẹt mà không sinh hoa kết quả được.
Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả
đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".]
Suy Niệm:
Chúa Nhật XV Thường
Niên A
Ys 55,10-11; Rm
8,18-23; Mt 13,1-23 hoặc 13,1-9
Lời Chúa bao giờ cũng
cụ thể và nuôi sống con người. Nếu có khi nào chúng ta thấy Lời Chúa có vẻ xa
vời không thiết thực, thì chẳng qua là tại chúng ta chưa lãnh hội được sức sống
chứa đựng ở trong đó. Ðối với Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe đọc trong thánh lễ
hôm nay, ai đã không thấy cụ thể và sống động? Những bài Kinh Thánh ấy nêu lên
một thắc mắc của mọi thời ở trong Dân Chúa; và dọi ánh sáng đức tin vào tâm
trạng bất ổn của chúng ta, để thúc giục chúng ta càng tin tưởng nhiều hơn nữa.
A. Một Thắc Mắc Của Mọi
Thế Hệ Tín Hữu
Quả vậy, niềm tin của
mọi thời không ngớt bị thử thách. Nếu hiện tại chúng ta có những thắc mắc đối
với đường lối của Chúa, thì trước chúng ta, dân Cựu Ước và các tín hữu tiên
khởi thời các Tông đồ cũng đã bị dày vò trong chính những thắc mắc như vậy.
Bài sách Isaia hôm nay
rõ ràng muốn giải tỏa một trong những thắc mắc như thế. Chúng ta biết
Thế mà miêu duệ Abraham
hiện bị phân tán, lưu lạc ở mọi nơi. Ða số đang sống cuộc đời lưu đày khổ sở ở
Nghe nói ở xa xa có một
tướng quân Cyrus nào đó đang chinh phạt thế giới. Nhưng ông ta không phải là
miêu duệ Abraham. Ông ta có chiếm được đất
Ðó là bối cảnh của bài
sách Isaia hôm nay. Chúng ta thấy Lời Chúa không xa chúng ta tí nào. Nhưng
trước khi xem Ngài trả lời cho những thắc mắc trên, chúng ta hãy tiếp tục lắng
nghe nỗi lòng của thế hệ tín hữu tiên khởi.
Ðây không còn phải là
dân
Chúng ta phải nhìn thấy
những bối cảnh như vậy mới hiểu được bài Tin Mừng và bài sách Isaia hôm nay. Cả
hai bài đều nói đến Lời Chúa, và hiệu năng của Lời Chúa. Dân Cựu Ước hỏi rằng:
Lời Chúa đã mạc khải cho cha ông họ có đi đến đâu không? Và Dân Tân Ước cũng
đặt nghi vấn, không hiểu Lời mạc khải nơi Ðức Yêsu Kitô có đem lại hạnh phúc
thật như đã hứa không? Và chúng ta cũng phải nhớ một bối cảnh như thế để hiểu
bài thơ Phaolô. Thánh Tông đồ không những cũng thắc mắc về số phận tương lai
của dân tín hữu và của loài người, mà còn đặt thắc mắc về hạnh phúc của toàn
thể vũ trụ nữa.
Chúng ta hãy xem đức
tin dọi ánh sáng thế nào trên các khắc khoải ngàn đời ấy.
B. Giải Ðáp Của Ðức Tin
Bài sách Isaia thi vị
nhưng không thiếu phần thiết thực. Nếu đọc những câu trước và sau đoạn trích
hôm nay, chúng ta còn thấy rõ tư tưởng của tác giả hơn nữa. Ông tuyên sấm Lời
của Chúa trong giai đoạn đen tối của lịch sử Dân Chúa. Dân đang ngao ngán và
dường như đã tuyệt vọng. Thì này, Lời Chúa phán: Ngươi sẽ chiêu tập dân tộc
người không biết; dân tộc không biết ngươi sẽ chạy đến với ngươi... Các ngươi
sẽ ra đi mừng rỡ và được rước về bình an.
Lại những lời hứa suông
nữa sao? Không, đây là lý do để Dân Chúa tin tưởng. Trời cao hơn đất thế nào,
đường lối của Ngài cũng hơn ý nghĩ của loài người như vậy. Loài người thấy bi
quan trong gian truân thử thách; Thiên Chúa thấy tất cả sẽ thành tựu theo ý
nghĩ của Ngài. Vì mưa với tuyết từ trời sa xuống không lùi lại về trời nếu
không thấm nhuần đất đai sinh sôi nảy nở thì Lời từ miệng Chúa phán ra cũng
không trở về với Ngài nếu không thực hiện mọi điều Ngài muốn. Ðịnh luật trong
thiên nhiên rõ ràng chắc chắn. Và những định luật ấy cũng là những ý định của
Chúa. Thì tại sao loài người có thể hoài nghi về sự chắc chắn của những Lời
Chúa hứa?
Lập luận của Isaia vững
vàng. Và những ai chấp nhận vẫn tin vào Chúa và đã thấy lịch sử làm chứng Chúa
luôn luôn trung tín với Lời giao ước. Tướng quân Cyrus đã đem lại cho dân lưu
đày cơ hội trở về quê hương. Chúa đã thực thi lời hứa giải phóng. Và nhất là,
cuối cùng Ngài đã sai Con Một Ngài xuống thế cứu dân khỏi tội lỗi và ban Thánh
Thần quy tụ các dân tộc nên một. Ở nơi Chúa Yêsu Kitô, mọi lời hứa trong Cựu
Ước đã nên trọn.
Nhưng còn nơi chính Hội
Thánh của Chúa, nơi Nước Trời mà Ðức Yêsu Kitô đã thiết lập? Bài Tin Mừng hôm
nay cho chúng ta thấy vấn đề và giải đáp được nêu lên cũng không khác thời
Isaia là mấy. Tuy nhiên, nơi miệng Ðức Yêsu Kitô chân lý mặc hình thức vừa đơn
sơ vừa sinh động hơn. Còn gì đơn sơ hơn hình ảnh và công việc của người gieo
giống? Chúng ta chỉ cần nhìn. Trên đường đi có hạt rơi xuống chỗ này chỗ kia và
không kết quả gì hết. Nói đúng hơn người đi gieo cũng như kẻ quan sát không hề
để ý đến số hạt rơi mất dọc đường. Ðiều quan trọng là cuối cùng công việc gieo
giống này sẽ kết quả ra sao. Thế mà thóc giống sẽ sinh hoa kết quả nơi đất tốt:
hạt được 100, có hạt 60, có hạt 30. Chúa Yêsu trong chính bài dụ ngôn của
Người, chỉ để ý đến câu kết luận đó. Và Người muốn nói: cuối cùng Nước Trời sẽ
thành tựu; thành tựu một cách tất nhiên chắc chắn, như công việc tự nhiên của
người gieo giống.
Người đã kể dụ ngôn đó
về Nước Trời. Áp dụng vào chính công việc Người đang làm, các môn đệ đừng sợ
Lời Giảng của Người không đem lại kết quả khi thấy công lao vất vả hàng ngày
của Người không gặt hái được gì cụ thể. Khi người đi gieo giống đang gieo thì
chưa phải là mùa gặt. Lúc hạt giống đã nằm xuống đất và nát ra, bấy giờ sẽ mọc
lên cây. Thế thì tại sao các tín hữu thời các Tông đồ có thể quên bài học ấy?
Tại sao họ bắt đầu nghi ngờ công hiệu của việc rao giảng Lời Chúa khi gặp phải
những thái độ bịt tai chống đối bắt bẻ, bỏ tù hay nguội lạnh, tội lỗi? Hội Thánh
đã quên mình đang lữ thứ trần gian rồi sao?
Thánh Phaolô trong bài
thư hôm nay nhắc lại chân lý ấy. Người còn nói mạnh hơn: thời gian chúng ta
đang sống hãy còn là giai đoạn thai nghén. Hơn nữa những khó khăn đau khổ hiện
tại không phải là những cơn đau của người phụ nữ đang sinh con ư? Chúa Yêsu đã
có lần gợi lên hình ảnh ấy để nhắc nhủ các môn đệ nhớ có lúc họ sẽ phải khóc
lóc khi thế gian vui mừng; nhưng rồi không ai sẽ cất được sự vui mừng của họ,
khác nào sự vui mừng của người mẹ sau khi sinh con.
Người tín hữu của Chúa
ở mọi thời có thể thấy thắc mắc của mình đã được đức tin soi sáng. Họ có lý để
tự hỏi vì sao Lời Chúa hứa ban hạnh phúc như không hiệu nghiệm. Nhưng nếu họ đã
tin vào các định luật tự nhiên trong trời đất, thì họ cũng phải tin hơn nữa vào
giao ước của Chúa. Hơn nữa Lời Chúa trong giao ước còn long trọng hơn nhiều vì
là lời thề hứa. Họ phải có lòng tin vào đường lối hướng dẫn lịch sử của Chúa và
chắc chắn kẻ tin vào Chúa sẽ không bị hổ ngươi, vì những đau khổ hiện tại không
là gì sánh với vinh quang sẽ tới.
Như thế, không có nghĩa
là họ thụ động chờ cho cơn giống tố qua đi và ngày mai trời bừng sáng. Ðức tin
Kitô giáo phải làm việc. Như người đi gieo tin ở thành quả do công việc mình
làm, người tín hữu cũng phải sống động trong đức tin. Và điều này, rõ ràng bài
Tin Mừng muốn ám chỉ trong phần giải thích dụ ngôn.
C. Những Ðòi Hỏi Của
Ðức Tin
Chỉ cần một phân tích
đơn sơ cũng đủ để nhận ra có một sự chuyển hướng nào đó từ bài dụ ngôn sang
phần giải thích. Tác giả sách Tin Mừng khéo léo đặt ra những câu sang ý. Ông
cho các môn đệ đến xin Chúa cắt nghĩa bài dụ ngôn, và ông đã gói ghém phương
hướng giải thích ngay trong câu Chúa trả lời: đã ban cho các con biết mầu nhiệm
Nước Trời; còn không ban cho các kẻ ấy, vì kẻ có thì sẽ được thêm, còn kẻ không
có thì điều có cũng bị giựt mất.
Chúng ta thấy ngay,
Chúa đã phân biệt môn đệ với quần chúng. Và Người đề cao vinh dự cũng như hạnh
phúc của môn đệ. Họ được biết các mầu nhiệm Nước Trời. Và sở dĩ như vậy, một phần
vì họ có khả năng, có điều kiện để lĩnh hội. Họ biết xem biết nghe, chứ không
như những kẻ khác có mắt có tai mà không thấy không nghe gì cả.
Thế rồi tác giả xây
dựng phần giải thích dụ ngôn trên tiền đề đó. Tất cả không nhằm vào điểm chung
cục nữa. Phần giải thích nhắm vào các hạt rơi mất đi. Nói đúng hơn, yếu tố được
để ý là các thứ đất khác nhau đã đón nhận hạt gieo. Chúng đã làm hạt giống hư
đi vì thiếu khả năng. Và theo Matthêô, khả năng ở đây là phải hiểu được Lời
Chúa. Vì kẻ nào nghe Lời giảng về Nước Trời mà không hiểu thì quỷ dữ đến cướp
lấy; trong khi kẻ nghe lời giảng mà hiểu được thì sinh hoa kết quả.
Nhưng hiểu ở đây là gì?
Có lẽ thay vì dùng từ ngữ này, chúng ta hãy dùng chữ "lĩnh hội". Lĩnh
hội cũng là hiểu; nhưng lĩnh hội gợi lên thái độ đón nhận, bao bọc lấy lời đã
nghe, thành ra lời rao giảng không vào tai này ra tai khác, nhưng sẽ dừng lại,
rơi vào lòng và gặp được suy nghĩ sẽ trở nên phong phú và phát xuất ra việc
làm, khiến đức tin trở thành đức tin sống động.
Như vậy Lời Chúa nói
với chúng ta hôm nay không những đã soi sáng một thắc mắt ngàn đời của các thế
hệ tín hữu, mà còn đề ra con đường ánh sáng, để chúng ta đi vào trong những lúc
gặp khó khăn. Nhiều lúc quả thật chúng ta như thấy mù mịt. Hiện tại nhiều thử
thách đau thương, mà tương lai cũng tối tăm dầy đặc. Chúng ta bị cám dỗ hoài
nghi cả đường lối của Chúa và không còn hy vọng vào Lời Người đã hứa. Nhưng nếu
những định luật thiên nhiên kia còn chắc chắn, huống nữa là Lời Chúa! Lịch sử
trong quá khứ không làm chứng Chúa trung tín tuyệt đối sao? Và thánh Phaolô bảo
chúng ta là những kẻ hưởng khai ân của Thần khí, tức là đã nắm giữ được bảo
chứng của vinh quang Nước Trời rồi. Những đau khổ hiện tại phải kích thích niềm
tin tưởng chờ đợi ơn Chúa cứu độ. Không phải là một niềm tin lười biếng từ chối
nỗ lực phấn đấu; nhưng là một niềm tin yêu mến đón nhận Lời Chúa vào lòng để
suy nghĩ, trau dồi và phát sinh ra những công việc phù hợp với đức tin. Một
cuộc đời như vậy sẽ chẳng khác nào đòi một người gieo giống, tha thiết với công
việc làm vì tin vào thu hoạch sau này.
Chính Chúa Yêsu Kitô
giờ đây cũng làm công việc ấy. Người đã gieo Lời của Người nơi cộng đồng chúng
ta. Người còn muốn lấy Máu Thánh tưới trên Lời đã gieo. Và Người ban Thánh Thể
kích thích chúng ta lĩnh hội Lời ấy. Nếu chúng ta đón nhận thật sự, không để
Lời vào tai này ra tai kia, nhưng rơi vào lòng, được ấp ủ bằng suy nghĩ và cầu
nguyện, rồi mọc thành cây nhiều công việc khác nhau, thì chắc chắn có hạt sẽ
sinh 100, có hạt 60, có hạt 30.
(Trích dẫn từ tập sách
Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục
Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)