Chúa Nhật 27 Thường
Niên Năm A
Dân Chúa Là Vườn Nho
(Ys 5,1-7; Ph 4,6-9;
Mt 21,33-43)
Phúc Âm: Mt 21, 33-43
"Ông sẽ cho người khác thuê vườn nho".
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và
các kỳ lão trong dân rằng: "Các ông hãy nghe dụ ngôn này: Có ông chủ nhà
kia trồng được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây
tháp canh, đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa. Ðến mùa nho, ông sai
đầy tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi. Nhưng những người làm vườn nho bắt
các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác. Chủ lại sai một
số đầy tớ khác đông hơn trước, nhưng họ cũng xử với chúng như vậy. Sau cùng chủ
sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình.
Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: "Ðứa con thừa
tự kia rồi, nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của
nó". Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết. Vậy khi chủ về, ông sẽ
xử trí với bọn họ thế nào?" Các ông trả lời, "Ông sẽ tru diệt bọn
hung ác đó, và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi".
Chúa Giêsu phán: "Các ông chưa bao giờ đọc
thấy trong Kinh Thánh: "Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá
góc. Ðó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta!" Bởi vậy,
Tôi bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác
biết làm cho trổ sinh hoa trái".
Suy Niệm:
Chúa Nhật XXVII Thường Niên A
Ys 5,1-7; Ph 4,6-9; Mt 21,33-43
Nếu chúng ta còn nhớ những điều đã nói trong
Chúa nhật trước, chúng ta đã thấy bài Tin Mừng hôm nay tiếp nối những Lời Chúa
Yêsu nói với các Thượng tế và Niên trưởng trong Dân mà Chúa nhật trước chúng ta
đã nghe đọc. Nhưng dù không có trí nhớ như vậy, các bài Kinh Thánh hôm nay
tương đối cũng dễ hiểu và có thể gợi lên nhiều suy nghĩ ích lợi.
A. Dân Chúa Là Vườn Nho
Bài sách Isaia rất thi vị. Các tác giả tiếp tục
gọi nó là bài ca Vườn nho. Không phải chỉ một mình Isaia ví Dân Chúa là Vườn
nho. Hôsê đã gọi
Vị ngôn sứ viết nên Bài ca này khi ông mới được
tuyển chọn để sai đến nói với dân cứng lòng. Chúng ta có thể thoáng thấy nghệ
thuật văn chương của ông qua Bài ca này. Nhưng đừng vì hình thức văn chương mà
quên chiều sâu của tư tưởng. Trong dân Dothái vườn nho còn ngụ nghĩa bóng là
người tình nhân. Mới đến với dân chúng mà Isaia đã dám hát Bài ca này thiết
tưởng ông đã không do dự đưa người ta vào vấn đề chính của Dân Chúa.
Ðây là Dân giao ước, Dân của mối tình thắm
thiết mà Thiên Chúa đã dành cho dòng dõi Abraham. Người đã không tiếc với họ
một tý gì. Ngược lại, như người trồng nho cần cù, Người đã vỡ đất nhặt đá trước
khi đem trồng một thân nho đan tử. Với chan chứa hy vọng, Người cất tháp canh
và khoét sẵn một bồn đạp nho. Người trông nó sẽ sai trái.
Phải, Thiên Chúa đã trông đợi rất nhiều ở
Nhưng đau đớn làm sao: họ đã trở nên dân phản
phúc. Cây nho đan tử đã sinh ra nho dại. Nó làm ô Danh Thiên Chúa giữa các dân
tộc, vì tình yêu tốt đẹp Người ban cho nó trong giao ước, nó đã đem đi cho các
tà thần. Nó được chọn làm tình nhân của Người nhưng lại trở nên dâm đãng. Thân
nho đan tử đã sinh ra nho dại là thế!
Isaia nói: vì thế Thiên Chúa sẽ để cho nhà
Thật ra lịch sử
Bài ca của Isaia lúc đó mới kết thúc. Vườn nho
đích thực, cây nho đan tử là chính Ðức Yêsu Kitô. Người là
Như vậy Bài ca Vườn nho của Isaia đưa chúng ta
đi rất xa, vượt khỏi giới hạn của lịch sử
Nhiều người không hiểu Bài ca Vườn nho đến mức
độ ấy. Họ luôn nhìn Vườn nho của Chúa như một khoảng đất và như một cánh đồng
và họ là những người đang làm việc ở trong. Họ hãy cẩn thận nghe bài dụ ngôn
Chúa nói sau đây:
B. Những Tá Ðiền Vườn Nho
Một người kia đã trồng một vườn nho. Ông cho tá
điền trưng rồi trẩy đi xa. Mùa màng đến ông sai người nhà đến thu hoạch trái
trăng. Bọn tá điền túm lấy chúng, đập đánh và giết đi. Người kia cho con của
mình đến. Bọn chúng cũng bắt giết luôn, hy vọng không còn kẻ thừa tự, mình sẽ
chiếm được vườn nho...
Nếu các Thượng tế và Niên trưởng khi nghe Chúa
Yêsu nói mà nhớ đến bài ca Vườn nho của Isaia, có lẽ họ đã nhận ra Người đã
muốn ám chỉ họ. Thiên Chúa đã không giao vườn nho
Giả như các Thượng tế và Niên trưởng đã biết
suy nghĩ như vậy, chắc chắn không cần phải Chúa Yêsu đặt câu hỏi thêm:
"Vậy khi chủ vườn nho đến thì ông sẽ xử thế nào với những tá điền
ấy?". Và nhất là chắc chắn họ sẽ không dám mau miệng trả lời rằng:
"Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt chúng và để vườn nho lại cho những tá điền
khác trưng".
Nhưng chính nhờ sự u mê, chậm trí của họ mà
chúng ta được biết thêm: "Viên đá thợ xây đã thải, thì lại thành Ðỉnh
góc". Chúa Yêsu muốn nói đến việc phục sinh của Người, sau khi bị các
Thượng tế và Niên trưởng dân Dothái loại bỏ. Họ tưởng giết quách được Người Con
của Thiên Chúa để từ nay tha hồ lộng hành trong Vườn nho của Người. Ai ngờ công
việc Chúa làm thì lại khác. Chính trong mầu nhiệm Phục sinh mà Ðức Yêsu Kitô
lại được tuyên dương là Con Chí Ái của Thiên Chúa hơn hết: "Con là Con Ta,
nay Ta đã sinh ra Con". Và từ đó trên cây thập giá, Ðức Yêsu Kitô đã trở
thành Cây nho đích thực, để kéo mọi người lên, kết hợp họ thành các cành cây
xanh tốt sinh nhiều hoa trái. Dĩ nhiên khi ấy, Thiên Chúa đã cất Nước Trời khỏi
tay các Thượng tế và Niên trưởng Dothái và ban cho một Dân Mới.
Chúng ta là Dân Mới này. Chúng ta vừa là vườn
nho vừa ở trong vườn nho. Chúng ta có thể thấy mình như các người thợ mà Chúa
thuê vào làm vườn nho của Người: người được thuê sớm, người được thuê muộn (xem
Mt 20), người làm giáo dân, người làm linh mục, tu sĩ. Nhưng theo thánh Phaolô
"kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả, nhưng có là gì ấy là Thiên Chúa,
Ðấng làm cho mọc lên" (1C 3,5-7). Do đó sâu xa mà nói, chúng ta hãy thâm
tín lời Chúa Yêsu nói với các môn đệ: "Cây nho đích thực, chính là Ta! Và
Cha Ta là người canh tác... Còn các ngươi, các người là nhánh".
Do đó, cho dù bài Tin Mừng hôm nay muốn lôi kéo
chúng ta suy nghĩ về cách thức phục vụ của chúng ta ở trong Hội Thánh; nhưng
trong chiều hướng của các bài Thánh Kinh nói về vườn nho và cây nho, chúng ta
nên suy nghĩ nhiều hơn đến thân phận và nghĩa vụ của chúng ta với tư cách là
nhánh nho và là cây nho của Thiên Chúa. Và đó cũng là điều cuối cùng mà Chúa
Yêsu đã muốn nói với các Thượng tế và Niên trưởng Dothái khi kể cho họ ví dụ
các tá điền vườn nho. Cuối cùng Người muốn họ tin vào Người, chấp nhận Người,
kết hợp với Người để trở nên nhánh nho trong Cây nho đích thực là chính Người.
Bây giờ chúng ta không còn coi mình như tá điền
và thợ làm thuê nữa, nhưng như con cái trong nhà và như con cái Thiên Chúa ở
trong Người Con Chí Ái của Người. Chính Người trong Bữa ăn cuối cùng đã nói
Người là cây nho đích thực và chúng ta là nhánh để gợi lên tương quan mật thiết
sâu xa giữa Người và chúng ta. Cũng chính hôm ấy, và cũng nơi Bàn Tiệc ly,
Người cũng đã nói: "Thầy không gọi các ngươi là tôi tớ nữa, nhưng là bạn
hữu..." Và Người còn nói: Các ngươi là bạn hữu của Ta nếu các ngươi làm
điều Ta truyền dạy các ngươi... Và này là lệnh của Ta: các ngươi hãy yêu mến
nhau như Ta đã yêu mến các ngươi.
Như vậy Chúa đã vạch rõ cho chúng ta nếp sống
phải có ở trong vườn nho Chúa, là Dân của Người, là Hội Thánh của Chúa Yêsu
Kitô. Không những chúng ta phải kết hiệp với Chúa mà còn phải sống sự kết hiệp
ấy một cách cụ thể, khi chúng ta yêu mến nhau, để Hội Thánh của Chúa là cộng
đoàn huynh đệ bác ái. Vườn nho của Người sẽ tốt tươi sinh trái.
Tuy nhiên có thể vẫn còn một vấn nạn cuối cùng.
Dù sao Hội Thánh cũng là Vườn nho của Chúa. Hội Thánh có thoát khỏi định mệnh
đau đớn của nhà
C. Cầu Xin Và Cảm Tạ
Thánh Tông đồ bấy giờ đang bị giam cầm. Giáo
đoàn Philip rất buồn. Họ thương và lo cho người. Và có thể có những người bắt
đầu lung lay về niềm tin, không chắc chắn ở tương lai của Hội Thánh.
Nhưng thánh Tông đồ viết cho giáo đoàn ấy:
"Anh em đừng lo gì!". Không phải người không đo lường hết những sự
khó khăn và nguy hiểm. Người còn thấy sự chết đã gần nữa. Nhưng người coi chung
cục này bình tĩnh và siêu nhiên biết bao! Người ao ước được đồng hình đồng dạng
với sự chết của Ðức Kitô, để làm sao đạt đến ơn phục sinh từ cõi chết (3,11).
Một người đã nhìn đời như thế mới có thể nói lên những lời đem lại sự bình an
thật sự.
Quả thế, thánh Tông đồ bảo anh em Philip:
"Cứ giãi bày trước mặt Thiên Chúa các điều anh em thỉnh nguyện".
Nhưng phải dùng lời khẩn nguyện, cầu xin với cảm tạ, tức là phải có lòng tín
nhiệm và phó thác. "Bấy giờ sự bình an của Thiên Chúa vượt quá mọi suy
tưởng sẽ canh giữ lòng dạ anh em".
Ðang khi ấy, người cũng khuyên anh em: phàm
những gì là chân thật... là công minh... là danh thơm tiếng tốt... anh em hãy
chú trọng đến cả... Và Thiên Chúa bình an sẽ ở cùng anh em.
Thiết tưởng những lời ấy không bao giờ hết giá
trị. Nếu ai nghi ngờ về tương lai của Hội Thánh là vườn nho của Chúa, họ hãy
suy nghĩ và thi hành những lời thánh Phaolô khuyên nhủ. Một đàng cứ tín nhiệm
phó thác, và đồng thời cứ sống "khả ái" Chúa sẽ ban cho chúng ta được
sự bình an mà thế gian không thể ban được đến nỗi dù đi trong u tối niềm tin
vẫn sáng tỏ trong tâm hồn chúng ta.
Tuy nhiên, bao lâu chưa có kinh nghiệm này,
chúng ta vẫn có thể nhìn vào mầu nhiệm Tử nạn-Phục sinh của Chúa Yêsu Kitô để
vững dạ tin rằng, nếu cây nho đích thực là chính Người, thì chỉ còn vấn đề các
nhánh không ở trong Người sẽ khô héo đi, chứ cây nho đan tử của Thiên Chúa toàn
năng sẽ không khi nào lụi đi nữa, cho dù vẫn còn những tá điền không tốt. Nghĩa
vụ và lợi ích của chúng ta chỉ còn là luôn kết hiệp với Ðức Yêsu Kitô.
Ðó chính là điều mà giờ đây chúng ta cố gắng
làm khi cử hành Thánh Thể. Dù còn nhiều âu lo trong đời sống, hết thảy chúng ta
hãy tin tưởng chạy đến với Ðức Yêsu Kitô. Người ở trên Thánh giá như Cây nho
đan tử của Thiên Chúa Cha. Người có sự sống để thông ban cho những ai muốn kết
hiệp vào Người như nhánh nho vào thân nho.
Ðây là sự sống đã vượt thắng sự chết, nên không
bao giờ chết nữa, để ai tin mà nhận lấy thì dù có chết cũng sẽ sống lại, và để
ai sống lại thì sẽ đem lại nhiều hoa trái, không phải những trái nho dại, nhưng
là những trái nho đích thực nặng chĩu những hành động công minh, thánh thiện,
danh thơm và tiếng tốt.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)