Chúa Nhật 29 Thường Niên Năm A
Hãy Trả Lại Thiên Chúa Những Gì Của Người
(Ys 45,1.4-6; 1Th 1,1-5b; Mt 22,15-21)
Phúc Âm: Mt 22, 15-21
"Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho ông
Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa".
Khi ấy, các người biệt phái họp nhau lại bàn
mưu để bắt bẻ Chúa Giêsu trong lời nói. Các ông sai môn đồ của các ông đi với
những người thuộc phái Hêrôđê đến nói với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng
tôi biết Thầy là người ngay chính, căn cứ theo sự thật mà dạy bảo đường lối
Thiên Chúa. Thầy chẳng cần để ý đến ai, vì Thầy không tây vị người nào. Vậy xin
Thầy nói cho chúng tôi biết Thầy nghĩ thế nào: Có được phép nộp thuế cho Cêsarê
hay không?" Chúa Giêsu thừa hiểu ác ý của họ, nên nói: "Bọn người giả
hình, các ngươi gài bẫy Ta làm gì? Hãy đưa Ta xem đồng tiền nộp thuế". Họ
đưa cho Người một đồng bạc. Và Chúa Giêsu hỏi họ: "Hình tượng và danh hiệu
này là của ai?" Họ thưa rằng: "Của Cêsarê". Bấy giờ Người bảo họ
rằng: "Vậy, cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê, và cái gì của Thiên
Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa".
Suy Niệm:
Chúa Nhật XXIX Thường Niên A
Ys 45,1.4-6; 1Th 1,1-5b; Mt 22,15-21
Nhiều người đọc bài Tin Mừng hôm nay sung sướng
về thái độ khéo léo của Chúa đã khiến kẻ muốn gài bẫy Người phải lủi thủi ra
đi. Nhưng không lẽ chúng ta là tín hữu của Chúa cũng chỉ nhìn thấy như vậy sao?
Hay là chúng ta còn phải nhận ra có gì khác nữa trong bài Tin Mừng? Vậy chúng
ta hãy theo sư phạm của phụng vụ, nhờ bài Cựu Ước để đi vào bài Tin Mừng và đọc
bài Thánh Thư như là kết luận khuyên nhủ của Lời Chúa hôm nay.
A. Hãy Biết Khám Phá Ra Hành Ðộng Của Thiên
Chúa
Bài Cựu Ước hôm nay nằm trong phần II của sách
Isaia. Có thể gọi đây là sách II Isaia. Và chủ trương trong sách này là an ủi
Vì bất trung, con cái
Nhưng Kyrô là người thế nào đối với con cái
Isaia quả thật đã táo bạo. Ông nói những lời
phi thường. Xưa nay không thể tưởng tượng có những điều như thế. Con cái
Ðã được mạc khải như vậy, chúng ta ngày nay có
còn chậm tin như con cái
Và một cái nhìn rộng lớn như vậy cũng mở rộng
luôn cảm nghĩ của chúng ta về người khác, nhất là những người không cùng tôn
giáo với mình. Thiên Chúa cũng ban ơn cho họ vì chính Người đã dựng nên họ. Khi
họ phát triển tài năng và thành công trong những việc tốt đẹp, họ đem lại vinh
quang cho Ðấng Tác Thành họ và cho Ðấng đang cai trị hoàn vũ "vừa cương
vừa nhu". Họ là những người Chúa chọn ở cương vị của họ. Họ là bạn của ta
nếu không muốn gọi là ân nhân của ta trong viễn tượng mở rộng Nước Chúa. Thế
nên những tâm hồn thiện chí, những bàn tay xây dựng xã hội, những người đem lại
hạnh phúc cho đồng bào, phải được ta quý mến, ngưỡng mộ và bắt chước. Chúng ta
phải giúp đỡ họ, cộng tác với họ và yêu mến họ. Chúng ta phải thấy bàn tay của
Thiên Chúa đang dẫn đưa lịch sử các dân tộc của họ. Chúng ta phải biết đọc lịch
sử bằng con mắt đức tin. Cũng như chúng ta phải quý hóa các hành động xây dựng
lịch sử như vậy.
Lúc bấy giờ đọc lại Thư Chung của Hội nghị Giám
mục Việt Nam năm 1980 về nghĩa vụ người Công giáo phải đoàn kết với đồng bào để
xây dựng Tổ quốc, và xem lại lời Ðức Thánh Cha Yoan-Phaolô II khuyên nhủ chúng
ta tăng thêm lòng yêu Nước và nhiệt tình xây dựng quê hương, chúng ta mới thấy
những lời ấy thật là đạo đức và thấm đầy tinh thần đức tin. Chúng ta sẽ hăng
hái đi theo phương hướng mà Giáo Hội đã mở ra trước mắt chúng ta. Chúng ta sẽ
không chỉ thờ Chúa bằng kinh kệ và bí tích, nhưng bằng cả cuộc sống, cuộc sống
thực tế của người Việt
Tuy nhiên cũng đừng lẫn lộn tất cả. Và đây là
bài học chúng ta có thể rút ra theo đoạn Tin Mừng hôm nay.
B. Hãy Trả Lại Thiên Chúa Những Gì Của Người
Biệt phái bây giờ bàn mưu để làm Chúa lỡ lời
mắc bẫy. Họ sai môn đồ hợp cánh với phe Hêrôđê đến chất vấn Người về vấn đề nộp
thuế. Ai cũng biết Biệt phái không ưa người Rôma đang đô hộ nhà Yuđa. Còn phe
Hêrôđê thì lại nịnh bợ các quan bảo hộ để được nhiều đặc quyền. Một mình đối
nghịch với Chúa trong lãnh vực tôn giáo, Biệt phái không làm gì được Người. Họ
muốn nhờ đến cánh tay chính quyền để gài bẫy Người trong vấn đề chính trị. Họ
muốn lẫn lộn những bình diện khác nhau, giữa đạo và đời.
Nhưng câu trả lời của Chúa đã làm họ cụt hứng
và bẽ bàng. Người đã phân biệt đâu ra đấy. Người nói: hãy trả của hoàng đế cho
hoàng đế, và của Thiên Chúa cho Thiên Chúa.
Có người sẽ rút ra kết luận: đạo là đạo, đời là
đời. Nhưng có đạo nào không ở trong đời và có đời nào không là của đạo? Bài
sách Isaia ở trên đã nói Thiên Chúa điều khiển trời đất và lãnh đạo các dân
tộc: Người dùng các ngôn sứ trong dân
Người ta cũng sẽ thiếu phân biệt khi muốn vơ
tất cả vào đạo đến nỗi tưởng các Giám mục phải là người đứng đầu tỉnh. Nhưng
lịch sử đã cho thấy thời đại Trung cổ của Kitô giáo cũng không hoàn toàn đẹp đẽ
và cũng chẳng lý tưởng gì.
Ngày nay thường có một quá khích ngược lại, đề
cao đời đến nỗi tục hóa đạo và cho như thế là nhất.
Thiết tưởng ngoài Hội Thánh ra, không ai nên
độc quyền giải thích Lời Chúa. Câu nói của Người hôm nay không phải là cách
ngôn được đem ra áp dụng ở bất cứ hoàn cảnh nào mà không để ý đến mạch văn. Ở
đây Chúa Yêsu đang đứng trước Biệt phái và phe nhóm Hêrôđê. Người phải trả lời
họ. Người phải dạy dỗ họ. Thế mà dù quan điểm khác nhau về chính trị, họ đều là
những người tin Thiên Chúa và kính Luật Môsê. Nói đơn sơ đi, họ là người có
đạo. Do đó Chúa đang nói với người có đạo.
Những người này dù thích hoàng đế hay không
cũng đang dùng tiền hoàng đế và trong thực tế vẫn nộp thuế cho hoàng đế. Họa
chăng có ai đang mưu đồ một cuộc nổi dậy chính trị thời bấy giờ mới không muốn
nộp thuế. Như vậy, kể là quái ác khi đặt Chúa Yêsu trước câu hỏi: có phải nộp
thuế cho hoàng đế không? Kẻ hỏi đã đặt Người ra ngoài bình diện công dân và
muốn Người phải đương đầu với hoàng đế, lựa chọn hoặc đi theo hoặc chống lại
hoàng đế. Nhưng hoàng đế là ai đối với Người? Hoàng đế không nằm trong tay
Thiên Chúa sao? Con Thiên Chúa giáng trần cứu thế không phải để làm một lựa
chọn như vậy. Sứ mạng của Người là đưa chúng ta trở về với Thiên Chúa. Ðó là sứ
mạng tôn giáo, chứ không phải chính trị.
Thế nên câu trả lời của Chúa nhằm làm nổi bật
chân lý ấy lên. Người ta phải thấy Người giữ vai trò tôn giáo. Người nhắc lại
cho họ nghĩa vụ phải trở về với Thiên Chúa và trả của Thiên Chúa cho Thiên
Chúa. Kẻ chất vấn muốn nhìn Người dưới góc độ chính trị; Người làm cho những kẻ
có lập trường chính trị phải thấy Người là con người tôn giáo. Và người có tôn
giáo làm hết các nghĩa vụ công dân.
Chắc chắn đây là vấn đề lớn. Người ta phải đọc
cả các sách Tin Mừng và phải hiểu cả cuộc đời của Chúa Yêsu và hoàn cảnh lịch
sử của Hội Thánh lúc sơ nguyên, để biết ý nghĩa và giá trị của Lời Chúa. Tuy
nhiên gương Chúa để lại cho chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay là không bao
giờ được quên tham chiếu về Thiên Chúa trong bất cứ công việc và hoàn cảnh nào.
Và đó cũng là bài học của đoạn sách Isaia, cũng là thái độ và giáo huấn của
thánh Phaolô trong bài thư hôm nay nữa.
C. Hãy Tạ Ơn Thiên Chúa Cho Con Người
Thessalônikê là giáo đoàn có vinh dự được thánh
Phaolô biên thư cho trước hết. Và từ đó người mới có thói quen viết thư cho các
giáo đoàn. Thessalônikê được nghe Phaolô giảng trong ba ngày sabbat liên tiếp
(Cv 17,1-2). Có một số người trở lại tin theo lời giảng. Nhưng người Dothái
ghen. Họ gây rối loạn trong thành để đổ tội cho phe Phaolô tuyên truyền chống
lại các chỉ thị của hoàng đế. Anh em tín hữu vội buộc Phaolô phải tránh đi.
Người đến Bêrê. Nhóm Dothái cũng chạy theo, ráo riết muốn đổ tội cho người như
vậy. Buộc lòng anh em tín hữu phải ép người đi xa hơn. Nhưng người không nỡ bỏ
đàn chiên vừa thành lập. Người gửi Timôthê tới Thessalônikê để xem tình hình
thế nào.
Người môn đệ trở về, đem những tin lạc quan vui
mừng. Ðó là cớ để Phaolô bắt đầu thảo bức thư hôm nay.
Kẻ chống đối Phaolô muốn biến người thành một
con người phản loạn, hay chính trị, chống lại hoàng đế Rôma. Nhưng rõ ràng ở
đây theo gương Chúa, Phaolô chỉ là con người làm việc tôn giáo. Người toàn chất
tôn giáo nên độc giả của thư Thessalônikê chỉ thấy mình đang đứng trước một
người Tông đồ của Ðức Yêsu Kitô. Người nhìn mọi người dưới ánh sáng đức tin,
thấy rõ Thiên Chúa tuyển chọn họ để họ nghe Tin Mừng. Họ đã đón nhận lời giảng
không như lời của loài người, nhưng như Lời của Thiên Chúa. Và đức tin, đức mến
và đức cậy đã triển nở trong đời sống của họ, khiến nghĩ đến họ Phaolô hằng tạ
ơn Thiên Chúa, vì chính Thiên Chúa đã hành động nơi họ như vậy.
Phaolô nhắc lại cho chúng ta bài học của sách
Isaia. Người theo gương Chúa Yêsu trả của Thiên Chúa cho Thiên Chúa, mặc cho ai
cứ cho hoàng đế là lớn. Người khuyến khích chúng ta biết nhìn tất cả trong đức
tin.
Chúng ta cũng cần đức tin này để tham dự Thánh
lễ. Lịch sử ơn cứu độ được tái hiện giữa chúng ta để chúng ta xác tín lòng
thương của Thiên Chúa đối với loài người. Người không bỏ rơi nhân loại, nhưng
luôn đi vào lịch sử và hiện diện trong lịch sử để biến tất cả nên ích cho con
cái Thiên Chúa. Ðặc biệt Người đã sai Con của Người đến làm Ðấng Cứu Thế khi
kêu gọi loài người trở về với Thiên Chúa và trả của Thiên Chúa cho Thiên Chúa.
Nhưng cuối cùng chẳng có gì chẳng phải là của Thiên Chúa, nên con người có đức
tin thấy tất cả đều thuận lợi cho mình. Họ thi hành tốt các phận sự ở đời và
không sao nhãng các nghĩa vụ tôn giáo. Nói đúng hơn họ thấy tất cả đều là nghĩa
vụ tôn giáo vì việc đạo cũng như việc đời họ đều phải làm mới có thể đẹp lòng
Thiên Chúa, Ðấng bao gồm tất cả và đang sinh động tất cả. Nhưng họ biết phải có
Lời Chúa và Mình Thánh Chúa mới có đủ ánh sáng và sức mạnh để đi trên đường
đời. Và vì thế, sau khi suy niệm Lời Chúa, chúng ta hãy sốt sắng cử hành mầu
nhiệm Thánh Thể.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)