cám
dỖ tẠi hoang đỊa
(Mátthêu 4,1-11 – CN I MC - A)
1.- Ngữ cảnh
Đoạn văn này nằm trong Phần Mở của Tin Mừng Mt, mà chúng ta
có thể xác định vị trí theo lược đồ sau đây:
A = Lời rao giảng
của Gioan Tẩy Giả và câu trích Is 40,3 (3,1-4)
B = Gioan và Đức Giêsu: cuộc đối đầu giữa các niềm hy vọng Đấng Mêsia
(3,5-15)
C = Con yêu dấu của Thiên Chúa Cha đăng quang Mêsia, với câu nhắc đến Is
42,1 (3,16-17)
B’= Đức Giêsu và ma quỷ: Loại trừ niềm hy vọng Đấng Mêsia trần tục (4,1-11)
A’= Lời rao giảng của Đức Giêsu và câu trích Is 8,23–9,1 (4,12-17). Kết
luận và chuyển mạch (4,18-25).
Trong phân đoạn này, tác giả Mt
đã vận dụng các đoạn Cựu Ước mà ta có thể thấy qua bảng đối chiếu sau:
Mt 4,1 |
Đnl 8,2-3 |
Mt 4,2 |
Xh 34,28; x. Đnl
9,9 |
Mt 4,4 |
Đnl 8,3 |
Mt 4,6 |
Tv 91,11-12 (LXX) |
Mt 4,7 |
Đnl 6,16 |
Mt 4,8 |
Đnl 34,1 |
Mt 4,10 |
Đnl 6,13 |
Mt 4,11 |
Xh 11,14; x. Đnl
32,11; Tv 91,10-11 |
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia
thành năm phần:
1) Mở (4,1-2);
2) Cám dỗ thứ nhất
(4,3-4);
3) Cám dỗ thứ hai
(4,5-7);
4) Cám dỗ thứ ba
(4,8-10);
5) Kết (4,11).
3.- Vài điểm chú giải
- Thần Khí dẫn vào
hoang địa (1): Chính là Thần Khí đã xuống trên Đức Giêsu tại sông Giođan nay
dẫn (anagô) Người vào hoang địa.
- hoang địa (1): Đây là một đề
tài quan trọng của Kinh Thánh, vì hoang địa gây ảnh hưởng trong suốt lịch sử
Dân Thiên Chúa. Lịch sử này đã ghi lại hai kỷ niệm có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng
thật ra là hai mặt của cùng một hoàn cảnh. (1) Thời gian ở trong hoang
địa trước tiên được trình bày như là thời kỳ sống lý tưởng của Dân được Thiên
Chúa tuyển chọn. Trong thời kỳ này, lý tưởng tôn giáo của họ phát triển phong
phú và họ sống lý tưởng này ở mức hoàn hảo. (2) Thời kỳ này cũng còn được coi
như một thử thách, thậm chí một hình phạt dành cho tội lẩm bẩm
kêu ca và bất phục tùng. Quả thật, hoang địa vừa là nơi con người tách mình
khỏi trần thế để được thanh luyện, vừa là nơi thử thách.
- để chịu quỷ dữ cám dỗ (1): Đây là một sự
chọn lựa nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Tư cách Mêsia của Đức Giêsu cần
được thử thách. Và sự thử thách này là một chặng cần thiết trong ơn gọi của Đức Giêsu, trong tư cách
- quỷ dữ (1): Từ ngữ Hy Lạp diabolos
có nghĩa là “kẻ vu khống”, “kẻ tố cáo” (động từ diaballô, “tố cáo”; “kết
án”). Bản LXX đã dùng diabolos để dịch từ Híp-ri satan (HL satanas).
Trong Kinh Thánh, “quỷ” xuất hiện ra như là kẻ tố cáo (x. Dcr 3,1-5; G
1–2; Tv 109,6), ông hoàng của thế gian (Ga 12,31; 14,30), tên cám
dỗ (G 1,8-12; 2,1-6; 2 Sm 24,1tt; 1 Sb 21,1; Kn
2,24; 1 Tx 3,5; 1 Cr 7,5; 2 Cr 11,3-15; Rm
16,17-20…). Dù với tên gọi nào, “quỷ” cũng là một “đối thủ” (nghĩa
nguyên thủy của từ satan), một kẻ thù của Thiên Chúa và của loài
người, nghĩa là chống lại sự thiện. Xem trong Mt: 6,13; 8,28; 12,22;
12,24; 13,25; 16,23…
- Người ăn chay suốt
bốn mươi ngày bốn mươi đêm (2): Con số 40 chỉ một thời gian khá dài và có sắc
thái là một sự hoàn tất với kết quả tích cực là giải phóng và xây dựng
con người. So với Lc, Mt thêm “bốn mươi đêm” để ám chỉ thời gian
Đức Giêsu ở trong hoang địa tương đương với thời gian Môsê ăn chay trên núi cao
để rồi sau đó được Đức Chúa ban cho các điều khoản của Giao ước (Xh
34,28; x. Xh 25,18). Nhưng cũng có thể Mt muốn ám chỉ đến Êlia
nữa (x. 1 V 19,8: ăn chay trong hành trình tiến về núi Khôrép). Hai dung
mạo vĩ đại này, đại diện cho Lề Luật và các Ngôn sứ, sẽ tái xuất hiện trong
cuộc Hiển Dung của Đức Giêsu (cuộc Hiển Dung này chính là cuộc thần hiển. Sau
đó sẽ có việc thiết lập Giao Ước mới nhờ cuộc Khổ Nạn–Phục Sinh của Đức Giêsu).
Có lẽ Mt muốn nói rằng việc Đức Giêsu ăn chay đã tóm kết cách nào đó
kinh nghiệm của Môsê và Êlia, cũng như các cám dỗ sẽ tóm kết lịch sử của
- Nếu ông là Con Thiên
Chúa
(3): Cám dỗ này do bởi quỷ và thử thách dưới chân thập giá do bởi người Do Thái
(Mt 27,40) song song với nhau: chúng nhắm đến tư cách Mêsia của Đức Giêsu.
Đây cũng là một lời thách thức Đức Giêsu làm lại các cử chỉ của Môsê, để
chứng tỏ thời đại thiên sai đã đến. Không có lời nhắc đến man-na, nhưng câu trả
lời của Đức Giêsu khiến nghĩ đến man-na.
- đã có lời chép rằng (4): Gegraptai
là thì hoàn thành (perfect) ở thái bị động của động từ graphô, “viết”.
Thái bị động này thay tên Thiên Chúa, nên có thể hiểu là “Thiên Chúa đã viết”.
- vinh hoa của các nước
ấy
(8): Doxa (HL), “vinh quang”, đây là một từ ngữ Kinh Thánh để chỉ
sự lộng lẫy huy hoàng hoặc giàu sang, sung túc, được tỏ ra bên ngoài.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Mở (1-2)
Bản văn này được liên
kết với bài tường thuật về phép Rửa. Tại sông Giođan, Thần Khí Thiên Chúa đã
được ban cho Đức Giêsu, nay cũng Thần Khí ấy lại dẫn Người vào hoang địa. Chiều
hướng của bản văn là: Bởi vì Đức Giêsu đến hoàn tất nỗi chờ mong của dân Người,
nhất thiết Người phải đảm nhận mọi chiều kích của lịch sử dân Người: ở tại Ai
Cập (2,13-15), đi qua sông Giođan (3,13-17), cám dỗ trong hoang địa (4,1-11).
Qua các cám dỗ, Đức Giêsu cho thấy Người chấp nhận trọn vẹn thánh ý Chúa Cha;
Người loại trừ mọi thứ cung cách Mêsia mà Thiên Chúa không muốn (mà chính Gioan
Tẩy Giả đã hình dung), để chấp nhận làm một Mêsia chịu đóng đinh.
Tất cả bài tường thuật
về ăn chay và cám dỗ tập trung vào các biến cố của cuộc Xuất Hành. Dân Israel
cũng là “con yêu dấu của Thiên Chúa”, nhưng tất cả hành trình trong hoang địa
cho thấy họ đã là một đứa con nổi loạn và thất trung (x. Đnl
6,16; 17,2.7; ch. 32–34; Ds 14,22; các Tv: Tv 78,18-41;
81,11; 95,8; 96,6; các ngôn sứ: Gr 7,22; Ed 20,5; Is
63,10. Xem các tác giả Tân Ước: Dt 3,16; Gđ 5). Quả thật, ngôn
ngữ của câu đầu đã khiến chúng ta nhớ đến Đnl 8,2 (LXX) và như ám chỉ
đến hoàn cảnh của
Sức con người có thể
nhịn ăn nhịn uống được đến thế? Chắc chắn là có, như trường hợp thánh Phanxicô
Assisi sau này. Nhưng ở đây, tác giả còn muốn nói một điều khác: cũng
như trong trường hợp Môsê, ở đây chính Thiên Chúa nâng đỡ Đức Giêsu, vì Người
tin tưởng gắn bó với Thiên Chúa. Nếu như thế, cảm giác đói sau bốn mươi ngày,
chính là một thử thách: Phải chăng Thiên Chúa đã bỏ rơi Đức Giêsu? Cám
dỗ thứ nhất được tháp vào điểm này.
* Cám dỗ thứ nhất (3-4)
Trong cám dỗ này, quỷ
thách thức Đức Giêsu lặp lại các cử chỉ của Môsê, nhưng không phải bằng cách
làm mưa man-na, nhưng bằng cách rút bánh ra từ các tảng đá. Đây cũng là một thách
thức nhắm vào tư cách Mêsia của Đức Giêsu. Từ ngữ “nếu” nhằm gieo một sự
hoài nghi vào tâm trí Đức Giêsu (x. Mt 27,40). Trong cả hai trường hợp,
ở đây và trên thập giá, quỷ (ở đây; trên đồi Sọ: quỷ hiện thân nơi “những người
qua lại”) thúc đẩy Đức Giêsu sử dụng những quyền lực thiên sai để thoát khỏi
một hoàn cảnh nguy hiểm (đói ở hoang địa; chết trên thập giá).
Thiên Chúa đã để cho
* Cám dỗ thứ hai (5-7)
Sau cám dỗ thứ nhất, Đức Giêsu đã náu mình vào trong sự che
chở của Thiên Chúa. Với câu Tv 91,11, quỷ đề nghị Người, vẫn trong tư
cách “Con Thiên Chúa”, gieo mình từ nóc Đền Thờ xuống đất: đây hẳn là đáp lại
sự chờ đợi của dân chúng, vì họ được loan báo là Đấng Mêsia sẽ xuất hiện trên
núi Sion, cũng được đồng hóa với Đền Thờ (các sách ngụy thư Ét-ra IV
[13,34-37]; Khải huyền Barúc [40,12]). Dù sao đây cũng vẫn là xúi Đức
Giêsu vận dụng sự che chở của Thiên Chúa vào hướng xấu, như Israel đã làm, khi
đòi hỏi Thiên Chúa can thiệp (x. Xh 17,1-7; Ds 14,22; Đnl
6,16; Tv 95,8-11). Đây chính là áp đặt ý muốn của con người cho Thiên
Chúa. Cùng một chiều hướng như thế, trong Mt, có các truyện các
đối thủ Đức Giêsu xin những dấu lạ từ trời (12,38-42) hoặc đề nghị Người xuống
khỏi thập giá (27,49); trong Lc, có giai thoại các môn đệ muốn xin lửa
xuống thiêu hủy thành không hiếu khách (Lc 9,56). Đức Giêsu vẫn dứt
khoát trả lời “không”, bằng câu Đnl 6,16. Người không muốn ép Thiên Chúa
phải can thiệp khi mà Thiên Chúa không định như thế; Người vẫn tiếp tục tín
thác vào Thiên Chúa.
Chúng ta ghi nhận trong
hai cám dỗ đầu, quỷ quy về tư cách “Con Thiên Chúa”, như thế là xác nhận lời
công bố tại sông Giođan (x. 3,17).
* Cám dỗ thứ ba (8-10)
Cám dỗ cuối cùng không còn chút che đậy nào nữa: quỷ đề nghị
Đức Giêsu thờ phượng nó. Cám dỗ này gồm tóm khát vọng cổ xưa nhất của
* Kết (11)
Câu kết của bản văn là một ghi chú thần học hơn là
một sứ điệp lịch sử. Sự thống trị mà Đức Giêsu đã từ chối nay vẫn được
ban cho Người. Trong tâm thức dân gian, các thiên sứ là những tôi tớ của Thiên
Chúa (x. Mt 16,27), bây giờ đến phục vụ Đức Giêsu, lệ thuộc Người. Đức
Giêsu không nhận một vương quyền trần thế, nhưng chia sẻ chính quyền
thống trị của Thiên Chúa.
Rõ ràng Nước Trời đã
đến gần loài người, bởi vì thiên triều đang vây quanh Người Con yêu dấu của
Thiên Chúa. Nhưng các thiên sứ chỉ can thiệp sau khi Đức Giêsu đã chiến thắng
cám dỗ. Sau này, khi Người đã thắng được cám dỗ muốn vận dụng “hơn mười hai đạo
binh thiên thần” (26,53) để tránh thoát thập giá, khi Người vẫn phó thác cuộc
đời vào tay Chúa Cha, các thiên sứ lại đến hầu hạ Người, qua việc loan báo tin
mừng Phục Sinh cho các môn đệ (x. 28,2-7).
+ Kết luận
Các cám dỗ nhắm tấn công Đức Giêsu trong tư cách Mêsia và
Người Con vâng phục và trung thành của Thiên Chúa. Quỷ xúi Đức Giêsu lạm dụng
lời quyền năng của Người, rồi xúi Người ỷ lại vào quan hệ giữa Người với Thiên
Chúa, và cuối cùng, xúi Người bỏ đi lòng trung nghĩa với Thiên Chúa. Chiến
thắng của Người rất quan trọng. Nó xóa đi những bóng tối đã tích tụ lại trong
lịch sử dân Thiên Chúa và nó cũng gợi ra chiều hướng dấn thân phục vụ ơn cứu
độ. Thay vì chọn làm một Mêsia-Phù thủy hay một Mêsia-Thủ lãnh,
Đức Giêsu chọn làm Mêsia-Tôi tớ khiêm nhường. Khi đó, Người vẫn là Người Con
vâng phục, và cũng là
5.- Gợi ý suy niệm
1. Trung thành đọc và
suy gẫm Lời Chúa, chúng ta sẽ khám phá ra liên tục lòng nhân ái của Thiên Chúa
đối với chúng ta. Từ đó, chúng ta có thể yên tâm phó thác cuộc sống cho Ngài,
không phải tính toán để bảo vệ cuộc sống mình, để rồi rơi vào các cám dỗ. Cám
dỗ luôn luôn xoay quanh Lời Chúa, hoặc để vi phạm hoặc để lái Lời Chúa khỏi ý
nghĩa đúng đắn. Con rắn mưu mô trong St 3 đã bóp méo Lời Chúa: “Có thật
Thiên Chúa bảo: ‘Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không? …
‘Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó,
mắt ông bà sẽ mở ra…” (St 3,1.5). Tên cám dỗ trong bài Tin Mừng Mt
đã bảo Đức Giêsu dùng Lời Chúa để biến đá thành bánh hoặc đã uốn nắn ý nghĩa
của Thánh vịnh để đưa Đức Giêsu đến chỗ thử thách Thiên Chúa. Đức Giêsu không
áp đảo Lời Chúa; Người vâng phục Lời Chúa, Người nhận Lời Chúa từ Thiên
Chúa.
2. Quỷ đã đề nghị cho
Ađam trở thành Thiên Chúa (St 3,5). Nó cũng gợi ý cho Đức Kitô sử dụng
quyền lực thiên sai của mình như một đặc quyền hay như một vũ
khí. Nói cho cùng, tội lỗi luôn luôn là một ý chí hùng cường. Thế mà
Thiên Chúa lại cứu con người khỏi tội lỗi bằng sự yếu đuối của Đức Kitô. Muốn
được Thiên Chúa can thiệp tức khắc vào đời sống mình có nghĩa là nghi ngờ sự
quan phòng thông thường của Ngài, nghi ngờ quyền năng và lòng nhân lành của
Ngài. Ai thử thách Thiên Chúa, thì không có đức tin hoặc có một đức tin
đang chao đảo, nên mới chờ đợi các phép lạ.
3. Các cám dỗ không chỉ
là chuyện một ngày hay bốn mươi ngày, mà là cả đời Đức Giêsu. Luôn luôn
có những sức mạnh bên ngoài, như các môn đệ (Mt 16,22), các kẻ thù
(12,38; 27,41), và cả những khát vọng của bản thân Người (26,39; 27,46) tìm
cách đưa Người đi theo nẻo đường quỷ vạch ra cho Người. Người đã chọn, Người sẽ
phải liên tục chọn nói “không” với quỷ và thưa “xin vâng” với Chúa Cha (x. Dt
5,8).
4. Đức Giêsu nói
“không” với quỷ, nhưng cũng phải nói “không” với chính mình, bởi vì con đường
Người theo kềm hãm các khát vọng và những đòi hỏi của bản tính tự nhiên. Các
phản ứng của Người trước đau khổ, những tủi nhục, những thất bại, thì cũng
giống như mọi người. Người không thể phạm tội, nhưng Người có thể chọn con
đường chung của mọi người, là sự thỏa thuê. Vinh quang không phải là một tội,
mà còn là một quyền Người có thể dùng. Sự rút lui của quỷ chứng tỏ đây không
những là một chiến thắng của chủ trương Mêsia khiêm nhường và phục vụ
như tôi tớ, mà còn là một chiến thắng riêng của Đức Giêsu. Người đã
không nhường bước cho một nẻo đường tiện nghi thoải mái, đã không muốn
hưởng trước một thành công; nhưng Người đã tôn trọng con đường đã được chọn cho
Người dù phải hy sinh, thiệt thòi. Rời khỏi hoang địa, không những Người được
thánh hiến mà còn đủ tư cách Mêsia.
Lm FX Vũ
Phan Long, ofm