CUỘc GẶP
GỠ bẤt NgỜ
(Gioan 4,5-42 – CN
III MC - A)
1.- Ngữ cảnh
Trong cuộc chuyện trò
với Nicôđêmô, tác giả Gioan đã mô tả cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với một
đại diện của giai cấp cầm quyền Do Thái. Hoạt cảnh tiếp theo có nội dung là
cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với một người phụ nữ Samari. Người Do Thái và
người Samari sống những tương quan căng thẳng. Người Samari coi mình là hậu duệ
của các tổ phụ (x. Ga 4,12.20) và là số sót của
Đức Giêsu không để mình
bị ảnh hưởng bởi những kiểu đánh giá như thế. Người đã đón tiếp vị đại diện của
Thượng Hội Đồng đã lén đến gặp Người ban đêm như đi gặp một vị tôn sư. Bây giờ
Người ngỏ lời với một phụ nữ Samari, có lối sống dường như nước đôi (x.
4,17-18), mà Người tình cờ gặp lúc giữa trưa. Trong cả hai trường hợp, Đức
Giêsu đều ý thức Người chu toàn nhiệm vụ Chúa Cha giao phó (x. 4,34); trong cả
hai trường hợp, Người đều muốn chỉ cho thấy con đường đưa tới sự sống.
2.- Bố cục
Bản văn có thể được chia thành ba phần:
1) Mở (4,1-3);
2) Cuộc gặp gỡ với
người phụ nữ (4,4-38):
a) Khung cảnh và các
nhân vật (cc. 4-6),
b) Cuộc đối thoại với
người phụ nữ (cc. 7-26):
- Lời xin nước và ân
ban nước hằng sống (cc. 7-15),
- Mạc khải về phụng tự
chân thật (cc. 16-26),
+ Các người chồng (cc.
16-18),
+ “Nếu ông là một ngôn
sứ” (c. 19),
+ Nền phụng tự mới (cc.
20-26: 20-24; 25-26),
c) Đối thoại với các
môn đệ (cc. 27-38),
3) Gặp gỡ với dân
Samari (4,39-42).
3.- Vài điểm chú giải
- Người phải băng
qua (4): Edei (thì vị hoàn của dei), “phải”, diễn tả một điều
nằm trong ý muốn hoặc chương trình của Thiên Chúa.
- Xykha … Giacóp
(5): Đa số các thủ bản chép là “Xykha” (Sychar). Trong thực tế,
trong miền Samari, không có thành Xykha, mà chỉ có Sêkhem (Shechem)
thôi. Có lẽ chữ Shechem đã bị đọc lầm thành Sychar do vần ar
trong Samari. Về liên hệ giữa Giacóp và Shechem, xin đọc St 33,18;
48,22; Gs 24,32.
- Người Do Thái ...
người Samari (9): Người Samari là con cháu của hai nhóm: 1) Những người
Có một sự đối lập về
thần học giữa những người Do Thái phía Bắc này và người Do Thái phía Nam, bởi
vì người Samari không chịu thờ phượng Thiên Chúa tại Giêrusalem. Tình trạng này
thêm trầm trọng vì người Samari đã gây khó khăn cho người Do Thái hồi hương
trong việc tái thiết Đền Thờ Giêrusalem, rồi đến thế kỷ ii tCN, người Samari lại giúp các vua Syri trong các cuộc
chiến chống người Do Thái. Vào năm 128 tCN, thượng tế Do Thái đã đốt Đền Thờ
Samari trên núi Garidim. Đối với người Do Thái, dân Samari là dân ô uế.
- Người ấy ban cho chị
nước hằng sống... Vậy Người lấy đâu ra nước hằng sống (10-11): Trong Ga,
chúng ta thường gặp tình trạng các người đối thoại với Đức Giêsu hiểu lầm những
công thức Người dùng, ví dụ ở đây, hai công thức “nước hằng sống” trên môi Đức
Giêsu và trên môi người phụ nữ không cùng một ý nghĩa. Tác giả dùng kiểu viết
đó để trình bày mạc khải của Đức Giêsu về bản thân Người.
- Giếng (cc.
6.11): Trong c. 6, “cái giếng” là pêgê (HL), trong c. 11, “cái giếng” là
phrear (HL). Trong bản Cựu Ước Hy Lạp (= Bản LXX), pêgê và
phrear có nghĩa gần như nhau, nhưng phrear thì gần với nghĩa là
“giếng nước”, còn pêgê thì gần với nghĩa là “mạch/suối nước”. Ý nghĩa
là: Lúc đầu, khi nói về nước tự nhiên của giếng Giacóp, tác giả chưa phân biệt;
bây giờ, khi câu chuyện chuyển sang đề tài nước hằng sống của Đức Giêsu, tác
giả mới phân biệt: Đức Giêsu bây giờ là mạch nước (pêgê; Người sẽ chính
thức tuyên bố như thế ở c. 14), còn giếng Giacóp chỉ là một “cái giếng” thôi (phrear).
- Chẳng lẽ ông lớn hơn
tổ phụ Giacóp (12): Đây là một ví dụ về nét hài hước trong Ga: các nhân
vật vô tình nói ra sự thật về Đức Giêsu.
- Thưa Ngài (cc. 11.15.19): Ba lần,
bản văn Hy Lạp cho thấy người phụ nữ gọi Đức Giêsu là Kyrios (sir,
lord; seigneur). Cùng một kiểu xưng hô, nhưng chúng ta hiểu là có
một sự chuyển biến về ý nghĩa vì người phụ nữ thưa với thái độ càng lúc càng
tôn kính hơn.
- Núi này (21): x. Đnl
27,4. Đây là núi Garidim. Trong Bản Ngũ Thư Samari, ở Đnl 27,4,
chúng ta đọc được huấn thị ban cho Giôsuê là dựng một thánh điện trên núi
Garidim, núi thánh của người Samari, chứ không phải trên núi Êvan. Cụm từ “Núi
Êvan” rất có thể đã được sửa lại trong bản văn Híp-ri do chủ trương chống
Samari.
- Thần khí và sự thật (24): tức là Thánh
Thần và Đức Giêsu (là sự thật).
- Đấng ấy chính là tôi (26): Đây là công thức
bằng tiếng Hy Lạp egô eimi (I am; Je suis). Công thức này
là chính danh xưng Thiên Chúa tỏ cho Môsê. Tác giả muốn ngầm giới thiệu thần
tính của Đức Giêsu.
4.- Ýnghĩa của bản văn
Bản văn được bố cục
thành những “xen” qua đó Đức Giêsu đối thoại với người phụ nữ và các môn đệ để
đưa họ đến chỗ đón nhận những mạc khải chính yếu về bản thân Người.
* Mở (1-3)
Chương 4 của TM Ga
mở đầu bằng một đoạn văn tóm tắt có vai trò “làm cầu” nối [vì liên kết] 3,22-36
với [vì chuẩn bị cho] 4,4-42. Đoạn Ga 4,1-4 này thông tin cho chúng ta
về Đức Giêsu và các môn đệ Người, và về phép rửa mà Người đã làm. Hoạt động này
của Đức Giêsu và nhóm của Người dường như diễn tiến song song với hoạt động của
Gioan và các môn đệ ông.
Các câu 1-2 nói với
chúng ta một lần nữa rằng Đức Giêsu đã làm phép rửa cùng với các môn đệ Người
(x. Ga 3,22), rồi nhờ một mệnh đề xen vào giữa, chúng ta biết rằng chính
các môn đệ đã làm phép rửa, đồng thời, bản văn cho biết là Đức Giêsu cũng biết
việc ấy.
Sang c. 3, bản văn xác
định rằng Đức Giêsu bỏ miền Giuđê, mà trở lại miền Galilê.
* Cuộc gặp gỡ với người
phụ nữ Samari (4-42)
a) Khung cảnh và các
nhân vật (cc. 4-6),
Để trở lại miền Galilê,
Đức Giêsu phải băng qua miền Samari. Không phải là Đức Giêsu và các môn
đệ không còn cách nào khác ngoài cách băng qua Samari, một miền đất nổi tiếng
là không hiếu khách (x. Lc 9,51-56). Sự bó buộc này (“phải”, edei)
mang tính thần học và thiêng liêng, vì thuộc về chương trình của Thiên Chúa, sẽ
tạo cơ hội cho cuộc gặp gỡ.
Đến đây chúng ta được
giới thiệu khung cảnh của cuộc gặp gỡ: bên cạnh giếng Giacóp, trong thửa đất mà
Giacóp đã cho con là Giuse. Với chi tiết này, tác giả đưa ta trở lại với bài
anh hùng ca là lịch sử các tổ phụ và đặc biệt của tổ phụ Giacóp. Tác giả TM
IV đã đối chiếu Đức Giêsu với Giacóp trong giai thoại Nathanaen, khi ngài
nói đến các thiên thần lên xuống trên Con Người, tức là gợi đến thị kiến của
Giacóp. Thế rồi truyện Giacóp lại được đặt liên kết với truyện Giuse, từ nơi
ông mọi phúc lành đến với nhà
Và hai nhân vật chính
là Đức Giêsu và người phụ nữ Samari xuất hiện, trong khi các môn đệ đã đi vào
thành mua thức ăn.
Đức Giêsu đến ngồi ngay
xuống bờ giếng, vì mệt mỏi. TM IV nhắc đến sự mệt mỏi của Đức Giêsu (khác
với quan niệm của ảo thân thuyết hay của phái ngộ đạo). Người không phải chỉ là
Thiên Chúa, mà cũng còn là một người thật, và vì thế, đôi lúc Người cảm thấy
mệt nhọc. Xa hơn một chút, nhân tính Người còn được nêu bật thêm một lần nữa
khi tác giả viết rằng Người cảm thấy sức nóng nực của lúc giữa trưa và cần uống
nước (x. cc. 6 và 7). Nhu cầu này khiến Người xin nước với người nào xuất hiện
đầu tiên, và đây là một phụ nữ Samari (Ga 4,7-15), bà này có lẽ vẫn quen
đi kín nước tại giếng này.
b) Cuộc đối thoại với
người phụ nữ (cc. 7-26)
Người phụ nữ vừa đến
nơi, liền xảy ra cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và bà ấy, Trong mẩu đối thoại,
sẽ xuất hiện chuyển động này: các nhân vật đi từ nhu cầu thể lý (của Đức
Giêsu), để đi tới cơn khát thiêng liêng (của người phụ nữ), cơn khát duy nhất
có thể giải tỏa tình trạng khao khát của thân phận con người. Nhu cầu hoặc các
nhu cầu tự nhiên luôn luôn có đó để ta phải tìm thỏa mãn, nhưng không đến độ
bóp nghẹt ước vọng sâu xa của con người.
- Lời xin nước và ân
ban nước hằng sống (cc. 7-15). Trong phân đoạn cc. 7-15, chúng ta gặp được một mạc khải về nước hằng
sống. Khi thấy người phụ nữ, Đức Giêsu liền xin uống. Người đang ở một mình,
các môn đệ đã vào thành mua thức ăn (c. 8), nên Người không thể xin các ông đáp
ứng nhu cầu.
Có lẽ do nghe giọng nói
của Đức Giêsu, người phụ nữ biết rằng Người không phải là dân địa phương, nên
đã cao giọng đưa ra mấy nhận xét tiêu cực. Làm sao Người lại dám xin điều gì
với một người Samari? Chẳng lẽ Người lại không biết tập tục cấm một người đàn
ông nói chuyện một mình với một người đàn bà lạ mặt? Các kinh sư thường dạy
rằng nếu ai cần xin một phụ nữ điều gì, thì phải nói thật ít. Do đó, chúng ta
hiểu nỗi ngạc nhiên của các môn đệ, khi trở về, thấy Đức Giêsu đang trò chuyện
với một người phụ nữ và lại là một phụ nữ Samari.
Cũng như trong truyện
Nicôđêmô, ở đây cơn khát của Đức Giêsu tạo dịp cho Người đối thoại, nhưng hoàn
cảnh đầy những dị nghĩa khiến cuộc đối thoại có thể bị phá vỡ. Quả thế, câu nói
của người phụ nữ: “Ông là người Do Thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho
ông nước uống sao?” (c. 9) lẽ ra đã bắt Đức Giêsu phải thinh lặng. Nhưng Đức
Giêsu lại có sáng kiến bỏ qua cuộc tranh luận về các quy luật xã hội tôn giáo
dựa trên những đối lập hỗ tương có từ bao đời. Các đối lập ấy không bao giờ là
tiếng nói cuối cùng cho các tương quan giữa con người với nhau.
Thoạt tiên, câu trả lời
của Đức Giêsu: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với
chị: ‘Cho tôi chút nước uống’, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị
nước hằng sống” (c. 10), dường như muốn nhắc bà nhớ đến truyền thống hiếu khách
của dân Địa Trung Hải: giúp đỡ tận tình bất cứ người lữ khách nào. Thế nhưng
Đức Giêsu còn nhắm một đề tài lớn hơn. Từ c. 10 đến c. 15, có một mẩu đối thoại
nhỏ xoay quanh đề tài “nước/ân ban”. Bằng cách đó, Người muốn lôi kéo sự chú ý
của người phụ nữ vào điểm mà lẽ ra bà phải hiểu, nghĩa là lẽ ra bà không được
lẫn lộn hai yếu tố: một bên là nước cụ thể và vật chất, và bên kia là nước hằng
sống, ân ban hoàn toàn đặc biệt bây giờ được trao tặng.
Từ c. 10, nổi rõ là
“nước” mà Đức Giêsu nói đến thì cao trọng hơn là nước thiên nhiên, nước kín từ
giếng lên. Còn phải hiểu ngầm một điều song song khác, đó là nước mà Đức Giêsu
hứa ban thì cao trọng hơn nước các tổ phụ đã ban; như vậy, mạc khải của Đức
Giêsu về phẩm chất, thì cao trọng hơn mạc khải của các tổ phụ (như pêgê so
với phrear). Ta thấy rõ trên bình diện biểu tượng, trọn con đường mà
người phụ nữ phải trải qua: khởi đi từ cái giếng Giacóp (x. St 24), bà
phải đi lên tới tận nguồn nước hằng sống, là chính Đức Giêsu. Đây hầu như là
lời loan báo chương trình mà bài tường thuật sẽ phải rảo qua. Bởi vì người đàn
bà có thể thực hiện bước ấy, Đức Giêsu mới đề nghị cho bà nước hằng sống (Ga
4,10).
Đã mơ hồ linh cảm người
đang đối thoại với mình là một người khác thường, người phụ nữ không quay về
điều được nói đến nữa, nhưng quay về người đã xin bà cho uống, và bây giờ lại
tỏ ra sẵn sàng ban cho bà nước hằng sống. Bà hỏi (c. 11), y như thể muốn nói
với giọng mỉa mai rằng: “Ông tưởng ông là ai chứ? Ông không có gầu để kín nước
mà giếng lại sâu, thế mà ông lại đề nghị như thế?” Rồi bà tiếp: “Chẳng lẽ ông
lớn hơn tổ phụ Giacóp, là người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống
nước giếng này, cả con cháu...”.
Một lần nữa, cuộc gặp gỡ
có thể bị phá hỏng, bởi vì đề nghị của Đức Giêsu đã không được đón nhận. Nhưng
Đức Giêsu kiên nhẫn tiếp tục. Người tìm cách gợi lên nơi bà khát vọng chân thật
sẽ đưa bà đến chỗ quay hướng về Người, như quay về với Đấng duy nhất có thể
thỏa mãn điều bà đang đi tìm. Vậy điều đầu tiên là làm cho bà hiểu rằng có hai
loại nước: loại thứ nhất là nước tự nhiên của giếng, không thể làm cho hết
khát, và loại thứ hai, nước mà Người sẽ ban, sẽ giải khát hoàn toàn. Hơn nữa,
loại nước thứ hai còn biến kẻ uống thành một mạch nước trào dâng. Đàng khác,
Đức Giêsu muốn đưa bà chuyển đi từ ân ban đơn giản hoặc ân ban của Thiên Chúa
đến Đấng ban ơn, là chính Người. Ở c. 15, người phụ nữ đã đưa một bước chân về
phía Đức Giêsu, nhưng đồng thời lại kéo mọi sự về bình diện của bà, về các nhu
cầu trực tiếp của bà, điều đó chứng tỏ bà chưa hiểu gì cả. Thứ nước bà ấy mong
có không phải là thứ mà Đức Giêsu muốn ban cho bà.
Mặc dù lại gặp một thất
bại thứ hai, Đức Giêsu không nản lòng, không dừng lại, Người vẫn tiếp tục bằng
cách dựa trên sự mở lòng nửa vời của người đàn bà.
- Mạc khải về nền phụng tự chân thật (cc. 16-26). Cuộc đối
thoại lại chuyển sang một hướng khác hẳn. Không úp mở, Đức Giêsu bảo bà đi gọi
chồng lại đây. Qua câu nói này, Đức Giêsu nắm lại phần chủ động trong đối
thoại. Bà đã thú nhận không mập mờ rằng bà không có chồng. Đức Giêsu trân trọng
sự chân thành đó. Nhưng Người cho bà thấy khả năng hiểu biết đặc biệt của Người
khi nói rằng rằng bà đã có năm đời chồng. Đã thế, Người còn nói: “Hiện người đang
sống với chị không phải là chồng chị”. Nếu nói Đức Giêsu đã cư xử thiếu tế nhị
và lịch sự, là chúng ta phán đoán với các tiêu chí của chúng ta hôm nay. Thật
ra, khi nói như thế, Đức Giêsu đã cư xử như các ngôn sứ Cựu Ước, có khả
năng đọc trong tim người đối thoại (x. Êlisa).
Người phụ nữ không mất tinh thần. Bà nhận ra chiều kích ngôn
sứ này. Đây không phải là một cuộc xưng thú tội lỗi ép buộc, nhưng là một bước
đi tới sự thật, nhờ đó người phụ nữ cảm thấy được giải thoát khỏi quá khứ của
bà. Sự thật và sự rõ ràng của cuộc gặp gỡ đòi hỏi sự trong suốt này. Bây giờ bà
hướng về hiện tại và tương lai một cách mới mẻ, và hậu quả là bà tuyên xưng Đức
Giêsu là một ngôn sứ. Ở đây có hai chuyển động đồng thời: một đàng, người phụ
nữ xưng thú tình cảnh thực tế của mình; đàng khác, việc xưng thú này giúp bà
nhận biết chân tính của Đức Giêsu. Như vậy, bà đã thực sự chuyển sang một bình
diện khác và bắt đầu nhìn các sự việc dưới một góc độ mới. Một mẩu đối thoại về
nền phụng tự chân thật đã sẵn sàng được mở ra.
Cuộc đối thoại tiến sang một giai đoạn mới nữa. Người phụ nữ
đi tới một bình diện hiểu biết mới: đã linh cảm Đức Giêsu là ngôn sứ, bà hỏi
Người rằng đâu là nơi hợp pháp để thờ phượng Thiên Chúa, núi Garidim hay
Giêrusalem, và bà dùng lời lẽ nghèo nàn để trình bày thế lưỡng nan truyền thống
giữa người Do Thái và người Samari. Mặc nhiên bà nhìn nhận uy tín của Người nên
xin Người giải quyết vấn đề. Đây là dịp tốt để Đức Giêsu đưa bà vào việc phụng
tự chân thật (Ga 4,21-24), Người đã nói thẳng thắn và đơn giản về ý nghĩa
của phụng tự trong thần khí và sự thật, mà không bận tâm xem là bà có hiểu
chăng. Người không đi vào các tranh cãi “truyền thống”, cứ để cuộc xung đột
trong tình trạng mở, chỉ nêu bật ý nghĩa đích thực của việc thờ phượng.
Đối với Đức Giêsu, điểm chính của vấn đề không chỉ nằm tại
việc “thờ phượng”, mà là “thờ phượng Chúa Cha”. Để nói về thực tại này, Người
dùng các đại từ “các người” và “chúng tôi”. Có những tác giả cho rằng “chúng
tôi” là Đức Giêsu, hoặc là cộng đoàn Kitô hữu, còn “các người” là những người
đối thoại không phải là Kitô hữu; nhưng đọc như thế là không tôn trọng mặt chữ
và thời điểm của bản văn. Chắc chắn nhất, trên bình diện lịch sử, và theo ngữ
cảnh cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và người phụ nữ Samari, là coi “các người”
là dân Samari, còn “chúng tôi” là người Do Thái, và Đức Giêsu cũng thuộc về
nhóm đó.
Sau khi đã nêu bật các
yếu tố chính của tranh luận tôn giáo, trước khi đi tiếp, Đức Giêsu không ngần
ngại khẳng định rõ ràng rằng ơn cứu độ phát xuất từ dân Do Thái (c. 22). Ý
nghĩa đầu tiên của câu này là Đức Giêsu không đặt lập trường của người Do Thái
và người Samari trên cùng một bình diện (như chúng ta nói: có những người là
“chính thống” và có những người là “lạc giáo”). Không thể dễ dàng loại trừ
những khác biệt thuộc quá khứ; chúng đã có đó, chúng có ý nghĩa của chúng.
Nhưng còn có ý nghĩa khác nữa: Đức Giêsu muốn nhắc nhớ đến lịch sử cứu độ như
đã có và như Thiên Chúa đã muốn có. Và như vậy, đây không phải là một câu thêm
vào (glose) như Bultmann và một vài tác giả đã chủ trương. Khởi đi từ
công thức này, phải nhìn nhận Đức Giêsu đã nhập thể trong dân Do Thái. Điều này
lại làm nổi rõ hơn tầm quan trọng của Cựu Ước, liên hệ đến lịch sử cứu
độ. Bây giờ, cho cả hai nhóm, không còn có một quyền ưu tiên nào cả, họ cần
phải đi đến một kiểu phụng tự mới, “trong thần khí và sự thật”.
Dọc theo lịch sử, người
ta đã thờ phượng Thiên Chúa, bây giờ cần tiếp tục. Việc thờ phượng của người
Người phụ nữ lại nêu ra
một nhận định tổng hợp (Do Thái và Samari) liên quan đến Đấng Mêsia sẽ đến, mà
người Samari cũng đang chờ đợi (Samari: Ta’eb). Đã nhìn nhận Đức Giêsu
là ngôn sứ, lúc này bà còn linh cảm mạnh mẽ tầm quan trọng của con người Đức
Giêsu. Thế là bà đã đủ chín muồi để có thể đón nhận lời công bố long trọng của
Đức Giêsu trong tư cách Đấng Mêsia. Đây là đỉnh cao của cuộc đối thoại.
Hướng đi cứ thay đổi
liên tục. Và Đức Giêsu, chỉ sau tất cả những chặng này, mới tự mạc khải cho bà
như là Đấng Mêsia, Người nói đơn giản: “Chính là tôi (egô eimi)”. Công
thức egô eimi đưa chúng ta trở lại với tên của Đức Chúa (Yhwh), khiến chúng ta có thể nói Đức
Giêsu là chính là Đức Chúa đến viếng thăm dân Samari. Đến cuối cuộc thăm viếng,
người Samari đã nhận biết Người như là “Đấng cứu độ trần gian” (c. 42); Người
đã đến để ban sự sống đời đời (c. 14) và dạy cho biết nền phụng tự chân thật
(cc. 23-24).
- Đối thoại với các môn
đệ (cc. 27-38). Trong khi các hiệu quả của cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và
người phụ nữ Samari còn đang triển nở như thế, Đức Giêsu lại đi vào một cuộc
đối thoại khác bên bờ giếng (Ga 4,31-38). Sau những lời nói với
Nathanaen, đây là lần đầu tiên Người quan tâm rõ ràng đến các môn đệ Người. Các
ông này đã cùng đi đường với Người và liên tục được Người nhắc nhở, nhưng rất
hiếm khi Người ngỏ lời riêng với các ông. Chỉ các diễn từ cáo biệt mới trọn vẹn
được ngỏ với các ông thôi. Với người phụ nữ đã đến kín nước, Đức Giêsu nói về
ân huệ của Người, nước vô song; với các môn đệ vừa về tới nơi sau khi đã mua
thực phẩm, Người nói về lương thực mà chính Người nhờ đó mà sống. Cuộc đối
thoại có hai đề tài: Đức Giêsu nói cho các môn đệ biết công việc của Người có
những nét tiêu biểu nào (c. 34) và lần đầu tiên Người khẳng định rằng họ được
tham dự vào sứ mạng của Người và cách thức tham dự (c. 38). Chính Người cũng
không đến nhân danh chính mình, cũng không làm việc theo ý riêng, nhưng đến như
là sứ giả của Chúa Cha và tất cả cuộc đời Người nhắm thi hành ý muốn của Chúa
Cha. Tất cả những gì Người loan báo và cống hiến đều góp phần vào công trình mà
Chúa Cha đã khởi sự (x. 3,16) và nay Đức Giêsu là Chúa Con đưa đến chỗ hoàn
tất. Điều này cũng đúng cho công việc Đức Giêsu đang làm nơi người Samari, mà
bây giờ người ta đã thấy kết quả. Đến lượt Người, Đức Giêsu lại sai phái các
môn đệ, để họ tham dự vào công việc của Người và tiếp tục công việc đó. Nhưng
nỗi mệt nhọc thật là của Đức Giêsu. Những gì các môn đệ làm hoàn toàn lệ thuộc
vào những gì Đức Giêsu đã làm trước đây.
* Kết luận: Gặp gỡ với
dân Samari (39-42)
Sau khi đối thoại với Đức Giêsu, các môn đệ lại bị bỏ rơi
trong bóng tối một lần nữa. Được đánh động bởi lời chứng của người phụ nữ, dân
Samari đã đến gặp Đức Giêsu. Bây giờ họ muốn trực tiếp nghe Người. Thế là các
môn đệ đầu tiên đã ở lại với Đức Giêsu (Ga 1,39), còn những người Samari
này đã xin Người ở lại với họ. Nhưng dù thế nào, chỉ nhờ tiếp tục mở ra hiệp
thông với Người, người ta mới có thể có kinh nghiệm về Người là ai và Người ban
tặng điều gì. Được Đức Giêsu nhận cho ở lại với Người, các môn đệ đầu tiên đã
khám phá ra Người là “Đấng Mêsia” (1,41); được Đức Giêsu chấp nhận ở lại với
họ, người Samari đã nhìn nhận Người như là “Đấng Cứu độ trần gian” (4,42), như
là Đấng đã được Chúa Cha ban vì lòng yêu thương và được sai phái đến để cứu độ
trần gian (3,16-17). Nay họ tin là nhờ chính tương quan trực tiếp với Đức Giêsu
chứ không dựa vào lời chứng của người phụ nữ nữa. Lời chứng ấy đưa họ đến chỗ
nghe Đức Giêsu để đào sâu đức tin, và bây giờ đức tin đó có thể thực sự bắt đầu
triển nở.
+ Kết luận
Bằng cách dùng nhiều danh hiệu cách tiệm tiến, mỗi danh hiệu
lại như một lời mời gọi tin vào Đức Giêsu, bản văn này vén mở cho thấy
mầu nhiệm Đức Giêsu. Lúc đầu, Người chỉ là một người lữ khách vô danh.
Sau đó, Người đã được coi là một người Do Thái (c. 9). Dần dần Người
xuất hiện ra như nhân vật còn cao trọng hơn tổ phụ Giacóp (c. 12). Thêm một bước
nữa, Người được được gọi là ngôn sứ (c. 19). Và cuối cùng, người phụ nữ linh
cảm Người là Đấng Mêsia (c. 29). Nhưng lại chính là những người Samari, hoa
trái đầu mùa của Dân ngoại, mới tuyên xưng niềm tin của họ vào Đức Giêsu, “Đấng
Cứu độ trần gian” (c. 42). Quả thật, Đức Giêsu chính là ánh sáng thế gian (Ga
8,12; 12,46), Đấng mạc khải và Đấng Mêsia, là Con Một Thiên Chúa được Ngài cử
đến cứu trần gian. Bất cứ người nào tin vào Người thì được sống đời đời
(3,16-18). Người là Ngôi Lời đang thực hiện điều mà Lời Tựa đã nói: “Những ai
đón nhận (Người), tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền
trở nên con Thiên Chúa” (1,12).
Ngoài ra, có một ý
nghĩa khác của bản văn, ý nghĩa biểu tượng, cũng có thể nêu ra. Trong truyền
thống Kinh Thánh, cái giếng đã là nơi khởi đầu của nhiều cuộc tình
duyên. Vậy “cái giếng Xykha” này gợi nhớ đến cuộc “tình duyên” nào? Trong
Cựu Ước,
5.- Gợi ý suy niệm
1. Qua cuộc gặp gỡ giữa
Đức Giêsu và người phụ nữ Samari, chúng ta nhận ra cả một khoa sư phạm
Đức Giêsu đã vận dụng để đưa bà đến đức tin. Trước tiên, Người khơi lên sự tò
mò để bà tìm hiểu, qua việc nhắc đến một công việc tầm thường làm mỗi
ngày, là đến giếng kín nước để giải tỏa cơn khát thể lý. Từ đó, Người gợi đến
một thực tại khác, nước hằng sống. Thế rồi câu chuyện lại chuyển sang
một hướng khác khi Đức Giêsu đề cập đến đời sống riêng tư nhất của bà,
cơn khát tình yêu dường như vẫn chưa được đáp ứng thỏa đáng. Mục tiêu của Đức
Giêsu không phải là đưa bà đến chỗ nhìn vào mình, nhưng là nhìn vào Người để
nhận biết Người là ai.
2. Là con người, với
sức riêng, chúng ta không thể đạt tới Thiên Chúa và nhận biết Ngài trong thực
tại của Ngài. Chúng ta là “xác thịt”, những hữu thể yếu đuối, mỏng manh, tạm
bợ; ngược lại, Thiên Chúa là “Thần Khí”, đầy sức mạnh ban sự sống vô biên và
bất khả kháng. Bằng sức riêng, chúng ta không thể đạt đến bất cứ sự hiểu biết
chân thật nào về Thiên Chúa, hoặc một tương quan đúng đắn nào với Ngài.
Chỉ Đức Giêsu mới chỉ cho chúng ta và giúp chúng ta thờ phượng Thiên Chúa đúng
đắn, bởi vì Người ban Thần Khí và Chân Lý cho chúng ta, Người là Đấng Mêsia,
Đấng Cứu độ trần gian (Ga 6,42).
3.
Đức Giêsu là Đấng có khả năng giúp chúng ta khám phá ra mọi chiều kích và ý
nghĩa đích thực của cơn khát đang dày vò lòng dạ chúng ta. Người là Đấng duy
nhất có thể tố giác những phương tiện tạm bợ chúng ta vẫn đang vận dụng để đánh
lừa cơn khát ấy hoặc thỏa mãn nó cách rẻ tiền. Người sẽ dạy chúng ta biết cách
sống và làm cho từ lòng chúng ta trào vọt ra dòng suối ân huệ của Thiên Chúa.
4. Các môn đệ được
Đức Giêsu sai đi, tiếp nối công việc của Người (là công việc Chúa Cha giao
phó). Họ được thu hoạch hoa trái là công việc mệt nhọc của Đức Giêsu; những gì
các môn đệ làm tùy thuộc hoàn toàn vào những gì Đức Giêsu đã làm trước. Đến
lượt họ, họ cũng phải tận tình gieo vãi, để những người đến sau họ được gặt hái
hoa trái. Người này gieo, người kia gặt. Đó chính là sự hiệp thông liên đới
trong sứ mạng chung mà Đức Giêsu đã để lại cho các môn đệ Người cho đến tận
thế. Khi làm như thế, họ cũng luôn cần ý thức họ làm ý muốn của Chúa Cha.
Lm FX Vũ Phan Long, ofm