CHÚA
CHIÊN LÀNH
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA
NHẬT IV PHỤC SINH, năm A ( CHÚA NHẬT ƠN GỌI )
Ga 10,
1-10 )
Chúa Giêsu khi sống ở đất nước Do Thái đã dùng
những hình ảnh, những biến cố, những sự việc xảy ra chung quanh, ở trong xã
hội, trong làng xóm người Do Thái lúc đó để dạy dỗ con người, hay để nói lên
một sứ điệp nào đó. Qua dụ ngôn thật gần gũi, thật thân thương với người Do
Thái hồi Chúa Giêsu đang sinh sống : hình ảnh người
chăn chiên. Ngài khẳng định Ngài là người chăn chiên tốt
lành, phải qua Ngài, như qua một vị Mục Tử giàu lòng thương xót, nhân loại, Hội
Thánh và con người mới tìm được hướng sống, sức sống và sự sống dồi dào.
Thực tế, nơi đất nước Do Thái lúc xưa, người ta
thường thấy nhiều đàn chiên được các chủ chiên dẫn tới những cánh đồng cỏ xanh
rì, dẫn tới những suối mát trong lành để cho đàn chiên ăn cỏ non, uống nước
trong, rồi từng đàn chiên nghỉ ngơi, nô đùa trên những đồi núi đầy cỏ xanh non.
Chúa Giêsu nói dụ ngôn này sau khi chữa lành người mù từ bẩm sinh và dụ ngôn
người chăn chiên tốt lành xuất phát từ đoạn sách ngôn sứ Êdêkiên ( Ed 34 ), trong đoạn này, Chúa trách cứ những vị mục tự giả
hiệu trong Israen và hứa ban cho dân của Người một Đấng Messia, mục tử xuất
thân từ dòng dõi vua Đavít, Đấng chăn chiên lành đã được thể hiện cụ thể nơi
chính Chúa Giêsu.
Ràn hay đàn chiên, Chúa dùng để nói với người
Do Thái vì dân Do Thái coi đàn chiên là tài nguyên, sản nghiệp của họ.Do đó,
Chúa dùng hình ảnh chiên cho dễ hiểu.Trong Cựu Ước cũng đề cập nhiều tới chiên,
đặc biệt dân Palestine thường nhiều gia đình nhốt chung chiên vào một chuồng , chung quanh có tường đá bao vây và chỉ có một người
canh giữ chuồng chiên mà thôi. Muốn ăn trộm, muốn bắt chiên phải phá hàng rào
hoặc leo lên, vào trong chuồng. Các mục đồng cứ mỗi
buổi sáng tới chuồng chiên, gọi chiên của bầy mình, chiên biết tiếng mục đồng
và đi theo mục đồng.Chúa Giêsu là cửa chuồng chiên. Chúa Giêsu đưa đến cho
nhân loại cuộc sống mới, cuộc sống trường sinh vĩnh cửu, cuộc sống dồi dào ( Ga
10, 10 ). Chúa Giêsu phục sinh làm cho chúng ta thông phần thiên tính và do đó
chúng ta được hưởng cuộc sống đầy phong phú, cuộc sống sung mãn. Chúa Giêsu khi
dùng hình ảnh chủ chiên, đàn chiên, con chiên nhằm cho mọi người hiểu rằng Ngài
là vị lãnh đạo duy nhất có khả năng cho con người và
cho nhân loại cuộc sống xứng đáng là con người và con Chúa. Vị lãnh đạo thật
gần gũi, thật sâu sát với dân, lại là vị mục tử nhân
hậu. Chúng ta là những con chiên nhận biết chủ chiên của mình và yêu mến chủ
chiên của mình. Chuồng chiên là Giáo Hội Chúa, luôn được Chúa
săn sóc giữ gìn. Chúa Giêsu cho mình là cửa chuồng
chiên, nên Ngài muốn mọi người chúng ta hãy gắn bó với Giáo Hội để được sống
dồi dào cuộc sống của Chúa Giêsu. Sứ mạng của Giáo Hội
là chăn sóc chiên của mình. Sứ mạng này sau khi Chúa
Giêsu phục sinh đã được trao cho Phêrô chăn dắt và củng cố lòng tin cho đàn
chiên mình. Phêrô đã yêu mến Chúa, do đó, Ngài cũng yêu mến chiên của
Ngài, chiên của Giáo Hội. Chúa Giêsu là mục tử nhân lành và là mục tử gương
mẫu. Mọi mục tử đều phải noi gương bắt chước Ngài.
Chúa nhật Chúa chăn
chiên lành là Chúa nhật của các mục tử. Mục tử là những giám mục, những linh
mục đang nối gót Chúa Giêsu mục tử nhân lành. Hôm nay, mọi
người chúng ta hãy cầu nguyện cho có nhiều tâm hồn nam, nữ, quảng đại hiến thân
cho Chúa trong đời sống thánh hiến.Chúng ta cũng cầu nguyện cho có nhiều mục tử
thánh thiện, nhân lành. Chúng ta hãy cầu nguyện, nâng
đỡ, động viên các Ngài. Xin cho mọi nước, mọi nơi có nhiều mục tử đạo
đức, thánh thiện, những mục tử biết yêu thương, gần gũi
và gắn bó với đàn chiên Chúa và Giáo Hội trao phó.
Veronique Margron, nữ tu Đaminh viết :” Vị mục Tử nhân lành là người thật sự có đức độ.Bởi
vì tiếng nói của Người là tiếng của một mục tử thực hiện điều mình nói : bảo vệ
đoàn chiên và sẽ hy sinh mạng sống mình vì yêu thương đoàn chiên. Một tiếng nói
giải tỏa cho chiên được tự do, vì mỗi một người-được gọi đích danh-và khi đảm
nhận đời mình thì biết mình đang sống trong tình thân với mục tử …”.
Ơn gọi tận hiến, ơn gọi đi theo
Chúa Giêsu, là ơn gọi cao cả, quí giá. Chỉ một lời nói, Lêvi
, Simon, Giacôbê, Gioan đã bỏ mọi sự mà theo Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha
Phanxicô trong Tông Huấn “ Evangelii Gaudium “ đã mời
gọi mọi người hãy ra chỗ nước sâu thả lưới. Đức Bênêđitô XVI và thánh Gioan
Phaolô II đã đưa con người ra chỗ nước sâu ( Duc in
Altum “…Ơn gọi theo Chúa Giêsu có nghĩa là để cho thánh ý của Ngài được thực
hiện nơi chúng ta “. Đức Bênêđitô XVI mời gọi các bạn trẻ “
Hãy trau dồi nét hấp dẫn các giá trị, các mục tiêu nâng cao, các chọn
lựa triệt để, để có thể phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu”. Chúa Giêsu đã
không ngừng mời gọi :” Hãy đến ! Hảy theo Ta “.
Xin Chúa soi đường mở trí để lời mời của Đức
Kitô được nhiều bạn trẻ khắp nơi trên thế giới đáp trả :”
Hãy đến mà xem “. Hãy đến xem, ở lại và đi theo Chúa
Giêsu.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.“Chiên tôi thì nghe
tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng biết tôi“. ÔBACE đã
nghe tiếng Chúa chưa ? Chúng ta đã làm gì và đã nhận
ra Ngài chưa ?
2.Mục tử tốt lành là người
thế nào ?
3.ÔBACE có khi nào nghĩ tới việc sút giảm các
linh mục, các tu sĩ và thành tâm xin Chúa sai thợ gặt tới các đồng lúa chín
vàng không ?
4.Ngày nay các bạn trẻ có
muốn dâng mình cho Chúa không ?
5.Tại sao ở nhiều nơi ơn gọi
đi tu lại bị sa sút ?