Những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước
Chúa nhật XXVI thường niên năm – A
(Mt 21,
28-32)
Chủ đề nổi bật hơn cả của Chúa nhật XXVI thường niên A là sự thống hối ăn năn của con người tội lỗi gặp
được lòng nhân lành của Thiên Chúa tình thương. Quả thật, lịch sử cứu độ của
Thiên Chúa đối với con người là một chuỗi dài lịch sử tình thương, tội thì
Chúa phạt, hoán cải thì Chúa cứu. Đó là lý do tại sao
Thiên Chúa phán : "Ta muốn lòng nhân
từ chứ không cần hy lễ " (Os 6, 6; Mt 9, 13). "Ta không muốn kẻ vô đạo chết, mà (muốn) kẻ
vô đạo bỏ đường nó theo mà trở lại và được sống" (Ez 33,11). Cánh cửa
trái tim nhân từ của Thiên Chúa luôn luôn rộng mở cho hết những ai chân thành
hướng về Thiên Chúa với cả tấm lòng thành, và Ngài sẽ đón nhận họ với niềm vui khôn
tả là cả thiên đàng sẽ vui mừng (x. Lc 15,10).
Chỉ
có Thiên Chúa không qui kết tội lỗi mà còn thứ tha. Ngài là "Cha đầy tình thương xót" (2 Cr
1,3), là Thiên Chúa nhân lành, đầy lòng từ bi, và là Thiên Chúa mọi nguồn an
ủi, luôn kiên nhẫn chờ đợi kẻ có tội thống hối ăn năn, luôn muốn điều tốt cho
con cái. Hoán cải thực sự là dứt khoát từ bỏ tội lỗi, thống hối vì những tội đã
qua và xin Chúa thứ tha. Thiên Chúa thương xót sẵn sàng tha thứ và tuôn đổ
Thánh Thần tẩy xóa mọi tội lỗi quá khứ của hối nhân.
Trách nhiệm của con người
Thiên
Chúa muốn chúng ta phải chịu trách nhiệm về những việc chúng ta làm, trả lời
về những kết quả hành động của chúng ta. Nên chúng ta không được hành động nửa
vời : vì nếu nửa vời chúng ta sẽ chết. Tiên tri Ezekiel cảnh báo : " Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã
đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ
mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết " (Ed 18, 28).
Chúa
Giêsu cảnh báo chúng ta rằng, nói "vâng",
"tôi biết", "tôi thực
hành giáo lý" mà thôi, chưa đủ, phải hành động, phải lên đường. Chính
người con trai đã nói "không"
với cha mình, nhưng nó hối cải và đi làm vườn nho, anh ta đã làm theo ý người
cha, như thế, anh bước vào giao ước tình thương của cha anh, anh đã yêu mến cha
trong hành động và chân lý.
Chúa
Giêsu lên án các thượng tế và kỳ lão là những người biết rõ Kinh Torah, Lời
Thiên Chúa, nhưng chỉ biết thôi không làm cho họ nên công chính. Chúa long
trọng tuyên bố : "Tôi bảo thật
các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông"
(Mt 21, 31). Các thượng tế và kỳ lão hiểu rất rõ sứ điệp trên, nên họ sẽ không
dung tha cho Chúa Giêsu : ít ngày sau, chính họ là những kẻ sẽ lên án tử
cho Người. Đúng, sự đồi bại của kẻ công chính sẽ dẫn đến cái chết, thậm chí dẫn
đến cái chết của những người vô tội, như Hêrôđê dẫn đến cái chết của các thánh
Anh Hài!
Những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước
Lời
tuyên bố trên của Chúa Giêsu như một ánh hào quang của Tin Mừng được xây dựng
chung quanh hạng nguời đĩ điếm, lý tưởng hoá họ và đối nghịch họ với những kẻ
được gọi là công chính là các thượng tế và các kỳ lão, đã gây sốc cho nhiều
người. Không có lời nói nào của Chúa Giêsu bị lạm dụng cho bằng lời nói:
"Những cô gái điếm sẽ vào nước Thiên
Chúa trước" (Mt 21, 31).. Khi
lý tưởng hoá hạng đĩ điếm, người ta cũng lý tưởng hóa luôn cả hạng người thu
thuế, luôn đi kèm hạng đi điếm, là những kẻ cho vay nặng lãi, một loại luôn
đồng hành loại gái điếm trong Tin Mừng đã gây lên một sự hiểu lầm đáng sợ, khi
người ta không nhận thức đủ.
Những
người thu thuế, là những nhân viên các cơ quan thâu thuế Roma, tham dự trong
những hành xử bất công của những cơ quan này. Nếu Chúa Giêsu liên kết những gái
điếm và những người thu thuế với nhau, Người làm vậy không phải là không có lý
do; vì cả hai đều coi tiền bạc là sự quan trọng nhất trong cuộc sống.
Nếu
Chúa Giêsu tôn trọng các cô gái điếm và người thu thuế hay kẻ tội lỗi, không
phải do kiểu sống của họ, nhưng vì khả năng thay đổi và phục thiện... như Maria
Madalêna, kẻ đã trở lại và đã theo Chúa Giêsu trên tất cả con đường thánh giá,
là một gương mẫu cho sự này (đặt giả thiết bà là một cô gái điếm), Giakêu (x. Lc
9, 1-10), người phụ nữ Samaria (Ga 4, 1-42), người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,
1-11) và người con trai hoang đàng (x. Lc 15, 11 và 32).
Chúa
Giêsu nói rõ lý do sẽ vào nước Thiên Chúa trước : "Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công
chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin
ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin
ngài" (Mt 21, 32).
Hoán
cải không bao giờ là muộn.
Chúng
ta được yêu cầu từ bỏ thái độ để ý đến mình hơn là tha nhân, thậm trí hơn cả
Thiên Chúa nữa. Vì Không phải mọi kẻ nói với Ta: "Lạy Chúa, lạy Chúa", là sẽ vào được Nước Trời, nhưng là kẻ thi
hành ý Cha Ta, Ðấng ngự trên trời" (Mt 7, 21).
Những
lời tuyên bố trên của Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về dụ ngôn hai người con trai được cha sai đi làm
vườn nho (x.Mt 21, 32). Qua đó, Chúa mở mắt những người
Do Thái để họ hiểu rằng khi khép kín lòng mình trong sự bất chính và sai lầm của
chính họ là một sự từ chối Nước Trời.
Họ
nói "vâng" với Thiên Chúa.
Nhưng trong thực tế, họ lại ngoan cố khước từ lời Thiên Chúa, gạt bỏ Nước Trời.
Rõ ràng là nói "vâng" nhưng
lại không thi hành. Và như một mẫu gưỡng về sự hoán cải, Chúa Giêsu đặt ra
những tình huống trái nghịch : những người thu thuế và gái điếm. Ban đầu, họ
nói "không" với Nước Trời
và Giao Ước vì họ chưa nhận ra các yêu cầu phải thi hành để được vào Nước Trời,
nhưng họ có đủ khả năng để thích ứng với dấu hiệu Nước Thiên Chúa. Sau đó, trên
hành trình tìm kiếm Nước Trời. Dần dần, họ học cách nói "có", nên Chúa Giêsu tuyên bố :
"Bởi đó, tôi nói cho các ông hay:
Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân
biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi" (Mt 21, 43).
Phần
chúng ta, chúng ta cũng phải học cách nói "có" ... " Con không đi'. Nhưng sau hối hận và đi làm"
(Mt 21, 29).
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ