(Mátthêu 21,33-43 – CN
XXVII TN - A)
1.- Ngữ cảnh
Tác giả Mátthêu
đặt bài dụ ngôn này giữa dụ ngôn Hai người con (Mt 21,28-32) và dụ ngôn Bữa
tiệc hoàng gia (Mt 22,1-14), trong ngữ cảnh lịch sử và văn chương là
các xung đột ngày càng trầm trọng giữa Đức Giêsu và các thủ lãnh dân Israel (x.
các chương Mt 21, 22 và 23). Sau khi đã nhấn mạnh rằng những người thu
thuế và các cô gái điếm, giống như người con bướng bỉnh rồi ngoan ngoãn trong
bài dụ ngôn, đã đón tiếp ý muốn của Chúa Cha được biểu lộ trong lời rao giảng
của Gioan Tẩy Giả và của Đức Giêsu (trong khi những người Pharisêu và các thủ
lãnh của dân đã từ khước), Đức Giêsu xác định trong một dụ ngôn thứ hai thế nào
là tiếp đón Người Con. Người lấy lại đề tài “nói” và “làm” (cc. 28-31) và đề
tài cây vả không ra trái (cc. 19-20) để kêu gọi các thủ lãnh thêm một lần nữa,
bằng cách làm cho họ hiểu rằng giờ phút cung cấp hoa trái (cc. 34 và 41) đã
đến, giờ phút quyết liệt khi mà Thiên Chúa yêu cầu cây nho của Ngài tính sổ.
2.- Bố cục
Bài này có thể chia làm
hai phần:
1) Dụ ngôn những tá
điền sát nhân: Hành động của dân Chúa (21,33-41):
- giới thiệu hoàn cảnh:
Vườn nho của ông chủ (c. 33),
- các tá điền sát nhân
(cc. 34-39):
. giết các đầy tớ (cc.
34-36),
. giết người con (cc.
37-39).
- cách xử sự của ông
chủ (cc. 40-41);
2) Kết luận từ dụ ngôn:
Hành động của Thiên Chúa (21,42-43):
- đối với Đức Kitô (c.
42),
- đối với dân Chúa (c.
43).
3.- Vài điểm chú giải
- Chung quanh vườn, ông
rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho (33): Ở đây cũng như trong Is 5,
tác giả liệt kê ra những công việc ông chủ làm cho vườn nho nhằm nêu bật tình
yêu cũng như quyền tuyệt đối của ông trên vườn nho. Nó thuộc về ông bởi vì ông
đã tạo ra nó từ đầu. Tháp canh là để bảo vệ nó, nhất là vào mùa hái trái. Bồn
đạp nho là để trích chất cốt của nho. Các chi tiết nêu rõ sự tương phản giữa
tình yêu của ông chủ đối với vườn nho của ông và sự độc ác của các tá điền
không cho ông hưởng hoa trái của công sức chăm sóc của ông.
- Gần đến mùa hái
nho (34): Mùa hái nho có lẽ gợi đến thời điểm quyết liệt, lúc mà Thiên Chúa
yêu cầu dân Ngài phải tính sổ. Nếu dịch sát câu này là “Khi mùa hái nho đã
đến gần”, chúng ta gặp lại cùng một động từ như Gioan Tẩy Giả và Đức Giêsu
đã dùng (x. 3,2 và 4,17). Vậy dường như Mt muốn ám chỉ rằng thời điểm
tính sổ trùng vào thời điểm Gioan Tẩy Giả và Đức Giêsu xuất hiện. Do lời rao
giảng của hai vị sứ giả đó của Thiên Chúa, bây giờ
- Bọn tá điền ...
đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ (35): Có một sự tiệm tiến
trong cách sử dụng các động từ: quan hệ giữa ông chủ và các tá điền các lúc
càng trở nên xấu hơn. Việc ném đá các ngôn sứ là một đề tài truyền thống trong
Do Thái giáo và Kitô giáo tiên khởi (x. 2 Sb 24,21; Dt 11,37;
nhất là Mt 23,37; Lc 13,34).
- Ông lại sai (36):
Nếu tác giả Mt nói đến lần sai phái thứ hai này có lẽ vì ông muốn ám chỉ
đến việc truyền thống Do Thái phân chia các ngôn sứ ra các ngôn sứ trước và các
ngôn sứ sau.
- Sau cùng (37):
Công thức này có ý nói rằng đối với các tá điền, đây là cơ hội cuối cùng để họ
có thể hoán cải.
- Đứa thừa tự đây
rồi! Nào ta giết quách nó đi (38): Theo ba Tin Mừng Nhất Lãm, các tá
điền tức khắc nhận ra người thừa tự (Dt 1,2; Rm 8,17). Tội
ác của họ không phải là hậu quả của một sự lầm lẫn bi đát, hoặc của một tình
trạng thiếu lòng tin nơi Vị sứ giả: Họ hành động với ý thức hoàn toàn về mức độ
trầm trọng của hoàn cảnh. Họ đã từ khước Thiên Chúa nơi bản thân Đấng Ngài sai
đến.
- Quẳng ra bên ngoài
vườn nho (39): Chi tiết này ám chỉ đến việc Đức Giêsu bị giết chết bên
ngoài tường thành Giêrusalem.
- Tảng đá thợ xây
nhà loại bỏ lại trở nên ... (42): “Loại bỏ” (apodokimazô) là một
động từ chuyên môn để nói về việc một người có thẩm quyền tuyên bố một đồng bạc
là vô giá trị vì bị coi là giả mạo. “Lại trở nên” là một thái bị động thay tên
Thiên Chúa, nên có nghĩa là: “Thiên Chúa đã làm cho lại trở nên”. Đây là một
hành vi tuyệt vời của Thiên Chúa toàn năng.
- một dân (43):
Từ ngữ này ở số đơn nên không thể có nghĩa là “các dân nước” tức là “các dân
ngoại”, nhưng có nghĩa là một tập thể đang được thành lập và phát triển: ta có
thể nghĩ đến “Dân thánh” trong Xh 19,6. Dân thánh được tạo thành bởi tất
cả những ai mang hoa trái của Nước Trời, nghĩa là những người đón tiếp Người
Con và làm thành dân mới của Thiên Chúa quanh Người Con ấy (x. Rm 9,25; 1
Pr 2,10).
4.- Ý nghĩa của bản văn
Đức Giêsu kể cho các đối thủ của Người một câu truyện khác.
* Dụ ngôn những tá điền sát nhân: Hành động của
dân Chúa (33-41)
Trong một bài ca với
giọng cảm động, ngôn sứ Isaia đã ví dân
Các câu đầu của bài dụ
ngôn Đức Giêsu kể được trực tiếp vay mượn từ bản văn trên. Nhưng bài ca của Isaia
chỉ là một khởi điểm mà thôi, câu truyện được kể trong dụ ngôn được triển khai
theo một chiều hướng khác. Ý tưởng căn bản vẫn còn đó:
Dân
Vườn nho đã được giao
cho các tá điền để họ mang lại hoa trái. Các hoa trái của vườn nho trong dụ
ngôn là những hoa trái của Nước Thiên Chúa trong thực tế. Các tá điền là “dân
Thiên Chúa”. Dân đầu đã thất bại, họ đã không mang lại hoa trái, họ đã làm cho
ông chủ hoàn toàn thất vọng. Một dân khác sẽ được nhận lấy vườn nho, nghĩa là
Nước Thiên Chúa; dân này sẽ không làm cho ông chủ phải thất vọng, họ sẽ mang
lại hoa trái mà dâng cho Thiên Chúa. Các hoa trái ấy là sự công chính vượt xa
sự công chính của các kinh sư và Pharisêu (Mt 5,20).
Câu 40 bắt đầu với một
quy chiếu về thời gian. Ông chủ trở về; chúng ta sắp được thấy chuyện gì xảy
ra. Tác giả lại dùng Isaia (5,3-4) mà thách thức các thính giả bằng một
câu hỏi để phán đoán. Câu trả thật rõ ràng: “Ông sẽ tru diệt bọn chúng” (c.
41). Vườn nho sẽ được giao cho những tá điền khác. Các nhà lãnh đạo
* Kết luận từ dụ ngôn:
Hành động của Thiên Chúa (42-43)
Sự từ khước của dân cũ
đã tới cao điểm khi họ giết Người Con; còn dân mới sẽ được thiết lập trong máu
Đức Giêsu, máu Giao ước (26,28). Đức Giêsu hỏi bằng giọng châm biếm: “Các ông
chưa bao giờ đọc câu này sao?” (c. 42). Dĩ nhiên các đối thủ của Người phải
biết nhờ Kinh Thánh. Nhưng nay Kinh Thánh trở thành một tòa án phúc thẩm trong
cuộc tranh luận với các nhà lãnh đạo Do Thái. Các Kitô hữu xác tín rằng Kinh
Thánh làm chứng về Đức Kitô. Câu trích kia lấy từ Tv 117,22-23 theo Bản
LXX nói một cách bóng bảy về một tảng đá: tảng đá bị loại vì vô giá trị lại trở
thành đá tảng góc tường nâng đỡ cả tòa nhà. Giáo Hội thấy đây là hình ảnh báo
trước điều huyền diệu Thiên Chúa thực hiện: Đấng Mêsia bị loại trừ đã trở nên
Đức Chúa khi sống lại từ trong kẻ chết (Cv 4,11; 1 Pr 2,7).
Trên cái nền đen tối
này với việc kết án
+ Kết luận
Dụ ngôn Những tá điền sát nhân này đã có trong TM
Mc, trong đó vườn nho là biểu tượng truyền thống để gọi Israel, nên câu
truyện có ý nghĩa biểu tượng (Mc 12,1-12; Mt 21,33-43; x. Is
5,1-10). Tác giả Mt đã nêu bật khía cạnh lịch sử cứu độ của câu truyện
này. Thời kairos, thời phán xét, đã gần kề (21,34.40). Các nhà lãnh đạo
Do Thái hiểu rõ là Đức Giêsu nói về họ.
Dụ ngôn này cho chúng ta hiểu rõ cách tác giả giải thích sự
chống đối đang nhắm vào Đức Giêsu. Sự loại trừ Người phải chịu ở trong cùng
chiều hướng với tình cảnh của các ngôn sứ. Bởi vì Đức Giêsu là sứ giả cuối cùng
và cao quý nhất của Thiên Chúa, vì là Con Thiên Chúa, hậu quả của việc loại trừ
Người sẽ rất tàn khốc. Đối với tác giả, xác tín này đã được xác nhận trong
những cuộc tàn phá Giêrusalem vào năm 70. Ngài cũng thấy được các dấu vết của
chương trình cứu độ của Thiên Chúa ngay giữa lòng bi kịch: Nếu
Vị trí của các Kitô hữu là ở đó. Sứ điệp của Thiên Chúa hôm
nay đang được gửi đến cho họ, và Thiên Chúa cũng đang chờ đợi họ đáp lại.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Thiên Chúa đã tạo
dựng loài người với tình yêu thương âu yếm sâu xa. Trong nhân loại này, Ngài đã
chọn ra một nhóm người mang những lời Ngài hứa, họ có nhiệm vụ làm cho Ngài
hiện diện giữa nhân loại. Ngài đã ân cần nuôi dưỡng, chăm sóc họ, và sai họ đi
làm chứng về tình thương của Ngài. Đáng tiếc, thay vì sản sinh những hoa quả
ngon ngọt của lòng trung thành và của sự bình an, họ đã tạo ra sự hận thù, ghen
ghét, bạo lực.
2. Thiên Chúa tiếp tục phái các sứ giả đến:
Ngài ân cần và kiên trì tìm cách cứu lấy dân Ngài. “Dân” đây cũng có thể là một
tập thể như giáo xứ, gia đình hay những cá nhân (mỗi người trong chúng ta).
Trong thực tế, Thiên Chúa chỉ dừng lại khi cái chết đến đóng ấn trên một cuộc
đời vĩnh viễn từ khước tình yêu của Ngài.
3. Tội nặng nhất của
các tá điền là từ chối đón tiếp các ngôn sứ và Người Con mà Chúa Cha sai phái
đến. Tuy nhiên, Đức Giêsu cho biết tội ấy bắt nguồn từ chỗ họ muốn chiếm lấy
vườn nho. Mỗi lần chúng ta muốn coi Nước Thiên Chúa là chuyện riêng của chúng
ta, mỗi lần chúng ta nhắm một thành công tưởng như là để phụng sự Thiên Chúa
nhưng thật ra là để thỏa mãn nhu cầu chúng ta là tỏ ra mình quan trọng, là tạo
một ảnh hưởng, khi đó chúng ta đang chiếm hữu vườn nho của Thiên Chúa, bởi vì
thật ra chúng ta đang phục vụ chính mình dưới cái vỏ bề ngoài là sự tận tụy và
sự đạo đức.
4. Không có gì có thể
ngăn chặn hành động uy quyền của Thiên Chúa trong thế giới. Bởi vì Thiên Chúa
đủ quyền năng để đưa mọi chuyện (kể cả điều ác) vào việc thực hiện các kế hoạch
của Ngài. Trong đời sống chúng ta, nếu chúng ta sẵn sàng dâng cho Thiên Chúa
tất cả những gì làm nên con người chúng ta, tất cả những gì chúng ta có, Thiên
Chúa sẽ có thể làm những điều kỳ diệu xuyên qua chúng ta. Trong lịch sử các
thánh, Thiên Chúa đã tỏ ra thích dùng những giới hạn của con người để thực hiện
những chương trình vĩ đại trong Giáo Hội.
Lm FX Vũ Phan Long, ofm