MẦU NHIỆM TÌNH YÊU
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI
Xh 34,4b-6,8-9 2Co 13,11-13 Ga 3, 16-18
Mầu
nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm tình yêu bởi vì qua dấu Thánh Giá, dấu
chỉ Mầu nhiệm Ba Ngôi. Dấu Thánh Giá là biểu hiệu đức tin của người Công giáo.
Mỗi lần làm dấu Thánh Giá chúng ta ca ngợi, tung hô và tuyên xưng mầu nhiệm
Chúa Ba Ngôi :” Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần “.
Lúc
còn nhỏ khi đi học Giáo lý, các thầy cô giáo lý viên thường ví dụ Chúa Ba Ngôi
giống như một ngón tay có ba đốt. Tuy có ba đốt nhưng chỉ là một ngón tay hoặc
có khi Chúa Ba Ngôi được ví như một trái trứng gà vv…có lòng đỏ lòng trắng và
có vỏ nhưng chỉ là một cái trứng. Những ví dụ nhằm cho các trẻ em dễ nhớ nhưng
thực tế chẳng thuyết phục gì. Càng lớn lên, càng được học Giáo lý và càng cầu
nguyện, chúng ta hiểu được rằng muốn cảm nghiệm về Chúa Ba Ngôi, muốn biết được
Chúa Ba Ngôi, chúng ta phải dựa vào mặc khải của Chúa Giêsu, đồng thời dựa vào
Kinh Thánh để tìm hiểu, gặp Chúa Ba Ngôi. Chúng ta thường gặp những bản văn qui
chiếu về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi nhiều nhất nơi Tin Mừng của Thánh Gioan. Phúc
Âm của thánh Gioan thường cho hay Chúa Giêsu nói về Cha Ngài và cũng nói về
Chúa Thánh Thân. Tuy nhiên bản văn nổi tiếng nhất vẫn là bản văn của Thánh
Matthêu :” Vậy các con hãy đi khắp muôn dân, qui tụ họ thành môn đệ của Ta, hãy
rửa tội cho họ nhân danh Cha và con và Thánh Thần”. Bản văn sinh động lại nằm
trong Tin Mừng của thánh Máccô, khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, lập tức Chúa
Thánh Thần đậu xuống trên ngài dưới hình chim bồ câu và một tiếng nói từ trời
vọng xuống :” Con là Con yêu dấu của Ta “ ( Mc 1, 11 ).Tiếng nói, Chúa Con và
chim bồ câu tạo thành bức tranh sinh động nói về Chúa Ba Ngôi. Thánh Luca lại
diễn tả thời Cựu Ước là thời của Chúa Cha.Thời rao giảng Tin Mừng là thời kỳ
hay kỷ nguyên của Chúa Con và thời kỳ sau cùng khởi đầu bằng lễ Hiện Xuống là
thời kỳ của Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô cũng nói về Chúa Ba Ngôi trong các
thư của Ngài. Lời chúc nổi tiếng của thánh Phaolô bàn về Chúa Ba Ngôi nằm trong
thư 2 Co 13, 13 :” Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha và
ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em”.
Thực
tế, mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm
đức tin . Chỉ có con mắt đức tin chúng ta mới nhận ra Chúa Ba Ngôi. Với
trí con người không đời nào chúng ta có thể hiểu thấu được mầu nhiệm Thiên Chúa
Ba Ngôi. Thánh Augustinô đã cho chúng ta thấy rõ điều đó qua hình ảnh một em bé
múc nước biển đổ vào lỗ đào trên bãi cát…
Vâng,
tình yêu Thiên Chúa dành cho thế giới, cho nhân loại, cho con người quả quá
tuyệt vời, cao sâu :” Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người
để ai tin vào Con của Người sẽ không phải chết, nhưng được sống muôn đời “.
Chúa không muốn bất cứ ai bị hư đi, nhưng muốn cứu vớt mọi người. Tình yêu của
Người là tình yêu xả kỷ, tình yêu tự hiến :” Không có tình yêu nào cao vời bằng
tình yêu của Người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Thiên Chúa
yêu thương con người, mỗi người đều có một chỗ trong trái tim dịu hiền của
Người.
Mừng
lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta ca ngợi tình
thương vô biên của Chúa vì tình thương của Người bao phủ trên cuộc đời mỗi
người chúng ta. Thiên Chúa đã cho chúng ta được sinh ra làm người và làm con
cái của Người. Thiên Chúa lại quan phòng chở che chúng ta bằng chính tình yêu
nhưng không của Người, đồng thời cho chúng ta được tiến về đất hứa, tiến về Quê
Trời nhờ Chúa Thánh Thần và ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu để cùng với Người
chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa Cha.
Chúng
ta ca ngợi, biết ơn Thiên Chúa Ba Ngôi và mỗi lần làm dấu Thánh Giá. Đọc Kinh
Sáng Danh và kInh Tin Kính là chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi : Chua
Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ai
tỏ cho chúng ta biết Thiên Chúa Ba Ngôi ?
2.Mầu
nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm gì ?
3.Dấu
hiệu của người Công giáo do đâu ?
4.Chúa
Thánh Thần là Đâng nào ?