ĐỨC GIÊSU VÀO THÀNH GIÊRUSALEM
(Mátthêu 21,1-11 – CN Lễ Lá - A)
1.- Ngữ cảnh
Theo bố cục của Tin Mừng Mt, sự
cố được tường thuật lại đây là mở đầu cho tuần lễ cuối cùng của cuộc sống Đức
Giêsu trên trần thế. Kể từ biến cố Đức Giêsu vào Giêrusalem cho đến bữa tối
cuối cùng rồi Người bị bắt, bị xử, bị đóng đinh, và sống lại, Mt theo
chính xác thứ tự của TM Mc, ngoại trừ truyện cây vả được sắp xếp lại một
chút (x. 21,18-22 = Mc 11,22-26). Trong Mt, cuộc tiến vào “khải
hoàn” và việc “thanh tẩy” Đền Thờ xảy ra trong cùng một ngày, đó là ngày thứ
nhất Đức Giêsu ở lại Giêrusalem; trong Mc, các sự việc ấy được tách ra
đặt vào hai ngày khác nhau. Mt giữ lại tất cả chất liệu của Mc
ngoại trừ bài học từ câu truyện đồng xu của bà goá (x. Mc 12,41-44).
Cuộc tiến vào Giêrusalem trong bầu khí
khải hoàn trên một con lừa là hình ảnh đối lại với cuộc tiến lên Núi Sọ,
dưới khối nặng của thập giá. Họi Thánh đang nhớ lại cuộc Thương Khó của Chúa,
nhưng cũng báo trước vinh quang (hôsanna) Phục Sinh. Đây là cuộc tỏ mình
công khai của Đức Giêsu cho quốc gia nên hẳn cũng là một đề nghị mà Họi
Thánh sơ khai một lần nữa ngỏ với các thành viên Hội đường để họ chấp
nhận Đấng Mêsia thuộc dòng dõi vua Đavít (x. 23,37-39).
2.- Bố cục
Bản
văn có thể chia thành hai phần:
1)
Đức Giêsu tổ chức cuộc rước (21,1-7);
2)
Đức Giêsu tỏ mình (21,8-11).
3.- Vài điểm chú giải
-
Giêrusalem (1): Đây là kinh đô của miền Giuđê, cũng là Sion, trung tâm tôn
giáo của dân Do Thái, vì có Đền Thờ.
-
Chúa (3): Sự hiểu biết và quyền chúa tể của Đức Giêsu được Mt
nhấn mạnh đặc biệt ở đây.
- Đức
Giêsu cưỡi lên (7): dịch sát là “cưỡi lên chúng (= hai con lừa)”; đây là một
hình ảnh khó mà hình dung được. Người ta có thể tránh khó khăn này bằng
cách coi “chúng” đây là các “áo choàng”. Bản dịch CGKPV Bốn sách Tin Mừng
(tr. 95) cho một lời giải thích hợp lý: “Đơn giản nhất có lẽ là Mát-thêu
muốn đưa lời Da-ca-ri-a (thật sự chỉ nhấn mạnh tới con lừa con mà thôi) cho hợp
với trường hợp của Chúa Giê-su (thật sự có hai con lừa), mà không quan tâm tới
chuyện trục trặc”.
-
hôsanna (9): Từ ngữ Híp-ri hôsý‘ah-nna’, hay hôsha‘-na có
nghĩa là “Xin trợ giúp (hay Xin cứu độ), con cầu nguyện”. Đây là một phần
trích từ câu Tv 118,25.26, sau này thành một lời tung hô.
- náo
động (10): Động từ eseisthê (động từ seiô được dùng 3
lần trong Mt) diễn tả những hiện tượng đi theo việc khai mở thời đại
cánh chung. Ở Mt 27,51, động từ này loan báo hiện tượng động đất đi theo
cái chết của Đức Giêsu. Ở 28,4, động từ này diễn tả nỗi kinh hoàng đến nỗi ra
như chết của những người lính canh vào lúc Đức Giêsu sống lại (x. 2,3-7).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Đức
Giêsu tổ chức cuộc rước (1-7)
Tác giả ghi nhận rằng chính Đức Giêsu
muốn có cuộc diễu hành này, và Người đã lên kế hoạch thực hiện. Điều này cho
hiểu là Đức Giêsu ý thức Người là Đấng Mêsia, Người làm chủ tình hình; Người có
uy thế hơn các đối thủ của Người. Quả thế, Mt nêu bật rằng các môn đệ
làm theo “lời Đức Giêsu đã truyền” (c. 6). Ngoài ra, vâng phục Đức Giêsu là nét
tiêu biểu của người môn đệ. Lời tự xưng Đức Giêsu nói với hai môn đệ khi gửi họ
đi (“Chúa”, c. 3) nhắc nhớ tới đức tin của Họi Thánh vào Đức Kitô Phục Sinh.
Trong khi cộng đoàn nhắc lại một sự cố đầy ý nghĩa thuộc về Đức Kitô
lịch sử, cộng đoàn lại loan báo sự hiệp thông của mình với Đức Kitô Phục Sinh
(“Chúa”). Quang cảnh sắp được kể tự nó đã khá rõ, nhưng tác giả theo thói quen
thấy cần minh họa bắng hai câu trích Kinh Thánh (Is 62,11: “Hãy bảo
thiếu nữ Sion” và Dcr 9,9 nói về đức vua hòa bình). “Thiếu nữ Sion”trong
truyền thống ngôn sứ là
* Đức
Giêsu tỏ mình tỏ mình (7-11)
Ý
nghĩa thiên sai của cuộc biểu dương lại còn được nêu bật bởi con số đông đảo
dân chúng tham gia (chỉ Mt ghi nhận điểm này), bởi những cử chỉ họ làm
(trải áo và vẫy các cành lá) và bởi các lời tung hô. Khi trải áo của mình trên
con lừa và trên đường, các môn đệ và đám đông chỉ làm một điều là xác
nhận phẩm cách của Người (x. 2 V 9,13). Khi ghi nhận rằng người ta “chặt
nhành chặt lá mà rải lên lối đi” (khác với Lc 19,17 và Mc 11,8), Mt
muốn nhắc lại Tv 118,25-26 trong đó gợi tới những nghi thức người ta làm
trong dịp Lễ Lều: dân chúng đi rước lên Đền thờ, tay vừa phất các cành lá linh
thánh (lubab) vừa hát các câu tung hô rút từ Tv 118 (x. thêm 2
Mcb 1,9; 10,6). Lễ Lều nhắc lại thời gian sống trong sa mạc, nên cũng gợi
đến cuộc xuất hành và giải phóng khỏi Ai-cập; do đó, cuộc cử hành Lễ Lều làm
thức tỉnh lại những nỗi niềm chờ mong Đấng Mêsia cả nơi dân chúng lẫn cấp lãnh
đạo. Trong khung cảnh này, bài tường thuật việc Đức Giêsu vào Thành thánh là
một sứ điệp rất khéo bố trí mà Mt gửi đến cho cộng đồng
Các lời tung hô xác nhận ý
nghĩa của cuộc diễu hành đang diễn tiến. Tiếng hò la là một thể văn
thuộc về nghi thức các cuộc tôn vương (x. 1 V 1,39). Lời cầu chúc của
đám đông được diễn tả lặp đi lặp lại bằng từ ngữ Híp-ri hôsý‘ah-nna’,
hay hôsha‘-na (Hy Lạp hôsanna) cũng rút từ Tv 118,25, ghép
với danh xưng “con vua Đavít” không có trong Tv. Lúc đầu “hôsanna” là một tiếng
kêu khẩn cầu và nài van (“xin ban ơn cứu độ”), nhưng với thời gian đã trở thành
một lời diễn tả niềm vui và sự chờ đợi Đấng Mêsia. Tên gọi “con vua
Đavít” được làm giảm nhẹ và được sửa chữa bởi câu diễn giải của Tv
118,21: “Nguyện xin Chúa tuôn đổ phúc lành cho người tiến vào đây nhân danh
Chúa”. Để tránh mọi hiểu lầm, Mt đã bỏ bản văn Mc 11,10 (“Chúc
tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đavít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các
tầng trời”). Đức Giêsu là con vua Đavít, nhưng triều đại Người không thuộc về
thế gian này (x. Ga 18,36). Câu cuối cùng “Hoan hô trên cõi trời cao”
xác nhận mối bận tâm này. Cuộc diễu hành rất có thể trở thành một cuộc
duyệt binh thật ra là một cuộc rước mang tính phụng vụ trong đó người ta
khẩn khoản thỉnh cầu Thiên Chúa thực hiện những lời hứa ban ơn cứu độ. Đấng
Mêsia là một sứ giả của Thiên Chúa, sẽ mang đến cho loài người không
phải là các của cải trần gian nhưng là các phúc lành của trời cao.
Đám đông tham dự vào cuộc
rước dường như là đoàn người đã đi lên với Đức Giêsu từ Giêrikhô (20,29.34). Mt
phân biệt họ với dân cư Giêrusalem đang lãnh đạm chứng kiến sự cố. Phản ứng của
dân chúng Giêrusalem (“cả thành” là một lời phóng đại, nhưng nói lên ý
muốn kéo toàn thể khối đông dân chúng vào việc loại trừ Đấng Mêsia) được diễn
tả bằng những từ ngữ đầy kịch tính (“náo động”). Sự rúng động này không phải là
về thiên nhiên nhưng về tinh thần. Tất cả Giêrusalem biết rằng họ đang ở vào
khoảnh khắc cuối cùng của lịch sử và đang ở trước một biến cố lạ lùng:
gặp gỡ với Đấng Cứu độ hoặc Đấng Thẩm phán của họ. Câu hỏi họ đặt ra cho đoàn
người đang tiến đi chứng tỏ điều này. Đám đông đang đi rước đã làm chứng, nhưng
chứng từ của họ quá nghèo nàn: “Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, miền Galilê đấy”.
Danh xưng “ngôn sứ” thì không rõ ràng gì mấy, bởi vì Gioan Tẩy Giả cũng được
gọi như thế (11,9; 14,5; 21,26; x. 16,14; 21,11; 21,46), và lại còn là một ngôn
sứ cao cả (11,9). Lời nhắc đến Nadarét và Galilê chỉ càng khiến cho người ta
bớt tín nhiệm Đức Giêsu (13,57; x. 23,37; Ga 1,46). Ngoại trừ ở 2,23 (để
dùng Kinh Thánh mà biện minh cho xuất xứ của Đức Giêsu) vẫn tránh gọi Đức Giêsu
là người Nadarét hoặc Galilê; nếu tên ấy có trở lại, là trên môi miệng các đối
thủ Đức Giêsu (26,69). Tuy nhiên, ở đây Mt vẫn để cho đám đông nhắc đến:
“Vị ngôn sứ Nadarét”, đối tượng khiến người Giêrusalem phải ngạc nhiên hay gai
chướng, cũng chính là con cháu vua Đavít vừa mới được hoan hô.
+ Kết
luận
Cuộc
biểu dương này ngay tại trụ sở của Do Thái giáo chính thức là bằng chứng tối
hậu Đức Giêsu cung cấp cho quốc gia Do Thái. Tại toà án Rôma, chính Philatô đã
giới thiệu Đức Kitô-vua cho người Do Thái Giêrusalem (x. Ga 19,14). Còn
ở đây lại chính là những người Do Thái bán ngoại giáo của miền Galilê làm công
việc đó. Cả hai lần giới thiệu đó đều được kết thúc bằng một sự phủ
nhận, nhưng lịch sử dân Do Thái không thể xoá bỏ quang cảnh này đi được nữa.
Chỉ khi
5.- Gợi ý suy niệm
1.
Đức Giêsu đã đứng ra tổ chức cuộc tiến vào Giêrusalem. Như thế, không phải là
Người đã “hớ hênh” để rồi bị bắt và đưa đi xử tử. Chính cách thức Người chọn
(ngồi trên lưng lừa, không có quân lính tiền hô hậu ủng) cho hiểu là Người là
Đấng Mêsia thuộc nhà Đavít, nhưng không như Đấng Mêsia dân
2. Vũ
khí của Người là sự hiền hậu; với vũ khí này, Người sẽ đánh bại sự ngạo mạn của
những kẻ tội lỗi và nhất là ban sự tin tưởng lại cho những người yếu thế (x.
18,1-6), cho những người nghèo (x. 5,3-4; 11,28-30), những người bị áp bức. Con
vật Người cưỡi phù hợp với sứ mạng này. Đấng Mêsia đã đi vào Giêrusalem, không
phải như một nhà giải phóng quốc gia, nhưng như một đưa vua hòa
bình. Đức Giêsu là đức vua thiên sai được ngôn sứ loan báo, nhưng ngược lại với
các nỗi niềm chờ mong, Người không đến ban tặng cho dân cư Giêrusalem chiến
thắng trên quân thù, nhưng ban tặng ơn cứu độ và tình bằng hữu của Thiên Chúa.
3.
Hôm nay, chúng ta thấy mình ở trong đám đông nào? Đoàn người đi theo Đức Giêsu
từ Giêrikhô hay dân cư Giêrusalem? Chúng ta thấy mình được tượng trưng bởi đoàn
người vẫn đang đi theo Đức Giêsu: đây là Họi Thánh lữ hành đang tiến đi mà loan
báo cho cả người Do Thái (cc. 10-11) lẫn Dân ngoại (x. 28,19) biết Đức Giêsu là
“con cháu vua Đavít”, là Đấng Cứu độ loài người. Chúng ta mời gọi mọi người đón
tiếp một Đấng Mêsia nghèo hèn và khiêm nhường.
Lm FX Vũ Phan Long, ofm