CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH, NĂM A
KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
CẢM NGHIỆM VÀ LOAN TRUYỀN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
(Cv 2,42- 47; Pr,1,3-
9; Ga 20,19- 31)
Hôm
nay, toàn thể nhân loại ngập tràn lòng thương xót Chúa, bởi vì hôm nay là ngày
mà mọi cánh cửa của lòng thương xót được mở ra để ấp ủ những ai tín thác nơi
Chúa như lời Ngài đã phán với thánh nữ Maria Faustina: “Ta muốn ngày lễ kính lòng thương xót là một trợ giúp và là nơi trú ẩn
cho mọi linh hồn và nhất là cho những người tội lỗi đáng thương. Trong ngày ấy,
lòng thương xót của Ta sẽ rộng mở, Ta sẽ tuôn đổ một đại duơng hồng ân xuống
các linh hồn đến gần nguồn mạch lòng thương xót của Ta” (Tiểu nhật ký, số
699).
Các
lỗ đinh ở chân tay và vết đâm từ cạnh sườn Đức Giêsu mà hôm nay Ngài tỏ ra cho
Tôma được thấy đã mạc khải cho chính Tôma và cả chúng ta thấy lòng thương xót
vô bờ của Ngài dành cho nhân loại.
1.
Lòng
thương xót của Chúa dành cho Tôma
Thánh
sử Gioan hôm nay trình thuật sự kiện Đức Giêsu phục sinh hiện ra với các môn
đệ, trong đó có Tôma. Hình ảnh Tôma được hiện lên như là nhân vật chính trong
bài Tin Mừng hôm nay. Nói cách khác, nếu không có thắc mắc đến độ thách thức
của Tôma thì có lẽ chưa chắc đã có lần hiện ra này của Đức Giêsu! Bởi vì: trước
đó, sau khi nghe các Tông đồ khác thuật lại việc Đức Giêsu phục sinh hiện ra
với các ông, Tôma đã không tin. Ngược lại, ông còn tuyên bố thật thẳng thừng
rằng: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay
Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn
Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,25).
Tôma
thuộc típ người thực nghiệm, tức là không thể tin nếu không mắt thấy, tai nghe,
tay sờ. Lý do chính yếu làm cho Tôma không thể tin nổi việc Đức Giêsu sống lại,
đó là: ông đã hiểu sai về sứ vụ Thiên Sai của Đức Giêsu. Vì thế, lời tiên báo
của Đức Giêsu trước đó không lay động gì với suy nghĩ của ông về con người vĩ
đại của Đức Giêsu.
Quả
thật, ông hiểu Đức Giêsu là Đấng Mêsia theo kiểu trần gian, tức là một người
quyền thế chứ không phải là người yếu đuối như vậy.
Khi
hiểu như thế, ông đã hoàn toàn thất vọng về cái chết của Thầy mình. Ông không
còn tin tưởng vào tương lai. Vì vậy, khi nghe các Tông đồ báo tin Thầy đã sống
lại và đã hiện ra với họ, trong ông luôn luôn nghĩ là điều hoang tưởng. Chính
sự nghi ngờ này đã làm cho ông dám cả gan thách thức Chúa để thỏa mãn sự hiếu
tri!
Chúa
thương Tôma vì Ngài hiểu được sự yếu đuối và tham sân si của ông. Ngài không
trách và cũng không lên án, nhưng ngược lại, Ngài đã yêu thương ông bằng tình
yêu đặc biệt.
Vì
thế, chúng ta không lạ gì khi lần này hiện ra, Đức Giêsu đã nhắm thẳng vào Tôma
với lòng trìu mến ông cách đặc biệt, đồng thời Ngài cũng củng cố lòng tin nơi
ông, nên Ngài nói: “Đặt
ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn
Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin” (Ga 20, 27).
Sự
nghi ngờ tan biến khi lòng thương xót của Đức Giêsu phủ lấp trên con người và
tâm trí Tôma. Vì thế, ông đã thốt lên: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20, 28). Lời thốt
lên này cho thấy ông thật ngỡ ngàng trước lòng thương xót đặc biệt
của Đức Giêsu dành cho ông. Mặt khác, đây cũng là lời tuyên xưng đức tin của
ông vào Đấng Phục Sinh.
Như
vậy, trước đó, Tôma đã cứng lòng không chịu tin. Nhưng khi Đức Giêsu tỏ lòng
thương xót của Ngài cho ông, ông đã hoàn toàn thay đổi và xác tín niềm tin của
mình vào Chúa cách mạnh mẽ.
Còn
chúng ta ngày nay khi đứng trước lòng thương xót của Thiên Cháu, chúng ta có
thái độ nào?
2. Thực trạng niềm tin
nơi xã hội hôm nay
Xã
hội ngày càng phát triển, con người luôn đề cao tri thức, khoa học thực nghiệm,
hiện sinh. Nhân loại đang có chủ chương giải nghi huyền nhiệm. Chính vì điều
này mà con người hôm nay bị đóng khung bởi những kiến thức thực dụng.
Ngày
nay, con người ít muốn nhắc đến niềm tin tôn giáo. Họ cũng chẳng cần để ý đến
những dấu chỉ thời đại. Và ít khi nghĩ đến việc phải thi hành bổn phận về lòng
thương xót.
Biết
bao nhiêu mặc khải về tình thương của Thiên Chúa, nhưng đã bị con người bỏ qua.
Biết bao nhiêu lời mời gọi tương thân tương ái của Giáo Hội, nhưng vẫn chỉ có
những ngọn lửa leo loét trong màn đêm dày đặc. Biết bao nhiêu lời mời gọi xây
dựng hòa bình trong sự thật và công bằng, nhưng cũng chỉ như tiếng kêu lạc lõng
giữa rừng sâu!
Khác
với Tôma, con người ngày nay luôn tìm mọi cách để giải nghi huyền nhiệm. Họ
muốn quy chiếu tất cả vào khả năng của con người. Tuy nhiên, sự thật cho thấy,
con người đã thất bại nặng nề khi khước từ lòng thương xót của Thiên Chúa. Con
người đã bị thiên nhiên quay lưng lại khi không biết vận hành theo trình tự của
Thiên Chúa tạo hóa.
Vì
vậy, chúng ta không lạ gì khi nhìn ra xã hội hôm nay với bức tranh phân hóa
giàu nghèo ngày càng nổi cộm. Hố sâu hay bức tường cao là những thứ được đào và
xây lên bởi sự ích kỷ, kiêu ngạo của con người để loại trừ, phân biệt… Sự vô
cảm, lạnh nhạt, thiếu tình thương đang dần trở thành căn bệnh thời đại. Sự bất
an và mất hạnh phúc khi con người nhân danh chiến tranh để xây dựng hòa bình mà
bỏ qua công lý và sự thật đang ngày càng leo thang… Và biết bao đau thương khác
đang ngày đêm diễn ra trong xã hội loài người chỉ vì thiếu đi sự cảm nghiệm về
lòng thương xót của Thiên Chúa như Tôma khi xưa.
3. Người Kitô hữu và
lòng thương xót
Đứng
trước thực trạng đó, người Kitô hữu được mời gọi xác tín ngày càng mạnh mẽ niềm tin của mình vào Thiên
Chúa, nhất là biết nhạy bén với các dấu chỉ thời đại để loan truyền lòng thương
xót của Thiên Chúa cho con người và thế giới hôm nay.
Thật
vậy, lúc này, hơn bao giờ hết, trong một xã hội muốn loại trừ Thiên Chúa như
vậy, chúng ta được mời gọi trở nên khí cụ của lòng thương xót; trở nên ngọn hải
đăng soi sáng cho những con thuyền đang chơi vơi giữa đại dương mênh mông; là
chiếc la bàn trong rừng sâu để chỉ dẫn cho những ai mất định hướng; là biển chỉ
đường cho những ai muốn tìm về Chân Thiên Mỹ; là tấm bánh cho những ai đói
nghèo; là ly nước cho những ai đang khát; là mái nhà cho những ai không chỗ
nương thân; là niềm hy vọng cho những ai thất vọng; là điểm tựa cho những ai
mất niềm tin…
Muốn
làm được điều đó, mỗi người chúng ta hãy có tâm tình của chính thánh Tôma khi
đối diện với lòng thương xót của Đức Giêsu, đó là biết thưa lên với Chúa: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20,28) .
Mong thay mỗi người chúng ta sẽ là những người nhận ra lòng thương xót vô biên của Chúa như thánh Tôma khi xưa. Đồng thời biết làm chứng về lòng thương xót ấy cho mọi người xung quanh. Amen.