CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH, NĂM A
NẾU NÓI YÊU THẦY MÀ KHÔNG GIỮ LỜI THẦY LÀ MÂU THUẪN
(Cv 8,5- 8.4- 7; Pr 3,5- 18; Ga 14,15- 21)
Khi nói đến tình yêu, ai cũng
biết nó là một khái niệm trừu tượng, vô hình, không thể nhìn thấy bằng giác
quan. Tuy nhiên, nó lại hiện diện trong những gì là hữu hình. vÌ thế, tôi không
thể yêu một cái gì đó, như bông hoa, con chim... mà trước đó tôi không hề biết
gì về nó hay không hề có một khái niệm nào về chúng. Còn khi nói về tình yêu
giữa người với người, chúng ta không thể nói tôi yêu người này, người kia mà
tôi lại chưa một lần nghe kể, giáp mặt với người đó! Yêu nhau, chẳng lẽ lại bảo
tôi yêu trong tư tưởng, tôi yêu trong khái niệm...??? Khi nói về tình yêu,
chúng ta không có một định nghĩa nào mang tính chuẩn mực cho mọi tình huống,
nhưng chỉ có một điều cụ thể: tình yêu là tổng hợp của cả hồn lẫn xác.
Hôm nay, bài Tin Mừng cho
thấy, Đức Giêsu làm một cuộc trắc nghiệm và cũng như một điều kiện để biết được
tình yêu của các môn đệ và cũng là của mỗi chúng ta với Ngài đang ở trong tình
trạng như thế nào?.
“Nếu
anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga
14, 15). Lời nhắn nhủ này mang đượm tình nghĩa Thầy trò và có giá trị thiêng
liêng. Bởi vì tình cảnh chia ly sắp xảy ra với Đức Giêsu và các môn sinh trên
bình diện tự nhiên để chuyển dần sang khía cạnh siêu nhiên.
Kẻ đi, người ở, biết
bao là luyến tiếc, nhớ thương! Tuy nhiên, để hình ảnh của Thầy không bị lu mờ;
tinh thần của Thầy không rơi vào quên lãng, thì việc làm cho lời của Thầy sống
động trong cuộc đời qua hành vi của mình là điều quan trọng. Chính vì thế, Đức
Giêsu nói: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh
em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14, 15).
Yêu, giữ và thực hành
lời của ai, thì cho dù người đó không còn hiện hữu trên bình diện tự nhiên, thì
khí cạnh siêu nhiên, họ vẫn sống qua cuộc đời và nơi hành vi của người yêu còn
sống. Cũng vậy, khi các môn đệ yêu mến và giữ lời Đức Giêsu truyền dạy, thì các
môn đệ trở nên hiện thân của chính vị Thầy mà mình là những người đang tiếp bước.
Yêu mến.... thì sẽ thực
thi.... phải luôn gắn liền với nhau. Yêu mến Đức Giêsu thì hẳn phải thực thi
lệnh truyền của Ngài, mà lệnh truyền đó đã được Đức Giêsu gói trọn trong hai
giới răn: “Mến Chúa và yêu người”.
Yêu mến Thiên Chúa và thương yêu anh em đồng loại là hai mặt của một tình yêu.
Thánh Gioan đã nói rất rõ: “Ai nói rằng
mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối”
(1 Ga 2, 4).
Đức Giêsu không chấp nhận một
tình yêu trên bình diện lý thuyết, từ chương, hay một thứ tình yêu “cưỡi mây về gió”; hoặc“mông lung”. Vì thế, đã có nhiều lần Đức
Giêsu phản đối những kinh sư và người Phrisêu: “Dân này Kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta”
(Mt 15, 8); hay khi nói về tình yêu giả tạo, hào nhoáng, hình thức, Ngài nói: “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và
người Phrisêu giả hình! Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp,
nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế” (Mt 23, 27),
bởi vì họ là những người “ngôn hành bất
tất”.
Như vậy, Đức Giêsu căn dặn
các môn đệ là phải yêu và thực hành tình yêu đó cách chân thật, vô vị lợi, dán
chấp nhận hy sinh vì người mình yêu. Tình yêu đó được chính Đức Giêsu đã hành
động, đi qua và Ngài đưa ra lời mời gọi: “Thầy
ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu
thương anh em” (Ga 13, 34). Yêu như chính thầy là gì, nếu không phải là một
tình yêu tự hủy, khiêm tốn, phục vụ và hiến dâng mạng sống vì người mình yêu.
Cùng một con đường,
chung cách thể hiện, Đức Giêsu cũng mời gọi các môn đệ tiếp bước trên con đường
mà Ngài đã đi, để tình yêu đó được nối dài, sống động và phong phú chứ không phải
thứ tình yêu đóng khung, cứng ngắc.
Như vậy, chữ “nếu” không có nghĩa rộng là thích
thì làm, không làm cũng chẳng sao. Nhưng chữ “nếu ” mà Đức Giêsu muốn nói ở đây phải hiểu theo nghĩa hẹp, tức là
điều kiện thiết yếu, không có không được. Chữ “nếu” ở đây liên kết hai mặt của một tình yêu, nó đóng vai trò
trung gian duy nhất để như một điều kiện cần phải có: “yêu Chúa” và “giữ lời Ngài” để
từ đó phát sinh hệ luận là “yêu tha nhân
như chính Thầy” (x. Ga 13, 34).
Như vậy, Đức Giêsu xác
định thật rõ rằng: tình yêu chân chính thì phải được biểu lộ qua hành động.
Không thể yêu cách vu vơ, chung chung...
Thánh Giacôbê đã nói: “Đức tin không có hành động là đức tin chết”
(Gc 2, 26). Tin Chúa, đi theo Chúa và yêu mến Chúa thì phải giữ lời và thi hành
những gì Ngài truyền dạy. Đây là một điều khó khăn, không dễ, nó đòi hỏi con
người phải cố gắng, phải từ bỏ và phải yêu mến lời thực sự.
Thật vậy, chúng ta
không thể nói yêu Chúa trên đầu môi chóp lưỡi. Yêu như thế là tình yêu giả tạo.
Yêu như thế là chúng ta đang xúc phạm đến bản chất của tình yêu giữa ta với Đức
Giêsu. Ca dao tục ngữ Việt
“Thương thương nhớ nhớ thương thương,
Nước kia muốn chảy mà mương chẳng đào” (Ca dao).
Nói yêu, nhưng không
khai thông tình yêu đó bằng hành động thì chỉ như là một thứ tình yêu đất đá mà
thôi.
Tuy nhiên, trái tim
trai cứng, vô cảm này lại quá nhiều trong thời đại chúng ta. Nếu có ai đặt một
câu hỏi: “Ông, bà anh chị em có yêu và
tin Chúa không?” Có lẽ nhiều người trả lời là “có”, nhưng cũng không ít người khinh thường người hỏi, vì cho rằng
câu hỏi đó vớ vẩn! Có đạo mà lại không yêu Chúa thì phải chăng là người dở hơi!
Nhưng nếu hỏi tiếp: “Vậy ông bà, anh chị
em, giữ đạo hay sống đạo?” Tới đây, nhiều người bắt đầu khựng lại và có lẽ
cảm thấy xấu hổ vì nhiều khi niềm tin của chúng ta ở trong chứng minh thư,
trong sổ Rửa tội, còn ở trong tâm, được thể hiện qua hành động thì ít lắm!
Đến đây, xin được kể một
câu chuyện có thật của một vị linh mục đã trọng tuổi, ngài sống ở Mỹ. Sau 50
năm, ngài mới trở về Việt Nam lần đầu, và nhân dịp gặp gỡ chúng tôi, ngài kể: “Cách đây 50 năm, tại đất nước Mỹ, người ta
có lòng sùng đạo. Nhà thờ được xây cất rất nhiều, các cuộc rước linh đình. Nhìn
chung, tình hình giữ đạo rất giống Việt
Tuy nhiên, vào thời điểm này, sau 50 năm, nhiều nhà thờ đã không
còn có người đi lễ nữa. Nhiều dòng tu cũng vắng dần các ơn gọi trẻ. Đã có những
nhà thờ và dòng tu phải bán đi vì không có tiền đóng thuế. Các linh mục phải đi
theo họ đến những nơi du lịch để giải tội và dâng lễ. Nhiều Chủng Viện gom lại
thành một, nhưng số lượng chủng sinh vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu có ai
siêng đi lễ thì đôi khi nhận được những lời dè bửu và cho là bất thường. Những
người được coi bình thường là cả đời người ta đến nhà thờ 3 lần: một lần Rửa Tội;
lần khác là lễ cưới; và lần cuối cùng là chết. Trong ba lần đó, hai lần thụ động,
tức là lúc Rửa Tội và lúc chết, còn một lần chủ động là lễ cưới”.
Sau đó, ngài đưa ra nhận
xét: “Nếu Giáo Hội Việt Nam không coi đó
là kinh nghiệm cho chính mình, không tập trú vào việc đào tạo lương tâm, không
có những hoạt động phù hợp... nhằm giúp cho con cái mình sống đạo chứ không chỉ
giữ đạo, thì tình trạng của Giáo Hội Mỹ cũng là hình ảnh, thực trạng của Giáo Hội
chúng ta trong tương lai???”.
Đến đây, xin để lại
nơi bạn và tôi câu hỏi: “Bấy lâu nay, chúng
ta đã thực sự sống đạo hay chỉ là giữ đạo vì sợ tội, sợ mất linh hồn, sợ mất
danh dự, sợ bị mang tiếng...?”; “Phải chăng chúng ta đã, đang an tâm với những
thành quả về số lượng, mà quên đi, hay không chú tâm đến chất lượng tâm linh?”.
Tưởng cũng nên nói thêm: giữ đạo là điều tốt, nhưng sống đạo mới là người trưởng
thành.
Lạy Chúa Giêsu, xin
ban cho chúng con một đức tin mạnh mẽ và một lòng mến dồi dào. Khi chúng con
nói được rằng chúng con tin vào Chúa và thực thi giới răn của Ngài, thì chúng
con biết sống những điều đó bằng một đời sống cụ thể. Ðể cuộc sống của chúng
con là một chứng từ sống động cho mọi người nhận biết Chúa. Amen.