LÀM ĐẸP LÒNG CHÚA CHA
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG
NIÊN, năm A
Dc 9, 9-10 Rm 8, 9-11-13 Mt 11, 25 – 30
Cả
cuộc đời của Chúa Giêsu là một lời cầu nguyện liên lỉ. Thật vậy, đọc Tin mừng
của Chúa, chúng ta thấy Chúa Giêsu cầu nguyện không ngừng. Tuy nhiên, các Sách
Tin Mừng đã ghi lại một số lần Chúa cầu nguyện và một số lời cầu nguyện của
Chúa. Chúa đã dạy kinh Lạy Cha cho các môn đệ. Hôm nay, trong đoạn Tin Mừng của
thánh Matthêu 11,25-30 cho thấy, đây là một lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Lời
cầu nguyện này giống như một lời than thở, nhưng điều cốt lõi Chúa muốn :” tôn
vinh Chúa Cha, chúc tụng và cảm tạ Ngài “.
Xuyên
suốt Tin Mừng nhất lãm và Tin Mừng của thánh Gioan cho chúng ta ý thức sâu xa :
cả cuộc đời dưới thế của Chúa Giêsu là vâng phục thánh ý Chúa Cha, hiếu thảo
với Cha và làm theo Chúa Cha. Sự vâng phục của Chúa Giêsu luôn làm hài lòng
Chúa Cha. Qua lời cầu này, Chúa Giêsu chỉ rõ chúng nhân loại, cho chúng ta biết
Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ, thế giới và dựng nên con người. Ngài là chủ
tế thế giới, và vũ trụ, con người. Ngài hoàn toàn tự do, yêu thương.Ngài muốn
tỏ ra cho ai là quyền tự do của Ngài. Ngài muốn chọn ai là do sáng kiến của
Ngài. Ngài muốn hướng dẫn, chỉ bảo ai điều gì, lúc nào, ở nơi nào là do tình
thương vô biên của Ngài.Nhưng, chắc chắn một điều là Ngài không tỏ mình ra cho
những con người tự kiêu, tự đại, tự cho mình là khôn ngoan, thông thái vv…theo
quan niệm của đời thường, của thế gian mà
chỉ tỏ cho những kẻ đơn sơ, nhỏ bé.Bởi vì, Chúa đã cất tiếng nguyện cầu
:” Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho
bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho
những người bé mọn “. Chúng ta nhận ra, Chúa Giêsu đã làm đẹp lòng Chúa Cha thế
nào khi chính Thiên Chúa Cha đã xác nhận điều đó khi Chúa Giêsu đã nhận phép
rửa bởi tay Gioan Baotixita bên dòng sông Giorđăng khi Ngài vừa lện khỏi nước,
trên trời, Chúa Cha đã phán :” Đây là con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng
“. Do đó, qua lời cầu nguyện hôm nay, Chúa Giêsu cho biết tại sao mầu nhiệm
Nước Trời lại được trao cho những kẻ nhỏ bé, những kẻ khiêm hạ vì “ đó là điều
đẹp ý Cha “. Chúa Giêsu muốn cho chúng ta biết những vị lãnh đạo tôn giáo lúc
đó, những Pharisêu, những Biêt phái, Luật sĩ là những người cho mình là biết rõ
Lề luật, thấu đáo Kinh Thánh, tuy nhiên họ đã không đón nhận Lời Chúa, không
nhận ra Chúa là ai và cũng hoàn toàn mù tịt về Nước Trời. Họ đã không được diễm
phúc Chúa mặc khải những điều tốt lành, những bí nhiệm của Nước Trời cho họ…Như
vậy, Chúa nhắc bảo mọi người, nhắc bảo riêng chúng ta, nếu chúng ta muốn vào
Nước Trời hay muốn được Chúa Mặc khải Nước Trời, chúng ta phải sống hiền lành,
đơn sơ và khiêm tốn. Bên cạnh việc loan báo Tin Mừng, rao giảng Nước Trời, một
trong những điều mà Chúa Giêsu đã làm để sống đẹp lòng Thiên Chúa, là sống hiền
lành, khiêm nhượng, yêu thương. Các Sách Tin Mừng thuật lại Chúa Giêsu đến với
mọi lớp người, mọi hạng người, lo lắng, an ủi, chữa lành, cảm thông với từng
lớp người, đặc biệt những người mang gánh nặng nề, bệnh hoạn, tật nguyền, đau
khổ, bị thử thách, yếu đuối, hèn kém, bị xã hội bỏ rơi vv…
Chúng
ta được Chúa mời gọi làm môn đệ của Ngài. Chúng ta hãy noi gương, bắt chước
Ngài sống khiêm nhường, phó thác, lo lắng, chia sẻ, ủi an, cảm thông, giúp đỡ
mọi người, đặc biệt những người bé mọn, thấp cổ bé họng, những người bị loại
trừ, những người đau khổ, tật nguyền, lao đao, vất vả. Chúa đã đồng hóa với tất
cả những kẻ nhỏ bé đó. Đây chính là những của lễ chân thành làm đẹp lòng Chúa
nhất.
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa đã trút bỏ mình ra không, chuốc lấy tội lỗi của nhân loại để cứu
rỗi và độ trì tất cả. Xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng cxon để chúng con
biết noi gương bắt chước Chúa mà sống phó thác tốt lành, để mọi người khi gặp
gỡ chúng con, họ nhận ra ngay Chúa đang hiện diện nơi chúng con.Amen.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA SẺ :
1.Cả
cuộc đời của Chúa Giêsu là gì ?
2.Kẻ
bé mọn là gì ?
3.Biệt
phài, Luật sĩ và Pharisêu được liệt vào hạng người nào ?
4.Ai
đã mặc khải Nước Trời cho những kẻ bé mọn ?
5.Chúa
Giêsu đã đồng hóa với ai ?