DỤ NGÔN TIỆC CƯỚI
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 22, 1-14
Chúa
Giêsu trong ba năm đi rao giảng Tin Mừng, loan báo Nước Thiên Chúa cùng với các
môn đệ, Ngài đã không rao giảng một mớ lý thuyết trên mây trên gió, xa vời thực
tế, khó hiểu, khó chấp nhận. Ngài đã dùng các dụ ngôn, các sự việc ra trong xã
hội Do Thái lúc đó để loan báo Nước Trời. Đức Giêsu đã ví Nước Trời như viên
ngọc quí, thửa ruộng, tiệc cưới, hạt cải vv…Những hình ảnh, ví dụ, sự việc, dụ
ngôn Chúa dùng để diễn đạt một điều gì đó, một mầu nhiệm, luôn giúp con người
dễ nhận ra, dễ chấp nhận điều Chúa Giêsu muốn diễn tả và dạy bảo. Chúa nhật
XXVIII thường niên, năm A,xoay quanh chủ đề tiệc cưới.
Hình
ảnh tiệc cưới khác lạ trong đoạn Tin Mừng hôm nay nói lên niềm vui, sự hân
hoan, phấn khởi của thực khách, của mọi
người trong tiệc vui Nước Trời. Tại tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các
môn đệ của Chúa đã có mặt để đem lại hạnh phúc, niềm hân hoan phấn kích cho gia
đình nhà đám và các thực khách có mặt hôm đó. Chính trong tiệc cưới này theo sự
gợi ý tế nhị của Mẹ Maria, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho nước lã hóa thành rượu
ngon khi nhà đám đã hết sạch rượu. Chúa đã làm cho tiệc cưới mặc một ý nghĩa
cao cả, diễn tả Nước Thiên Chúa. Chúa dùng bưa với Giakêu, Lêvi và nhiều người
thu thuế, tội lỗi vv…Những người thấp cổ bé họng, những người bé nhỏ, tội lỗi
Chúa cũng vui vẻ đồng bàn với họ. Chúa tới nhà Martha, Maria và Lagiarô ở
Bêtania cùng với các môn đệ, nghỉ ngơi và dùng bữa với gia đình họ. Chúa luôn
đem lại niềm vui cho những người, những gia đình Ngài tiếp xúc, đến thăm. Chúa
lập bí tích Thánh Thể cũng trong bữa ăn cuối cùng của cuộc sống trần thế của
Ngài. Khi Chúa phục sinh, Ngài đồng bàn với hai môn đệ ở một quán trọ trên
đường về làng Emmaus. Chúa hiện ra trên bờ hồ sau khi sống lại, chuẩn bị bữa ăn
cho các môn đệ, rồi Ngài chia sẻ miếng cá, miếng bánh, chút mật ong với các môn
đệ. Bữa tiệc, bữa ăn nói lên sự hiệp thông, tình yêu, chia sẻ, cảm thông giữa
người với người. Vua ở đây là chính Thiên Chúa. Tiệc cưới tượng trưng cho việc
Thiên Chúa gặp gỡ con người. Các gia nhân đi mời khách tượng trưng cho các tiên
tri. Có nhiều gia nhân bị hành hạ, đánh đập, bị giết chết nói lên thân phận của
các ngôn sứ. Vua thịnh nộ sai quân lính đi tru diệt và thiêu hủy thành phố của
chúng, tượng trưng cho thành Giêrusalem bị tàn phá. Sự tàn phá là hậu quả của
sự từ khước lời mời gọi của Vua. Thực khách là những người Do Thái, dân riêng
của Chúa chọn, vốn trung tín với Lề Luật, trung thành với Giao Ước nhưng họ lại
từ khước lời mời gọi tham dự tiệc cưới, nghĩa là đi vào Nước Trời. Do đó, những
đĩ điếm, những người tội lỗi, thu thuế biết sám hối, thật lòng ăn năn, và những
khách lạ ở khắp nơi được mời gọi dự tiệc cưới. Người Do Thái cứng lòng, thích
tìm kiếm những sự chóng qua, đặc biệt những Kinh sư, Biệt phái, Pharisêu, Đầu
mục đã tự kiêu, tự mãn, không chấp nhận Chúa, chối từ Chúa, họ không được hưởng
gia nghiệp là Nước Trời Chúa hứa ban cho con người. Thiên Chúa luôn yêu thương
con người, nhẫn nại chờ đợi con người thật lòng quay về, thật lòng hoán cải để
nhận ra Lòng Thương Xót, sự nhân từ, khoan hậu của Chúa.
Ngày
nay nhiều người mải mê sự đời, chạy theo địa vị, danh vọng, của cải phù phiếm
mau qua và khước từ lời mời gọi dự tiệc cưới của Chúa. Con người không quan tâm
không nhận ra hạnh phúc đích thực, sự sống vĩnh cửu. Họ quên rằng cuộc sống
trần gian chỉ là tạm bợ, của cải, danh vọng, thú vui rồi sẽ qua đi…chỉ có sự
sống Nước Trời mới là hạnh phúc thật và là nơi ở vĩnh viễn. Chúa đòi hỏi con
người sống gắn bó, đặt Chúa lên trên hết và sống lời Chúa, thực hành lời Chúa
để con người luôn có tương quan tốt với Chúa và với anh em. Con người sẽ bị
loại ra khỏỉ tiệc cưới của Nước Trời, nếu họ không biết ăn năn, cải thiện đời
sống và có tương quan tốt với Chúa và với anh em.
Lạy
Chúa, xin thứ tha tội lỗi của chúng con và ban thêm đức tin để chúng con luôn
khao khát tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Amen.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tiệc
cưới ở đây có ý nghĩa gì ?
2.Tại
sao các Đầu mục, Kinh sư và Pharisêu lại từ khước Nước Trời ?
3.Ăn
năn, sám hối, cải thiện đời sống có cần thiết không ?
4.Khách
không mặc áo cưới có nghĩa gì ?
5.Các
gia nhân là ai ?