Phải Yêu Mến Thiên Chúa Trên Hết Mọi Sự
Suy niệm Chúa nhật XXX năm – A
(Mt 22, 34-40)
Lại một bẫy khác do con người đặt ra để thử lòng Thiên
Chúa. Thay vì một nhóm người như trước, họ chọn ra một đại diện cho cả nhóm.
Vì muốn thử thách Chúa, họ chọn một vị thông luật, đã là thông luật nên chắc
ông này phải thuộc nằm lòng 613 điều luật ghi trong sách Luật Do thái, trong đó
365 điều luật cấm và 248 điều luật truyền làm, chưa kẻ các điều luật phụ
nữa. Ông cũng biết các điều trên được chia thành hai vế trọng luật và khinh
luật. Phạm khinh luật thì chịu phạt đền tội, nhưng phạm trọng luật như giết
người, thờ tà thần, gian dâm... thì bị tử hình. Vì là viên thông luật, hiển
nhiên ông biết rõ mỗi nhóm thích giữ một điều luật và cho rằng điều ấy đối với
họ là quan trọng hơn cả, có thể Chúa Giêsu đưa ra điều này trọng đối với nhóm
này nhưng lại thường đối với nhóm kia, đó là lý do ông đặt ra câu hỏi với Chúa
Giêsu hòng nắm chắc phần thắng về mình : “Thưa
Thầy, trong lề luật điều răn nào trọng nhất” ?
Hai Điều
răn
Thật không dễ để trả lời. Nếu Chúa trả lời điều luật này
trọng, điều luật kia không trọng thì thế nào Người cũng bị qui
lỗi là về phe nhóm này, chống nhóm kia, và như vậy Người sẽ mắc bãy
của họ.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa thấu hiểu lòng người, nhưng
Chúa vẫn trả lời. Chúng ta cũng cám ơn vị thông luật này đã hỏi thử Chúa để
chúng ta co được chỉ dẫn rõ ràng, xác thực về thứ tự các giới răn.
Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi
hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi" (Mt 22, 37). Câu luật
này trích trong sách Đệ nhị luật 6,5 có đổi một chút, thay vì “hết sức” thì Chúa nói là “hết trí khôn”. Song cốt yếu không có gì
đổi.
Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình
ngươi" (Mt 22, 39). Luật này trích ở sách Lêvi
19,18 có khác ở chỗ thay vì yêu kẻ khác thì yêu đồng loại : "Ngươi phải yêu đồng loại như chính
mình".
Ba đối
tượng yêu thương
Chúa Giêsu kết luận : "Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn
đó" (Mt 22, 38). Điều răn
thì có : thứ nhất mến Chúa, thứ hai yêu người, nhưng gồm ba đối tượng yêu
thương : Thiên Chúa, kẻ khác và bản
thân.
Đối tượng thứ nhất là Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu
" Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên
Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn
trọng nhất và điều răn thứ nhất"(Mt 22, 37-38).
Thiên Chúa không đòi hỏi chúng
ta nhiều điều, bởi "yêu mến là chu toàn cả Lề luật"(Rm 13, 10). Nhưng tình yêu có hai vế : Yêu
mến Thiên Chúa và yêu thương kẻ khác... Khi dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa,
Chúa đòi hỏi chúng ta phải yêu hết lòng,
hết linh hồn và hết trí khôn. Còn yêu thương kẻ khác, Chúa Giêsu không bảo
ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ; nhưng "yêu kẻ khác như chính mình. Tại sao vậy ? Vì Thiên Chúa
"là dũng lực, là Đá Tảng, chiến luỹ,
cứu tinh, là sơn động, là khiên thuẫn, là uy quyền cứu độ, là sức hộ phù chúng
ta " (x. Tv 17, 2-3),
nên chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa
không những hết… mà còn trên hết mọi sự, hơn cả chính mình, vì theo lời Chúa
Giêsu thì : " Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất"
(Mt 22, 38).
Đối tượng thứ hai là " kẻ khác" Chúa phán : "Giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ
khác như chính mình ngươi " (Mt 22, 39).
Theo quan niệm của Người Do thái lúc
bấy giờ thì "tha nhân" là
những người đồng chủng, đồng hương, đồng xứ (x. Lv 19, 18). Còn “kẻ khác” được hiểu là hết mọi người, (x.
Mt 25, 40). Khi Chúa Giêsu bảo người thông luật "hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi", Người có ý dạy
phải thương yêu mọi người chứ không giới hạn trong những người đồng hương
với nhau (Mt 25, 40), không những thế mà lại còn phải yêu thương cả địch thù
nữa (Mt 5, 43), và yêu như thế nào ? "Yêu như chính mình ngươi".
Chúa có truyền dạy chúng ta yêu
chính mình không ? Thưa : Thiên Chúa xét thấy không cần buộc con người
phải yêu chính mình, vì không ai ghét mình bao giờ. Nhưng cũng có nhiều người
tự đánh mất mình khi yêu mến sự ác.. Chúa dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa hết
lòng, Người truyền cho chúng ta giới luật phải yêu chính mình. Chắc chắn ai
trong chúng ta cũng muốn yêu mình. Thiên Chúa là Tình Yêu, chúng ta là kẻ có
tình yêu. Tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã dành cho chúng ta một tình yêu khác với
chúng ta nghĩ. Tình yêu ấy nuôi dưỡng và củng cố các mối quan hệ của tình yêu
chúng ta dành cho bản thân và kẻ khác. Trong thực tế, chúng ta phải yêu bản
thân mình trong tình yêu Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, và chúng ta có thể
bước vào trong tình yêu. Vậy, hãy yêu mến
Thiên Chúa hết mình, thì trong Thiên Chúa chúng ta sẽ tìm được chính mình, và
tránh được nguy cơ tự đánh mất mình… Nên, theo nguyên tắc, ta yêu kẻ khác như
chính mình, yêu Thiên Chúa hết mình và yêu chính mình.
Yêu kẻ
khác như chính mình
Khi truyền dạy "Ngươi
hãy yêu thương kẻ khác như chính mình", Chúa Giêsu như đặt một tấm
gương để tự chúng ta soi xem mình có yêu "kẻ khác" hay không? Chúa
Giêsu xem tình yêu " kẻ khác
" như "mệnh lệnh của Người,"
mệnh lệnh tóm tắt toàn thể lề luật. "Đây
là mệnh lệnh của Thầy, là anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em"
(Ga 15, 12). Nhiều người có khi đồng hóa toàn thể Kitô giáo với luật yêu người.
Chúng ta cố gắng đi xa hơn một chút bề mặt của nsự việc.
Khi nói về tình yêu kẻ khác, người ta nghĩ ngay tới những "việc làm" như bác ái, hay "phải làm" cho kẻ khác như : cho họ
ăn, uống, thăm viếng họ, nói tóm tắt là giúp đỡ kẻ khác. Nhưng đó là hậu quả
của tình yêu, chứ chưa phải là tình yêu. Lòng từ tâm tới trước sự làm phúc.
Trước khi làm phúc, người ta phải muốn làm phúc.
Thánh Phaolô nói rõ : Đức bác ái phải là "không giả vờ," tức là, phải chân
thật, nghĩa đen, "không giả hình,"
(Rm 12, 9); người ta phải yêu "với
một con tim trong sạch" ( 1 Pr 1, 22). Trên thực tế, người ta có thể
làm việc bác ái và bố thí vì nhiều lý do không dính dáp gì với tình yêu: tô
điểm chính mình, để ra vẻ là một người làm điều thiện, được lên thiên đàng, và
có khi để trấn an một lương tâm xấu.
"Như chính mình" Chúa Giêsu muốn
nhấn mạnh người được yêu đồng hóa với người yêu, vì vậy, phải yêu thương kẻ
khác bằng chính tình yêu đối với bản thân, nhưng tiên vàn phải yêu mến Thiên
Chúa trên hết mọi sự. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ