Chúa Nhật 22 TN – Ngày 30-8-2020

Các bài đọc: Jer 20:7–9 • Ps 63:2–6, 8–9 • Rom 12:1–2 • Mt 16:21–27

usccb.org/bible/readings/083020.cfm

Thầy sáu: David Powers

 

"Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo." (Mt 16: 24)

Vincent Capodanno gia nhập Hiệp hội Truyền giáo Quốc tế, Maryknolls, nơi cha được thụ phong linh mục năm 1958. Cha đã đi truyền giáo ở Đài Loan, nơi cha đã trung thành phụng sự Giáo hội và dân chúng trong sáu năm. Bằng sự sáng suốt, cha đã phát triển một ý niệm mạnh mẽ về việc làm tuyên úy trong quân đội cho những người sang Việt Nam và yêu cầu bề trên của cha cho phép cha làm tuyên úy. Cuối cùng, các bề trên của Maryknoll đã chấp thuận yêu cầu này, và sau khi hoàn thành Trường Ứng viên Sĩ quan vào năm 1966, Cha Capodanno đã gia nhập Binh đoàn 7 TQLC tại Việt Nam. Với tư cách là tuyên úy của tiểu đoàn, trọng tâm trước mắt của cha là những người lính trẻ mới nhập ngũ hay còn gọi là “các binh nhì cùi bắp”. Trên thực tế, cha được những người cha phục vụ trìu mến tặng danh hiệu “Linh mục cùi bắp”.

Chính trong chuyến du hành thứ hai vào ngày 4 tháng 9 năm 1967, với Tiểu đoàn 3, 5 TQLC, cha Vincent Capodanno đã hy sinh tột cùng. Sau nhiều giờ giao tranh dữ dội trong trận phục kích của quân đội Bắc Việt, cha Capodanno bị thương nặng nhưng không chịu di tản. Cha bị thương ở bàn tay, cánh tay và chân trong khi thực hiện Bí tích Xức Dầu cho các binh sĩ TQLC bị thương – đang lúc chăm sóc một quân nhân bị thương và một TQLC khác đang hỗ trợ, người này cũng bị thương bởi một xạ thủ súng máy của đối phương. Cha Capodanno đã chăm sóc y tế và tâm linh cho cả hai người. Kẻ thù đã nổ súng vào cha Capodanno mặc dù cha không vũ trang. Cha đã chịu 27 vết đạn và đã hy sinh trong khi phục vụ đàn chiên của mình cho đến cùng. Cha được truy tặng Huân chương Danh dự năm 1969, cùng với các giải thưởng quân sự khác bao gồm huy chương Trái tim màu tím. Trước khi hy sinh qua đời, cha được biết đến rộng rãi vì sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của những người lính TQLC đang đau khổ - “làm rạng rỡ Chúa Kitô” cho những người xung quanh.

Giáo hội đã mở hồ sơ tuyên thánh cho cha và cha đã được tuyên bố là Tôi tớ của Thiên Chúa. Trong bài đọc II, Thánh Phaolô nhắc nhở: chúng ta được thúc giục “dâng thân thể mình làm của lễ sống động” cho Thiên Chúa”. Ngài bảo chúng ta “được biến đổi nhờ sự đổi mới của tâm trí” để chúng ta có thể “phân biệt ý muốn của Thiên Chúa” trong cuộc sống của mình. Trong bài đọc I, tiên tri Giêrêmia nói với chúng ta bằng ngôn ngữ rất thi vị rằng ngay cả khi ông muốn từ bỏ sự kêu gọi của Thiên Chúa để nói lời của Thiên Chúa với dân của Ngài - bởi vì sự bắt bớ mà Giêrêmia đã chịu đựng và chắc chắn sẽ phải chịu đựng trở lại - thì sự cần thiết phải rao truyền Thiên Chúa đã trở nên như lửa đốt trong lòng ông ta - đến nỗi ông ta không thể cầm lòng được và phải công bố sứ điệp của Thiên Chúa cho dù phải trả giá đắt cho bản thân. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy vác thập giá mình mà theo Người. Chúa Giêsu thậm chí còn mạnh mẽ quở trách Phêrô sau khi cho ông biết rằng ông phải chịu đựng rất nhiều đau khổ và bị giết, khi Phêrô trở thành vật cản cho sự hy sinh của chính Chúa Giê-su bằng cách nói với Chúa Giêsu rằng không bao giờ điều đó xảy ra với Người. Dù thế nào đi nữa, ý muốn của Thiên Chúa phải thắng thế trong cuộc sống của chúng ta!

Chúng ta được kêu gọi để phân biệt ý muốn của Thiên Chúa đối với chúng ta và sau đó làm mọi cách có thể để hoàn thành ý muốn đó. Vác thập giá của chúng ta và đi theo Chúa Giêsu không phải là một đề xuất dễ dàng, tôi sẽ miễn cho quí vị - nhưng làm điều đó là cách sống viên mãn và bổ ích nhất (phần thưởng cuối cùng sẽ đến trong đời sau!). Nhiều người đã hỏi tôi làm thế nào để biết ý muốn của Thiên Chúa dành cho họ. Quan trọng nhất, trước tiên chúng ta phải cầu nguyện để xin nhận ra ý muốn của Ngài đối với chúng ta. Chúng ta phải phát triển đời sống cầu nguyện và mối quan hệ với Thiên Chúa và Con của Ngài là Chúa Giê-su, trước khi chúng ta có thể hiểu được ý muốn của Ngài đối với chúng ta. Chúng ta phải cởi mở đón nhận nhiều cách mà Thiên Chúa giao tiếp với chúng ta - qua lời cầu nguyện, qua Kinh thánh và qua những người khác. Và chúng ta phải sẵn sàng thi hành ý Chúa; để hy sinh thời gian dành cho việc theo đuổi ý muốn độc nhất của Thiên Chúa cho chúng ta. Chúng ta phải dành thời gian để cầu nguyện. Chúng ta phải dành thời gian để đọc Kinh thánh. Và chúng ta phải dành thời gian để nói chuyện với những người mà chúng ta kính trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào mà lời cầu nguyện của chúng ta và việc nghiên cứu Kinh thánh đang hướng chúng ta đến. Nhiều người đã thực hiện ý muốn của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ bằng cách tìm kiếm lời khuyên của một vị linh hướng, người đã giúp họ tự phân biệt những gì Thiên Chúa kêu gọi họ làm. Các cố vấn không cho họ biết phải làm gì - ông ta hoặc bà ta chỉ giúp họ tự xác định hướng đi mà Chúa đang dẫn dắt họ.

Một khi chúng ta đã nhận biết ý muốn của Thiên Chúa dành cho mình, thì chúng ta phải hành động để làm theo ý muốn đó dù có trở ngại trên đường đi chăng nữa. Nếu đó là ý muốn của Thiên Chúa cho chúng ta, chúng ta sẽ vượt qua những trở ngại với sự giúp đỡ của Ngài. Ngay cả khi chúng ta đi sai đường trong một thời gian, nếu chúng ta cởi mở, Chúa sẽ dẫn chúng ta trở lại nơi mà chúng ta đáng lẽ phải ở đó. Hi sinh là yêu và yêu là quyết định. Chúa Giêsu đã thực hiện sự hy sinh cuối cùng của tình yêu cho chúng ta trên Thập tự giá và hòa giải tất cả chúng ta với Cha trên trời. Chúng ta được kêu gọi hy sinh vì người khác để làm theo ý muốn của Thiên Chúa - bằng cách vác thập tự giá của mình trong tình yêu. Cha Vincent Capodanno đã hy sinh tình yêu thương tột độ cho những người bạn Thủy quân lục chiến của mình trên chiến trường khi làm theo ý muốn của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. Ông sẵn sàng đánh mất mạng sống của mình trong thế giới này để có thể tìm thấy nó trong Chúa Giêsu. Chúng ta cũng phải làm như vậy, nhưng chúng ta không đơn độc. Chúng ta có Giáo Hội là Đấng nuôi chúng ta bằng Bánh Sự Sống và phân phát các ân sủng đa dạng của Thiên Chúa cho chúng ta để giúp chúng ta. Chúng ta có Mẹ Maria và các thánh để cầu bầu cho chúng ta. Và cuối cùng, chúng ta có Chúa Giêsu, Đấng giúp chúng ta vác thập tự giá của mình và yêu thương chúng ta không thể đo lường được và sẽ cung cấp tình yêu của Ngài cho đến cuối cuộc hành trình của chúng ta trên thế giới này, để chúng ta có thể chia sẻ sự sống vĩnh cửu với Ngài trên thiên đàng, nơi mắt không thấy, tai không nghe, lòng người cũng không thể hiểu thấu những gì Thiên Chúa đã dành sẵn cho những ai yêu mến mình.

 

Nguồn: hprweb.com

Chuyển ngữ: JB Đào Ngọc Điệp


Suy Niệm Lời Chúa Năm A