Chúa Nhật thứ 24 - MTN - Ngày 13 tháng 9 năm 2020
Bài đọc: Sir 27: 30-28-7 • Tv 103: 1-2, 3-4, 9-10, 11-12 • Rm 14: 7-9 • Mt
18: 21-35
Lm. John Nepil
https://bible.usccb.org/bible/readings/091320.cfm
Chúng ta đang ở
trong thời buổi càng lúc
càng bị ám ảnh hơn do vấn đề công lý - không những về đức công bằng, tức là phải trả cho người chúng ta mắc nợ họ chính đáng, mà còn về não
trạng trả thù,
thường đồng nghĩa với khái niệm sòng phẳng, tức là quyền trừng phạt
kẻ gây thiệt hại. Những lời qua dụ ngôn trong bài Tin
Mừng hôm nay: “Ăn miếng, trả miếng!”; (Mắt
đền mắt, răng đền răng - Mt. 18:28),
đã phản ảnh rõ rệt đòi hỏi khắc nghiệt này.
Người Kitô hữu tiếp cận với vấn đề bất công xã
hội trên một quan điểm hoàn toàn khác biệt. Trong sự viên
mãn mang tính cách nghịch lý, Thiên-Chúa-làm-người, Đức
Giêsu Kitô, đã chu toàn các đòi hỏi công lý, không phải nhờ quyền lực trần gian và
sự tiến triển về chính trị, nhưng nhờ tình yêu cứu độ bao la
của Người. Mọi đòi hỏi đè nặng trên con người để tạo ra một thái độ hoang
tưởng tự biện hộ cho mình giờ đây đã tiêu tan trong chương trình mầu nhiệm cứu độ của
Thiên Chúa.
Mặc dù công cuộc cứu chuộc trần gian đã được hoàn tất theo đúng mục đích thì vẫn còn là một kế hoạch ân sủng để đưa công cuộc cứu độ của Đức Kitô đi vào tâm hồn hết
thảy chúng ta. Vì ơn tha thứ chỉ thiết lập được sự hòa
giải mà thôi, nên theo luận lý công trình cứu độ của Đức Ki-tô sẽ trở thành
hình thức hoán cải nội
tâm cho người Kitô hữu. Nói cách khác, chúng ta đến với sự hòa giải trong bản thân chúng ta và với tha nhân, nhờ sự tha thứ không
ngừng của Đức Kitô. Chính nhờ vậy, câu chuyện dụ ngôn hôm nay về người đầy tớ không có lòng thương xót đã kết luận một cách sống động như sau:
"Tôi tớ bất lương, ta đã tha bổng cho ngươi tất cả món nợ ấy, chỉ vì người
đã nài xin ta! Há ngươi không phải thương xót bạn đồng liêu với ngươi sao, như chính ta đã
thương xót ngươi?” (Mt. 18:33).
Thái độ chúng
ta cố chấp không chịu mở lòng thương xót bắt đầu khi tâm hồn bị tổn thương đau quặn. Rồi
tiếp đến là ba điều sau đây: Thứ nhất,
chúng ta luôn nghĩ về những kẻ làm chúng ta bị tổn thương, chứ không nghĩ đến những người đã yêu thương chúng ta. Thứ hai, chúng ta cứ bám lấy những nợ nần (tức lỗi lầm) của
người khác, trong khi uổng công cố tìm cho được cuộc sống an bình (vì khi chúng ta không
mở lòng thương xót, thì việc trả nợ sẽ luôn bị bóp méo). Thứ ba, trái tim chúng ta chai cứng trong thời điểm tha thứ, bởi vì lúc ấy chúng ta đang
đối diện với món nợ căn bản vể sự hiện hữu con người chúng ta. Đáp lại cạm bẫy của ý
thức nói trên chính là lời Thánh Phao-lô dạy: “Vì nếu ta sống, chính cho Chúa mà ta sống; nếu ta chết, thì chính cho
Chúa mà ta chết. Vậy dù sống, dù chết, ta vẫn thuộc về Chúa” (Rm. 14: 8). Như nhà
chú giải Kinh Thánh Erasmo Leiva-Merikakis diễn tả: khi
tin tưởng vào Chúa, chúng ta sẽ gặp một món nợ không thể nào trả -
nhưng ở đó lại tràn đầy niềm vui.
Sự mắc nợ triền miên như một đặc tính của chính con người chúng
ta có thể khơi dậy ý thức
bẩm sinh của chúng ta về tính độc lập và chủ nghĩa tự tin; nhưng đồng thời nó cũng lại là nền móng cho đời thơ ấu thiêng liêng và là
nguồn vui tiềm tàng bất tận. Muôn đời và triệt để mang ơn Thiên Chúa
là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta – về chính sự hiện hữu của chúng ta, về từng
hơi thở trong mọi lúc, về ân phúc được tha thứ và hòa giải với
Thánh Tâm Ngài – sự mang ơn này đặt nền tảng cho mối tương quan và tình bạn duy nhất với Chúa, đó là điều vô cùng quan trọng.
Từ nhận thức mình lệ thuộc vào Thiên Chúa,
chúng ta có thể bắt đầu thả các tù nhân của tâm hồn mình ra, để cuối
cùng chúng ta đi vào cõi thẳm sâu của lòng Chúa thương xót. Chỉ ở đó, chúng ta mới
tìm thấy sự bình an đích thực và ơn chữa lành tuyệt hảo.
Khi suy niệm Kinh Lạy Cha, chúng ta gặp thấy
điều kiện để được tha thứ: “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng
tha kẻ có nợ chúng con”. (Mt. 6: 12). Sự hợp lý của điều kiện
này đã nằm ngay trong sự khôn ngoan của sách Huấn Ca: “Hãy
trút cả đi, mọi điều con có trong lòng, đoạn con hãy cầu xin, như vậy mọi lỗi
lầm con sẽ được buông tha”. (Hc 28: 2). Việc chúng ta tha thứ cho người khác là điều kiện để tiếp nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, điều sẽ đo lường mối tương quan giữa chúng ta với Ngài. Mọi thứ sẽ tồn tại hay sụp đổ đều lệ
thuộc vào lòng nhân từ, để cho tha nhân điều họ không đáng lãnh nhận. Và chính trong điều này, chúng ta
khám phá ra sự tha thứ đích thực nằm sâu trong tâm hồn con người. Lòng nhân từ muốn
chúng ta bỏ đi món nợ, và không cho phép chúng ta khoác
lớp áo giáp làm bộ dửng dưng. Bất kỳ sự tha thứ nào cứ khư khư ôm món nợ để làm vũ khí cho cuộc chiến
tương lai thì đều không thích hợp.
Viết về tình yêu, Dostoevsky diễn tả trải
nghiệm về lòng thương xót: “Quả thực tình yêu thì cay đắng và ghê sợ so với
tình yêu trong mộng”. Tỏ lòng nhân
từ với tha nhân có thể là một
kinh nghiệm khủng khiếp, một thách đố giải thoát nhưng đớn đau. Người ta nghĩ
đến cảnh trong phim Braveheart (Tâm
Hồn Dũng Cảm) khi William Wallace quỳ gối trước người cha của vợ mình vừa chết;
một bàn tay, run lên vì giận dữ, hạ xuống để chúc phúc trên đầu kẻ thù. Nhân từ
có nghĩa là cho người khác những gì họ không xứng
đáng lãnh nhận. Điều đó có nghĩa là
chúng ta phải cho đi thứ gì đó không phải của họ - mà là thứ của chúng ta đành phải
chết đi trong hành vi biểu lộ lòng nhân từ. Nếu không phải vì Thiên Chúa Ba Ngôi
tỏ mình ra, thì lòng thương xót sẽ chẳng có ý nghĩa gì - một sự đối chọi nghịch lý chống
lại trật tự công lý. Nhưng khi sự toàn hảo của Thiên Chúa từ nguồn sung
mãn vĩnh cửu của Ngài đổ xuống trên chúng ta điều mà chúng ta không xứng đáng, thì một
trật tự mới được mở ra nơi thụ tạo.
Từ thương xót,
trong tiếng Latinh là misericordia, gồm ba từ: misere, cor, và dare. Bởi từ Misere chúng ta có từ “sự khốn khổ”; như vậy, cảm giác cay
đắng và ghê sợ của lòng thương xót được móc nối với việc gặp gỡ “sự khốn cùng” của người khác. Khi người ta thêm từ cor và dare
(trái tim và động từ “cho”) vào từ misere, chúng ta thấy ý nghĩa đầy đủ hơn: lòng
thương xót có nghĩa là “dâng hiến trái tim của mình cho những người khốn khổ.”
Lòng thương xót không hệ tại ở lĩnh vực tài năng, sức mạnh, thậm chí ngay cả
nhân đức của chúng ta; nó hiện hữu ở những nơi sâu thẳm, khốn khổ trong lòng
người. Nhưng nơi chốn của lòng thương xót khác với sự mãn nguyện của lòng thương xót, đó
là điều làm cho lòng thương yêu sinh hoa kết trái và chữa lành mọi thương tích.
Thương xót không gì khác hơn là tình yêu ở những nơi khốn khổ. Chúng ta không coi lòng
thương xót như là một thứ tình cảm; nhưng vẻ đẹp của tình yêu nhân từ luôn chiều tỏa rạng rỡ, như Claudel nói, "chỉ khi nào nó không đi
kèm với thái độ bố thí ơn nghĩa."
Lòng thương xót của Thiên Chúa, khi được biểu lộ qua việc Kitô hữu tận tình tha thứ, là huyết mạch sự
sống luân chuyển trong Giáo hội. Nó biến điều không thể thành có thể - nghĩa là sự hiệp thông ngày càng mở rộng và hoàn toàn không bị
giới hạn của loài người chia rẽ sẽ thắng vượt tấm thảm kịch của thế giới con người. Đó là đời sống
thiên đàng ngay trên trần gian, nhưng là trần gian tùy thuộc điều kiện vào lòng thương xót, vào
quyết định của chúng ta muốn hiệp nhất hay chống lại người anh em mà món nợ của
người anh em đó đã được Thiên Chúa tha thứ rồi.
(*)
E. Leiva-Merikakis, Fire of Mercy, Heart
of the Word: Meditations on the Gospel According to Saint Matthew, Vol. 2 (San
Francisco: Ignatius Press, 2004), 645.
Nguồn:
Homiletic & Pastoral Review – (hprweb.com)
Chuyển ngữ: GB. Đào Ngọc Điệp