Dụ Ngôn Về Những
Tá Điền Vườn Nho
CN 27 TN – A
Lm. Robert R. Beck, D.Min
4-10-2020
Bài hát của I-sa-ia về vườn nho có thể đã
được sáng tác cho Lễ Lều hoặc Sukkoth. Đây là tuần
lễ mừng mùa thu
hoạch nho, gồm
các lễ
hội cùng với công việc hái nho. “Lều”
là những mái
nhà tạm thời
được dựng lên trong
cánh đồng, để
những người hái
nho cắm trại suốt thời gian đó.
Những điều này gợi lại
cuộc xuất
hành trong lịch sử dân Do thái, khi dân chúng sống
trong lều. Thánh vịnh Đáp ca cho thấy hình ảnh cây nho từ nơi khác được
đem
về trồng đã trở thành một điều thuộc truyền thống dân gian.
Nó tượng
trưng cho dân Do-thái
dưới hình ảnh một cây nho vĩ đại đã được Thiên Chúa trồng nơi
đất hứa. Đây là một phần ý nghĩa nằm trong đoạn tường thuật của I-sa-ia.
Lễ này còn được gọi là Lễ Tập họp (x. Lv
23:33-37) . Việc cử hành trở thành biểu tượng cho cuộc tụ họp cuối cùng của
các chi
tộc và mọi dân nước trong ngày tận thế. Vì Lễ Lều là lễ về gặt hái
nên mang ý nghĩa quá khứ và tương lai. Đó là thời gian người ta ăn
mừng và hành hương thánh đô.
Nhưng của lễ dâng Chúa mà Isaia mong đợi nơi lễ hội mùa hái
nho đã
nhanh chóng trở nên chua chát, khi ông lấy đó làm lý do để đưa ra một lời
tiên tri đầy hứa hẹn. Người ta nghĩ
rằng những lời tiên tri của ông về sự hủy diệt đã khiến nhiều người mệt mỏi, cho nên
ông phải tìm
những cách thức mới để chuyển tải những lời tiên tri ấy. Cách ông sử dụng là đưa
ra một bài tửu ca tuy rất hồn nhiên nhưng kèm theo lại là một lời cảnh báo.
Tuy nhiên, đó là
một bài thơ sống động và đáng nhớ, và nó cũng đã trở
thành một tác
phẩm thuộc truyền thống dân gian.
Chúa Giêsu rút ra một bài học từ tác phẩm ấy. Chúng ta nhận ra điều này trong
phần mở đầu dụ ngôn của Chúa là phần nói đến rào
giậu, đặt máy
ép nho
và tháp canh, tương tự phần đầu bài hát của I-sa-ia.
Câu chuyện dụ ngôn của Chúa được
xây dựng trên cùng một ẩn dụ. Cây nho là dân Ít-ra-en; các
tá điền là những người lãnh đạo của họ. Câu chuyện dụ ngôn kể
rằng việc quản lý của họ đã thất bại. Trong bài đọc này, những đầy tớ liên
tiếp được phái đến để thu hoa lợi đại diện cho các vị ngôn sứ. Rồi
Người Con là Chúa Giêsu. Vì dụ ngôn phản ánh quan điểm hậu Phục
Sinh,
nên câu
chuyện Chúa Giêsu có thể đã phải cập nhật hóa các
sự kiện cho
phù hợp với sự phát triển của Giáo hội sau đó.
Trong dụ ngôn có
một câu Kinh thánh trích dẫn Thánh vịnh 118. Điều này cũng là điểm chính
yếu.
Ý nghĩa nguyên
thủy của bài Thánh vịnh lấy dân Ít-ra-en
làm viên
đá góc tường, bị các quốc gia khác khinh thường,
mặc dù họ
là đứa con được Thiên Chúa tuyển chọn (Xh 4: 22). Nhưng giờ đây Thánh
vịnh đã được cập nhật. Hiện thời người con thừa tự là
Chúa Giêsu, và những người thợ xây loại bỏ Người là các nhà lãnh đạo Do thái. Kinh
Thánh
theo
bản dịch Giê-ru-sa-lem gọi
thánh vịnh này là bài thánh ca lều tạm được cất lên khi đoàn rước tiến
vào Đền thờ. Các sách Tin Mừng đã trích dẫn thánh vịnh này để nói về cuộc
khải hoàn của Chúa
Giêsu tiến vào thành Giê-ru-sa-lem lúc khởi đầu Tuần Thánh. Theo sách Tin
Mừng, cuộc khải hoàn
này đã xảy
ra ngay trước dụ ngôn hôm nay.
Cây nho và rượu nho
là phần chủ yếu của nền văn hóa thời đó. Các nhà khảo cổ đã khám phá
ra rằng chung
quanh Na-da-rét là vùng có các vườn nho
và kỹ
nghệ sản xuất rượu nho. Và cây nho là hình ảnh nói lên sự trù phú. Chương 15 sách Tin Mừng
Gio-an nói
đến Cây nho và Cành nho là một ví dụ điển hình.
Và đúng thế, cây nho có một vị trí linh thiêng và trọng
yếu
trong lễ hội của chúng ta là Bí tích Thánh Thể, nơi mọi phương diện được
kết hợp lại để
làm phong phú thêm ý nghĩa của dấu chỉ.
Nguồn: The Witness - (thewitnessonline.org)
Chuyển ngữ: GB. Đào Ngọc Điệp