Chủ
Nhật
Thứ 32 Mùa Thường Niên - Ngày 8 Tháng 11 Năm 2020
Lm. David Vincent Meconi, SJ.
Các bài đọc: Kn 6:
12–16 • Tv 63: 2, 3–4, 5–6, 7–8 • 1 Tx 4: 13-18 hoặc 4: 13–14 • Mt 25: 1–13
bible.usccb.org/bible/readings/110820.cfm
Đám cưới của người Do Thái được mô tả trong Mát-thêu 25
rất có thể đã được cử hành tại tư gia của gia đình chú rể và trong lễ cưới
những cô trinh nữ này thuộc
bên nhà trai. Tuy nhiên thời gian từ các nghi thức lúc khởi đầu cho đến khi làm lễ thành hôn sẽ
diễn ra nhiều việc, như thương lượng của hồi môn và sự liên hệ hai họ từ cuộc hôn
nhân này. Đang lúc tiến hành những việc ấy, các người giúp đám cưới chắc chắn đã
thức cả ngày và chờ đợi nên bắt đầu mệt mỏi và buồn ngủ. Một lúc sau, cả
mười cô trinh nữ đều nghe
thấy tiếng kêu của người phù rể
chính,
“Kìa chàng rể đến, hãy ra đón chàng!” Vào thời điểm này, mọi chú tâm và mọi công việc chuẩn bị của các cô cuối cùng được phô bày, cho thấy năm cô
khôn là khôn như thế nào và năm cô kia đã không mang đủ dầu
cho đèn cháy qua nửa đêm.
Rõ
ràng khôn ngoan là chuẩn bị sẵn sàng. Đó là việc nhìn
xa trông rộng giúp chúng ta, những
người đang trên đường đón Chàng rể là Chúa Kitô, đánh bại cám dỗ và thắng vượt
mọi thử thách ngăn cản chúng ta đến với Người trọn vẹn. Ở đây khôn ngoan không phải là thức đêm,
vì ngay cả những cô khôn cũng mệt mỏi;
trái lại, khôn ngoan là
biết cách hành động và phải làm gì khi chúng ta được khuyên hãy cảnh giác và tỉnh
thức. Nhà thơ Pháp Charles Péguy (mất năm 1914) đã từng viết, người không ngủ thì không tin tưởng
vào Thiên Chúa: “Tôi không ưa người không ngủ. .
. Ngủ có thể là một
công việc sáng tạo đẹp nhất
của tôi. . . vì giấc ngủ làm được điều lý trí không
thể làm, đó là sự phó thác của con
người." Ngủ là dấu hiệu nói lên lòng tin tưởng
rằng Chúa sẽ chăm sóc những ước muốn sâu xa nhất và những sinh hoạt cuồng nhiệt
nhất của cuộc đời tôi nên tôi có thể nghỉ
ngơi trong Chúa, rồi khi Người gọi tôi, Người sẽ đánh thức tôi dậy, chuẩn bị tâm trí và đôi tay
tôi cho một ngày lao động mới. Đó là sự khôn ngoan, sự tin cậy nhờ đó tôi sẵn
sàng đi và làm bất cứ điều gì Chúa muốn.
Vậy thì khờ dại là gì? Chẳng phải
những cô dại khờ này không thấy năm trinh nữ bên
cạnh họ đem theo nhiều dầu hơn sao? Chẳng phải những cô khờ dại không nhận ra những cô khôn ngoan dường
như đã chuẩn bị kỹ lưỡng hơn họ sao? Có thể đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy
sự ngốc ngếch, tức là không để ý đến
những người xung quanh. Có thể kẻ ngốc là người quá hời hợt, tự cao tự
đại, hoặc ghét những người có nhiều thứ hơn trong cuộc sống,
đến nỗi họ trở thành nông cạn, mặc kệ vấn đề ra sao cũng được nên chỉ nghĩ đến việc
riêng của họ mà không quan tâm đến những gì có thể chính họ gặp phải trên đường
đời. Hoặc dưới mắt Thiên Chúa, khờ dại là đòi hỏi những người khôn ngoan phải làm những điều chính chúng ta vì cẩu thả và lười biếng đã không chịu
làm.
Có thể điều khiến chúng ta thành khờ dại là khi đứng trước một Đấng yêu thương đầy lòng nhân từ, chúng ta đã không muốn nhìn nhận lỗi lầm hoặc xưng thú tội lỗi mình. Có
phải những cô khờ dại quá sợ hãi Chúa đến nỗi họ đã không khiêm
tốn chờ đợi, rồi khi Người đến họ mới nhận là mình đã không chuẩn bị
chu đáo
không? Có lẽ tuyệt đỉnh ngu ngốc là nghĩ rằng
tội lỗi chúng ta còn to hơn cả lòng thương xót
của Chúa. Điều gì sẽ xảy ra nếu như những
trinh nữ khờ dại đã biết chờ đợi Chúa thay vì bỏ bữa tiệc
của Người và cho rằng ý thức sắp
xếp công việc của họ còn quan trọng hơn lời mời ân cần của Chúa? Ở đây, chúng ta có thể nói lên vẻ đẹp và sự phù hợp của
Nghi thức Sám hối lúc vừa bắt đầu Thánh
lễ - “Lạy Chúa, chúng con chưa chuẩn bị
đủ để gặp Chúa, nhưng Chúa vẫn mời chúng con tham
dự Lễ này nhiều hơn nữa!”
Những chi tiết sống động liên quan đến sự tương phản giữa kẻ dại và người khôn đã gợi ra một câu hỏi
hiển nhiên qua nhiều thế kỷ:
Tại sao những người được đề cao cho công cuộc của chúng ta lại
không muốn chia sẻ dầu của họ? Chắc
chắn họ
khôn ngoan, nhưng liệu họ có quảng
đại
không? Thánh Gioan Kim khẩu (mất năm 407),
Giám mục thành Constantinople, đã từng dạy rằng “Mặc dù những trinh nữ khôn ngoan này nhất định là có lòng nhân từ, nhưng họ vẫn không nhận lời cầu xin của những
trinh nữ dại khờ. Do đó, ta phải biết rằng không ai
trong chúng ta vào ngày tận thế có thể đứng ra bảo trợ cho những người bị phản bội do việc làm của người ấy, không phải vì người ấy không muốn
làm, mà vì người ấy không làm được". Nói cách
khác, nếu các trinh nữ khôn ngoan chia sẻ dầu của họ cho những kẻ phản bội vào ngày tận thế, thì chẳng khác gì như đổ dầu qua cái
sàng không thương tiếc. Vài năm sau,
Thánh Giêrônimô (mất năm 420) cũng viết như vậy, “Những trinh nữ khôn ngoan này đã không nhận lời cầu xin của các cô kia, chẳng phải vì họ không sẵn lòng mà vì sợ hãi. Do
đó, mỗi người sẽ nhận được phần thưởng theo các công việc của mình, và các nhân
đức của một người không thể chuộc được tội lỗi của người khác trong ngày phán
xét". Tóm lại, nếu một người gặp Chàng rể mà họ đang trong tình trạng vô
cùng khó khăn tồi tệ, thì đức
bác ái của
người bạn đồng hành cũng chẳng giúp được gì. Điều này không có nghĩa là chúng
ta không nên cầu nguyện và dâng lễ cho những người đã gặp Chúa (đó là ý nghĩa của lễ Các Linh hồn hồi đầu
tháng này), nhưng chúng ta cũng nên biết rằng nếu một người đến với Chúa mà tay trắng và khô khan đến mức không mảy
may chút tia lửa tình yêu dù là nhỏ nhất, thì lời cầu nguyện của chúng ta cũng chẳng ích lợi gì.
Hôm nay Phao-lô nhắc nhở chúng ta rằng niềm hy vọng của
chúng ta sẽ sinh hoa kết trái và chúng ta phải liên tục cầu xin ơn kiên trì trong trạng thái luôn kết hợp và chu toàn trước khi Chúa đến. Sự tin tưởng này
là dấu hiệu nói lên thứ khôn ngoan biết sắp xếp thực tại cho đúng. Giờ đây người khôn ngoan
biết rằng quyền năng cai quản và sửa dạy của Chúa mạnh hơn
sự bất toàn của chúng ta. Lòng thương xót của Người sẽ luôn luôn diệt trừ mọi bất an và
nghi ngờ của chúng ta. Hôm nay, chúng ta hãy
khuyến khích mọi anh chị em tụ họp nơi đây hiểu được tầm quan trọng của
đức khôn ngoan và cầu
xin Chúa khéo léo sắp đặt tình yêu
và công việc của họ.
Nguồn: Homiletic
& Pastoral Review (hprweb.com)
Chuyển ngữ: GB. Đào
Ngọc Điệp