Chủ Nhật Thứ 33 Mùa Thường Niên - Ngày 15 Tháng 11 Năm 2020

Lm. David Vincent Meconi, SJ.

 

Các bài đọc: Cn 31: 10–13, 19–20, 30–31 • Tv 128: 1–2, 3, 4–5 • 1Tx 5: 1–6 • Mt 25: 14–30

 

Tiếp nối bài Tin Mừng tuần trước, Lời Chúa tuần này nhắc nhở chúng ta hãy sẵn sàng cho ngày Chúa quang lâm. Nhưng hôm nay, lời nhắc nhở này nói về những tài năng của mỗi người chúng ta, tức là những quà tặng Thiên Chúa đã ban cho mỗi người một cách độc đáo. Những tài năng này nói lên rất nhiều hồng ân trong cuộc sống từng người chúng ta. Mỗi Chủ Nhật, nhà thờ chúng ta quy tụ đông đảo những giáo dân tuyệt vời có cuc sống được chúc phúc giữa những bận rộn mỗi ngày. Vậy sẽ ra sao nếu chúng ta khuyến khích các giáo dân đó hãy nhận biết những hồng ân Chúa ban, biết lo lắng sử dụng những hồng ân ấy và biết tận lực làm cho những hồng ân ấy sinh lợi như người quản gia trung thành?

Tại sao Giáo Hội lại dùng câu Tìm đâu ra một một người vợ đảm đang, nàng quý giá vượt xa châu ngọc” (Cn 31:10) làm lời mở đầu cho các bài đọc hôm nay? Việc ca ngợi người phụ nữ gương mẫu này là dịp tốt để người giáo dân kiểm điểm lại các ơn lành và tài năng của mình. Khi các phiên điều trần giữa quốc dân Hoa-kỳ mới đây về việc đề cử một thẩm phán vào Tối Cao Pháp Viện, thì một phụ nữ kiên cường là một thách thức đối với hiện trạng xã hội hôm nay. Các cơ sở phá thai, ngành công nghệ sách báo khiêu dâm, chưa kể các thị trường ít xấu xa hơn như quảng cáo thời trang và thẩm mỹ, tất cả đều tìm cách khai thác người phụ nữ và đó là lý do tại sao người đàn ông tốt thì “gắn bó” với vợ mình (St 2:24), chứng tỏ nàng là cột trụ và trọng tâm của nền Văn hóa sự sống. Nàng mạnh mẽ và dịu dàng, khôn ngoan và vui tươi, chú tâm đến những giá trị trong cuộc sống, hiểu thấu đáo và vị tha.

Bài đọc thứ hai tiếp tục việc đề cao nữ giới, so sánh sự kiện Chúa quang lâm cuối năm phụng vụ này giống như sự đau đớn của người phụ nữ sinh con. Người Mẹ Phao-lô nhắc đến ở đây chính là Hội Thánh tái sinh chúng ta trong nước rửa tội, nhờ đó chúng ta trở thành “con cái của sự sáng và con cái của ban ngày” (1Tx 5: 5). Trong Giáo hội, chúng ta được sinh ra, tắm rửa, dậy dỗ và nuôi dưỡng. Đối với chúng ta là người Công giáo, Giáo hội không chỉ là một tòa nhà hay một tôn giáo, nhưng là sự nới rộng bản tính nhân loại thánh thiện của Đức Kitô cách mầu nhiệm. Bất chấp những yếu đuối loài người, Giáo hội vẫn luôn thuộc về Thiên Chúa trong nguồn cội, sự nâng đỡthân phận của mình. Chúng ta phải xác tín điều này giống như các vị đại thánh đã xác tín rằng:

Đức Kitô và Giáo hội của Người cùng nhau làm nên một “Chúa Kitô vẹn toàn” (Christus totus). Giáo hội là một với Chúa Kitô. Các thánh đã nhận thức sâu sắc về sự kết hiệp này: “Vậy chúng ta hãy vui mừng và tạ ơn vì chúng ta không chỉ trở thành Kitô hu, mà còn trở thành chính Đức Kitô nữa. Hỡi anh em, anh em có hiểu và nắm bắt được ân sủng của Thiên Chúa dành cho chúng ta không? Hãy kinh ngạc và vui mừng: chúng ta đã trở thành Đức Kitô. Bởi nếu Người là đầu, chúng ta là các chi thể, thì Người và chúng ta cùng là một con người toàn vẹn... Khi ấy strọn vẹn của Đức Kitô chính là đầu và các chi thể. Nhưng ‘đầu và các chi thể’ nghĩa là gì? Nghĩa là Chúa Kitô Giáo hội” (Thánh Augustinô). Đấng cứu chuộc chúng ta đã hiện thânm một với Giáo hội thánh thiện mà Người đã thiết lập cho mình (Thánh Giáo hoàng Grêgôriô Cả). Đầu và các chi thể làm thành một thân thể và cùng một ngôi vị nhiệm mầu (Thánh Thomas Aquinas). Câu trả lời của Thánh nữ Joan of Arc trước các quan tòa đã tóm tắt đức tin của các vị tiến sĩ thánh thiệný thức ngay lành của người tín hữu, là: “Về Chúa Giêsu Kitô và Giáo hội, tôi chỉ biết đơn giản rằng đó là một, nên chúng ta đừng làm cho vấn đề phức tạp thêm” (Ván xét xử thánh Joan).

Giáo hội này dù mang nhiều tai tiếng và lỗi lầm, nhưng thực sự vẫn là cô dâu tuyệt vời được ám chỉ trong sách Châm ngôn và được mô tả trong thư Thánh Phao-lô, thì chúng ta sẽ có thể giúp họ biết chắc chắn rằng ơn cứu rỗi của họ được bảo đảm cùng với Chàng rể cao quý.

Khi đặt hết tin tưởng vào sự chăm sóc và lòng yêu thương của Người, chúng ta sẽ tìm thấy tự do nội tâm ở mức độ mới. Vấn đề của người quản lý bất trung không phải là anh ta kém cỏi về tài chính, nhưng vì anh ta không muốn đánh liều sự an toàn của anh đối với ông chủ. Ở nơi Chúa, không có thứ an toàn nửa vời: lúc nào cũng vậy, hoặc chúng ta đang tiến về phía Chúa hoặc chúng ta rời xa Chúa. Trong mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm, chúng ta hoặc đang đầu tư vào cuộc sống điên rồphung phí của Chúa, hoặc đang dấn thân cho những kỳ vọng, những đặc thùtự vệ của chúng ta. Thật là ngược đời, thực là một mất mát khi thua cuộc đánh đổi như vậy!

Tại sao người đầy tớ biếng nhác không làm sinh lợi những gì anh ta đã nhận? Liệu anh ta có hổ thẹn lúc nhận ra mình không hoặc chưa tài ba bằng những người thành công hơn anh không? Có phải anh ta không biết làm gì ngoài việc kêu trách Chúa Kitô họa hoằn mới ban cho ta những hướng dẫn đường đi nước bước trong đời, mà chỉ biết đòi hỏi ta lúc nào cũng phải sống trong Thánh Thần? Có lẽ anh ta thực sự chỉ quan tâm đến công việc của mình mà không sẵn sàng phục vụ người khác? Dù là lý do gì đi nữa, chúng ta phải nhìn nhận rằng Chúa tin cậy chúng ta qua những gì Người ban, như cuộc sống, gia đình, bạn bè và nghề nghiệp cũng như vô số những ân huệ tạo nên cuộc sống con người. Không có gì mà chúng ta không thể đầu tư vào Nước Trời nếu chúng ta sẵn sàng đặt mọi tài năng vào tay Vua Cao Cả. Đây là nghịch lý ngọt ngàomang tính cách giải phóng của Thập Giá: Thiên Chúa không chỉ muốn điều thiện và mỹ, mà qua đôi bàn tay bị đinh đâm thủng, Người có thể dệt những điều tuyệt vọng và tầm thường nhất thành một điều gì đó đẹp đẽ nhất. Có lẽ tài năng duy nhất một số anh chị em chúng ta nơi đây có thể dâng hiến Chúa, đó là bệnh tật, nghiện ngập, ly hôn, cái chết của họ.

Vậy chúng ta có thể kết hợp ba bài đọc lại với nhau để nhận ra rằng: một người vợ đáng yêu, sự thay đổi các mùa của năm Phụng vụ việc chúng ta tháp nhập với Mẹ Giáo hội, và lời mời gọi chúng ta đầu tư tất cả con người mình trong Đức Kitô mà không phải dè dặt hay sợ hãi, nghĩa là bất cứ điều gì chúng ta tự nguyện dâng cho Người thì Người thánh hóa, làm cho phong phú và phát triển. Đây là một Thiên Chúa khiêm nhường, một vị Vua phục vụ, Đấng sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì chúng ta dâng cho Người. Không một tài năng, giây phút, hay kinh nghiệm nào là quá tầm thường. Và để kết thúc bài suy niệm, xin nhớ rằng của lễ chúng ta dâng hôm nay chính là sự kết hợp mọi tài năng được dâng lên Chúa làm hy lễ trên bàn thờ. Đây quả là một đề tài thần học thật phong phú vềhồng ânqua các bài đọc hôm nay, qua phụng vụ, để chúng ta có thể kết luận bằng cách nhắc nhở những ai đang lắng nghe, biết rằng chân lý và hy lễ duy nhất vĩnh cửu không phải là những gì họ , mà những gì họ .

 

Nguồn: Homiletic & Pastoral Review(hprweb.org)

Chuyển ngữ: JB. Đào Ngọc Điệp

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm A