Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ - ngày 22 tháng
11 năm 2020
Lm. DAVID
VINCENT MECONI, SJ
Các bài đọc: Ez 34: 11–12, 15–17 • Tv 23:
1–2, 2–3, 5–6 • 1Cr 15: 20–26, 28 • Mt 25: 31–46
bible.usccb.org/ kinh thánh / bài đọc /
112220.cfm
Nhận thấy dân tộc chủ nghĩa ngày càng gia tăng ở châu Âu và để chống lại chủ nghĩa này, Đức Giáo hoàng Piô XI đã thiết lập Lễ Chúa
Kitô Vua vào năm 1925. Mục đích lễ kính trọng thể này là dạy cho
toàn thế giới biết rằng cuối cùng chỉ
có một Đấng thống trị duy nhất, một Đấng tối cao duy nhất là
Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người. Trong thông điệp khai mạc ngày lễ, Đức Piô XI nói với chúng ta rằng ngài đã chọn
năm này để tuyên
xưng vương quyền Chúa Kitô vì đó là kỷ niệm 1600 năm Công đồng Nixêa đã dứt
khoát tuyên xưng Chúa Giêsu là “đồng bản thể”
với Chúa Cha và vì thế Người xứng đáng để
chúng ta tuyệt đối tôn thờ.
. . . bởi thần trí sáng suốt và sự hiểu biết bao la của Chúa Giêsu, và cũng bởi vì Người là chính sự thật, nên từ nơi Người chân lý ấy phải được cả nhân loại
vâng lời tiếp nhận. Ngài cũng trị vì theo ước muốn của con người, vì trong Người, ý muốn loài người đã tuân theo Thánh Ý Thiên Chúa cách hoàn hảo và trọn vẹn, và hơn nữa nhờ ân sủng và sự soi dẫn của Người, Người
làm chủ ý chí tự do của chúng ta để khuyến kích chúng ta làm những việc thánh thiện. (Quas Primas
§7)
Năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã thay đổi cả tên lẫn ngày mừng lễ,
nhưng ý nghĩa vẫn như cũ: Hôm nay là ngày tôn vinh vị Vua đích thực của mọi người!
Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề rõ rệt ngay
từ đầu. Từ Vườn Địa Đàng đến đồi Calvario, Thiên Chúa đã từ từ hé lộ bản chất
vương quyền và mục đích thống trị của Chúa Giêsu.
Vì lý do này, Giáo hội đưa ra các bài đọc hôm nay để chúng ta
thấy sự hình thành của Vương quốc Thiên Chúa. Các ngôn sứ thời
Cựu Ước, như Ê-dê-ki-ên, mô tả Vương quốc như là nước của một mục tử khôn ngoan và yêu thương đang chăn dắt đàn chiên trong đồng cỏ xanh tươi, dấn thân cứu thoát những con lạc đàn “ra khỏi mọi nơi chúng đã bị
tản mác, vào ngày mây đen mù mịt” (Ez
34:12). Do đó, hình ảnh nguyên thủy về
Vương quốc Thiên Chúa vẫn còn mang tính cách liên hệ với thiên nhiên và sự bảo vệ tại
nơi hoang dã.
Trong Chúa Kytô, cách hiểu
này được nới rộng trên
phương diện phổ quát gồm mọi người nam nữ
già trẻ. Trong khi các vương quốc từ xưa đều căn cứ vào đất đai và được xác định bởi dòng máu, thì Vương quốc Chúa
Kitô là Vương Quốc của tình
yêu. Tình yêu thương này của Vị Tân Vương giờ
đây được biểu lộ qua việc Người tiếp nhận
nhiều anh chị em vào gia nghiệp của Cha mình - biến những người tôi tớ bất xứng trở thành
anh chị em mình. Đây là vẻ đẹp của việc nhận làm dưỡng tử: tất cả tùy thuộc
vào người nhận con nuôi, chứ không phải đứa con nuôi.
Chúng ta đã được trở thành con dân Vương quốc Chúa Kitô, không phải vì mọi điều chúng ta đã làm, mà vì tình yêu
vô bờ bến của Chúa dành cho mỗi người chúng
ta. Quyền lực và vinh quang đều thuộc về Chúa
Kitô; Tin Mừng là Người đã tự ý chia
sẻ với ta quyền lực và vinh quang ấy.
Thư thứ nhất của thánh Phao-lô
gửi tín hữu Cô-rin-tô hôm nay là một
sứ điệp nói đến thực tại quy về người đứng đầu: giống như một người là A-đam đã bị quy trách vì đem tội lỗi, sự hỗn loạn và sự chết vào công cuộc
tạo dựng tốt đẹp của Thiên Chúa, thì một người
khác là Chúa Giêsu Kitô, A-đam Mới, đã nhờ
Thánh Giá của Người mà quy tụ các nạn nhân của chia rẽ và hủy hoại này vào trong Giáo Hội thánh
thiện của Người. Trên đồi Canvê, Chúa
Kitô đã hòa giải mọi sự: giờ đây, nhờ cái chết của Người mà ta có sự sống, trong bản
tính hay chết của Người mà ta có sự vĩnh cửu, trong sự phục
vụ khiêm tốn của Người ta tìm được sự
cao cả, trong nhân tính của Người ta tìm thấy thiên tính. Chúa Kitô là lời hứa tuyệt vời dành cho chúng ta: dù bây giờ chúng ta có bị chế diễu, chê cười và thậm chí, phải chịu cả những hình thức tử đạo, sống trong bóng tối và
trong những cái chết, thì chúng
ta vẫn biết được sự hòa giải và ơn cứu
chuộc của Thiên Chúa một cách mạnh mẽ và xác tín hơn.
Cũng theo đó, bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng Vương
Quốc của Chúa Giêsu không chỉ là vương quốc của mệnh lệnh và uy quyền,
nhưng trước hết là vương quốc của yếu đuối và dễ bị tổn thương. Vương quốc ấy là một vương miện bằng gai trước khi là một vương miện bằng
vàng. Ý nghĩa thống trị mới này mở ra một
cách thức mới để gặp gỡ Thiên Chúa, đó là gặp Chúa qua
người khác. Một tuần nữa là sang Mùa Vọng nên ý nghĩa đó không lạ gì, vì lúc Thiên Chúa trở nên người phàm thì giờ đây nếu không qua người
phàm sẽ không
còn đường trở về với Thiên Chúa nữa. Vì thế
chúng ta đối xử thế nào với những
người xung quanh là chúng ta đối xử như thế
với Đấng không những tạo
dựng chúng ta, mà còn sống trong chúng ta nữa. Ở đây mến Chúa và yêu người gặp nhau, nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thể yêu mến
Chúa nếu chúng ta từ chối không yêu thương những
người Chúa yêu thương.
Đây là vua đích thực. Người không phải là một viên quản lý nhỏ mọn, nhưng Người sẵn sàng chia sẻ
mọi sự có thể cho
mọi người - từ công việc của Người, sứ mệnh của Người, đến chính Mình và Máu Người. Thực vậy, Phúc âm Mathêu chương 25 nhắc chúng ta nhớ rằng Người đã khiêm tốn
đồng hóa cuộc sống mình với những kẻ đói khát và thiếu thốn. Đây
là cách Chúa Giê-su Kitô trút bỏ
vinh quang lần thứ hai, một sự tuôn đổ liên tục thần tính của
Người vào những nơi thế giới cho là thấp hèn hoặc không đáng quan tâm. Nơi những người quanh ta, Thiên Chúa đầy quyền năng đã trút bỏ vinh quang để những người hèn mọn có thể đến với Người
mà không sợ hãi. Chúng ta đối xử thế nào với
những người lân cận thì chúng ta sẽ được đối xử muôn đời như thế. Vậy để kết thúc
bài suy niệm hôm nay,
chúng ta luôn ý thức rằng chúng ta sẽ ở
với Chúa Kitô Vua luôn mãi, từ việc chúng ta sốt sắng lãnh nhận các bí tích của Chúa Kitô cho đến việc phục vụ anh chị
em. Muôn đời bắt đầu từ
hôm nay!
Chuyển ngữ: GB. Đào Ngọc Diệp
Nguồn: Homiletic & Pastoral Review – (hprweb.com)