Chúa Nhật Thứ 24 Thường Niên

(15-9-2002)

ÐỌC LỜI CHÚA

      Hc 27,33-28,9: (1) Kẻ báo thù sẽ chuốc lấy báo thù của Ðức Chúa, tội lỗi nó, Người xem xét từng ly. (2) Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha. (3) Người với người cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại xin Ðức Chúa chữa lành! (4) Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại dám xin tha tội cho mình! (5) Nó chỉ là người phàm mà để tâm thù hận, thì ai sẽ xin tha tội cho nó?

      1Rm 14,7-9: (7) Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. (8) Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa.

 

      TIN MỪNG: Mt 18,21-35

Anh em tha thứ cho nhau (// Lc 17,3b-4)

(21) Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Ðức Giê-su mà hỏi rằng: Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? (22) Ðức Giê-su đáp: Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.

Dụ ngôn tên mắc nợ không biết thương xót

(23) thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. (24) Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. (25) Y không để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản trả nợ. (26) Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết. (27) Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về tha luôn món nợ. (28) Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ bảo: Trả nợ cho tao! (29) Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh. (30) Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. (31) Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. (32) Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến bảo: Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, ngươi đã van xin ta, (33) thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao? (34) Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. (35) Ấy vậy, Cha của Thầy trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.

CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:

1.   Nếu bạn chợt nhận ra mình cũng yếu đuối và dễ lầm lỗi như người mà bạn đang kết án, thì bạn có còn muốn kết án họ không?

2.   Bạn có dễ dàng tha thứ lần nữa cho người mà bạn đã từng tha cho một món nợ lớn, nhưng chính người ấy lại không chịu tha cho con cái bạn một món nợ rất nhỏ không?

3.   Khi bạn mang trong mình một nỗi hờn giận, tâm hồn bạn có bình an không? Cách tốt nhất và khôn ngoan nhất để giải quyết nỗi hờn giận ấy là gì?

Suy tư gợi ý:

1.   Sống trên đời, ai cũng lầm lỗi. Chính ta cũng biết bao lầm lỗi

Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật trước, Ðức Giê-su đòi hỏi ta phải biết sửa lỗi cho tha nhân. Nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay, Ngài lại yêu cầu ta phải sẵn sàng tha thứ cho họ một cách vô điều kiện. Như vậy, ta vừa phải sửa lỗi, lại vừa phải tha thứ.

Nhân vô thập toàn, trên đời, không ai hoàn hảo cả, ai cũng có những sai trái, lầm lỗi. Xét lại bản thân, ta thấy chính ta cũng có nhiều sai trái, khiếm khuyết, lầm lỗi: vô ý có, mà hữu ý hay cố tình cũng có. Ðó chính là lý do khiến ta nên tha thứ cho người khác.

2. Ta luôn thấy lầm lỗi của ta đáng được thông cảm và tha thứ

Khi bị ai trách cứ, hầu như lần nào trong thâm tâm ta cũng có lý do để chống chế, để biện hộ cho sai trái của mình. Ðiều đó có nghĩa là dù ta có lỗi, ta vẫn luôn thấy lỗi mình đáng được thông cảm và tha thứ. Vì chỉ có ta mới hiểu được nguyên nhân và hoàn cảnh khiến ta phạm lỗi. Người ngoài sở dĩ kết án ta là vì họ không hiểu được thế kẹt của ta, nên họ không thông cảm được sự sai trái của ta. Tất cả mọi người đều vậy cả, ai cũng thấy lầm lỗi của mình đáng được thông cảm.

Theo Dale Carnegie trong cuốn Ðắc Nhân Tâm của ông, thì không ai tự nghĩ xấu về mình. Ai cũng tự nghĩ tốt cho mình kẻ xấu nhất trong nhân loại. Ai cũng nghĩ rằng mình đúng cho kẻ sai nhất trong nhân loại. Ai cũng nhiều lẽ để cho rằng mình người tốt, người đúng. Ông đã chứng minh điều ấy bằng những sự kiện cụ thể ông thu thập được trong đời sống của ông. Theo ông, ngay cả những tên cướp giết người không gớm tay vẫn do bào chữa cho những hành động gớm ghiếc của chúng, chúng nghĩ do thực tâm chứ không phải để ngụy biện. Tuy không hoàn toàn đồng ý với Dale Carnegie, tôi cũng phải công nhận ông phần nào, đó chính do để tôi thông cảm hơn với những người tôi muốn kết án.


3. Ðức Giê-su khuyên ta luôn tha thứ, và tha thứ vô điều kiện

Ðức Giê-su một con người y như chúng ta, Ngài cũng cảm nghiệm được sự yếu đuối của con người y như chúng ta, chính Ngài cũng bị cám dỗ phạm tội như chúng ta. thế, mặc Ngài không hề phạm một lầm lỗi nào, Ngài vẫn cảm thấy mọi tội lỗi của con người đều đáng được tha thứ. do Ngài đưa ra cho chủ trương tha thứ điều kiện là: Chính bản thân ta lỗi với Thiên Chúa nhiều gấp bội ai đó lỗi với ta. Nếu ta không tha thứ cái lỗi nhỏ ấy cho người ấy, thì Thiên Chúa làm sao tha cho ta cái lỗi tầy trời của ta được? nhất người ấy lại hiện thân của chính Thiên Chúa bên ta, Ngài tự đồng hóa với tha nhân của ta.

Hãy tự đặt mình vào địa vị của Thiên Chúa, tương tự như hoàn cảnh sau đây, ta sẽ thấy sự cần thiết phải tha thứ: Có người nợ ta rất nhiều mà ta sẵn sàng tha cho tất cả, nhưng chính người ấy lại không chịu tha nợ cho con của ta, cứ nằng nặc đòi nợ với đủ mọi đẹ dọa, dù con ta chỉ nợ họ một số tiền nhỏ. Trường hợp đó ta sẽ làm gì với người ấy? Nếu không tha thứ cho người khác, ta cũng làm một hành động phi lý và vô ơn tương tự như người ấy. Nghĩ cho cùng, không tha thứ cho người khác, chính là một hành động vô ơn đối với Thiên Chúa là người đã tha thứ cho mình. Thiên Chúa tuy không có lỗi gì với ta, nhưng ta phải trả ơn cho hành động tha thứ của Thiên Chúa bằng cách tha thứ cho những hiện thân của Thiên Chúa ở bên ta, tức những người sống chung quanh ta.

4. Lòng khoan dung độ lượng

Một trong những đức tính cần thiết để trở nên hoàn hảo là lòng khoan dung độ lượng. Người khoan dung độ lượng là người không chấp nhất, mà trái lại thông cảm với những lầm lỗi của kẻ khác. Lòng khoan dung độ lượng được xây dựng trên ý thức về những yếu đuối, về khả năng phạm lỗi của chính bản thân mình, và sau đó, của người khác. Mình cũng phạm lỗi thì mình kết án người khác thế nào được? Nếu mình cũng phạm lỗi mà lại đi kết án người khác, thì đó đúng là một hành động vô liêm sỉ. Trong chuyện người đàn bà ngoại tình bị bắt quả tang (x. Ga 8,3-11), tuy không phục những người Pha-ri-siêu vì họ thích giả hình, nhưng tôi phục họ vì họ còn có liêm sỉ. Khi Ðức Giê-su nói: Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi!, Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Họ không dám ném đá kẻ ngoại tình chính vì họ ý thức mình cũng có tội, như thế là họ còn liêm sỉ. Như vậy, kết án người khác, không tha thứ lầm lỗi cho họ là do ta không ý thức được lầm lỗi của chính mình. Nếu ý thức được lầm lỗi của mình mà vẫn kết án, không tha thứ thì chẳng phải là ta thiếu liêm sỉ sao?

Con người có một mẫu số chung như nhau là rất yếu đuối, rất dễ lầm lỗi. Xét lại chính bản thân, ta thấy mình vẫn sai lỗi hằng ngày. Nếu tôi ít sai lỗi hơn người khác, rất có thể vì tôi không phải sống trong một hoàn cảnh có nhiều cám dỗ thúc đẩy tôi sai lỗi như họ. Nếu tôi cũng sống trong hoàn cảnh y như thế, liệu tôi có khá hơn họ, hay tôi còn tệ hơn họ nữa? Không chỉ có yếu tố hoàn cảnh khiến họ dễ phạm tội hơn tôi, mà còn nhiều yếu tố khác nữa. Hãy tự hỏi: Khi mình ở độ tuổi ấy, liệu mình đã suy nghĩ chín chắn được như người ấy không? Nếu mình chỉ được học hành hay được giáo dục như họ thôi, mình có hành động khá hơn họ không? Nếu mình bẩm sinh có thể chất hoặc tâm lý yếu đuối như họ, nếu mình chỉ suy nghĩ được như họ, liệu mình có hành động khác hơn không? v.v.

5. Tha thứ làm tâm hồn ta nhẹ nhõm, thảnh thơi

Kinh nghiệm cho tôi thấy khi nào bực bội ai điều gì, khi nào để trong lòng nỗi buồn bực giận hờn ai, thì tâm hồn tôi không được bình an. Lúc đó, trong tâm hồn tôi có một xung lực thúc đẩy tôi phải làm một cái gì đó, chẳng hạn chửi bới người ấy, nói một câu gì hạ nhục người ấy, hoặc làm một điều gì khiến người ấy phải đau khổ. Lúc ấy tôi có cảm tưởng rằng: có hành động theo sự thúc đẩy của xung lực ấy, tôi mới nguôi ngoai cơn giận, và tâm hồn tôi mới tìm lại được bình an. Nhưng trong thực tế, sau khi thỏa mãn cơn giận bằng những hành động ấy, tôi chỉ được nguôi ngoai phần nào, và sau đó lại tiếp tục mất bình an hơn nữa vì phải đối phó với sự trả thù của người kia. Vì khi người kia bị tôi hạ nhục hay gây đau khổ, thì trong lòng họ lại phát sinh một xung lực y như tôi trước đó, và họ quyết thỏa mãn xung lực ấy. Thế là cái vòng lẩn quẩn được thiết lập, vì: Lấy oán trả oán, oán chập chùng (Ðức Phật).

Nhưng nếu tôi đặt mình vào địa vị người ấy, tôi sẽ dễ dàng thông cảm và hiểu được những lý do thúc đẩy họ hành động như vậy, nhờ đó tôi dễ dàng tha thứ cho họ. Khi tôi vừa quyết định tha thứ, lập tức tôi cảm thấy tâm hồn nhẹ nhõm. Xung lực thúc đẩy tôi phải trả thù biến mất. Tích cực hơn nữa, nếu tôi có tinh thần yêu thương của Ðức Giê-su, thay vì trả oán, tôi quyết định làm một điều gì tốt cho người ấy. Lúc ấy thường có điều lạ lùng xảy ra, là người ấy nhận ra ngay sai lầm của mình và ngỏ lời xin lỗi (Ðiều lạ lùng này rất khó xảy ra khi tôi trả đũa). Từ đó tình cảm giữa hai người thắm thiết hơn, vì qui luật này vẫn luôn luôn đúng: Ai được tha nhiều sẽ mến nhiều, ai được tha ít sẽ mến ít (x. Lc 7,47b). Ðó cũng là chủ trương lấy đức trả oán, oán tiêu tan của Ðức Phật.

Cầu nguyện

Tôi nghe Chúa nói với tôi: Nếu con tha thứ cho mọi người vô điều kiện, dù họ lỗi nặng đến đâu, thì làm sao Cha có thể kết án con được? Chẳng lẽ lòng bao dung của Cha lại thua con sao? Vả lại con vẫn thường xin Cha: "Xin tha nợ cho con giống như con tha nợ cho người khác". Con tha nợ cho người khác vô điều kiện, Cha cũng phải "như con" mà tha cho con vô điều kiện, dù con lỗi nặng đến đâu. Ai cầu xin như con mà không chịu tha thứ là tự họ bắt Cha kết án họ, vì họ xin Cha làm "như họ".

 

Joan Nguyễn Chính Kết


Về Trang Suy Niệm Chủ Nhật Năm A | Về Trang Nhà