CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN
Ðiều hiển nhiên là trong cuộc sống, chúng ta luôn luôn có một nhận định
về mỗi người chúng ta chung sống hay gặp gỡ. Ðó là những Kyrô, những người
Thessalonica, những Caesar mà Lời Chúa đã nói đến.
Ðối
với mỗi con người, có thể bị coi là ngoại bang xa lạ (như Kyrô), cũng có thể bị
coi là những con người mọn hèn với qúa khứ tối tăm (như dân Thessalônica), cũng
có thể chỉ là những kẻ cường hào ác bá, những hoàng đế đầy tham vọng (Caesar).
Có lẽ trong muôn một, chúng ta chỉ thấy một số qúa ít ỏi những con người đã góp
phần cho cuộc đời mình. Chúng ta thường cảm thấy chỉ là "kẻ xa lạ"
ngay giữa những cộng đoàn đông đảo và ồn ào. Chúng ta có thể cảm nghiệm được sự
căng thẳng trong lòng ta thật tương ứng với những gì Israel cảm nghiệm khi sống
trong sự đe dọa xâm lăng của vua Kyrô thời Isaia "Ta tước khí giới của
các vua, mở toang các cửa thành trước mặt nó, khiến các cổng không còn đóng kín
nữa", của Israel trong vòng kềm kẹp của đế chế Rôma có được phép nộp
thuế cho Xê-da hay không? của những tín hữu Thessalonica trong cảnh túng cực
nghèo khó giữa một thành thị dân ngoại sa hoa. Dường như cũng như chúng ta,
Israel thời nào cũng chẳng gặp được một người góp phần xây dựng cho cuộc sống
tốt đẹp hơn. Và cũng như họ, lòng ta chất chứa buồn, và oán hận thù ghét.
Những mặc cảm trong cuộc sống mỗi ngày theo tác
giả thánh vịnh đáp ca, là do cái nhìn của chính mình, đã chạy theo qúa nhiều
thần tượng : "chư thần các nước thảy đều hư ảo" Và tác giả khuyên
chúng ta :
"Hãy bưng lễ vật, bước vào tiền đình Chúa,
và thờ lạy CHÚA uy nghiêm thánh thiện."
Khi đến với Chúa, nhìn theo cách nhìn của Chúa, chúng ta sẽ khám phá ra
rằng :
Ngay với Kyrô thì :
"Vì lợi ích của tôi tớ Ta là Gia-cóp,
và của người Ta đã chọn là Ít-ra-en,
Ta đã gọi ngươi đích danh, đã ban cho ngươi một
tước hiệu,
dù ngươi không biết Ta."
Với Caesar thì :
"của Xê-da, trả về Xê-da"
Và với dân Thessalonica, tất cả đều :
"là những người được Thiên Chúa thương mến,
chúng tôi biết rằng Thiên Chúa đã chọn anh em"
Theo đó, mọi người đi vào đời sống chúng ta, đều
là bằng chứng của quyền năng và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng
ta. Mọi sự, mọi người trở nên thân thương và bạn hữu. Một cách nhìn hoàn toàn
mới mẻ về thế giới xung quanh mình.
Sự
thật ấy được Ðức Giêsu trình bày trong câu trả lời thật tuyệt mỹ "Thế thì
của Xê-da, trả về Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa." Nơi mỗi con
người, mỗi sự vật không phải là một thực tại cô độc trong chính nó, nhưng là
một thực thể hàm chứa nhiều tương quan nội tại : trong đó có tương quan với
Thiên Chúa, và với tha nhân. Những tương quan không chỉ là được thêm vào, nhưng
là những tương quan cấu thành nên phẩm giá và sự hiện hữu của nó. Nơi mỗi con
người và mỗi sự vật đều mang dấu ấn Tình Yêu "cho đến cùng" của Thiên
Chúa trong Ðức Giêsu. Hãy trả mỗi người và mỗi sự về cho Tình Yêu ấy. Và đó là
tất cả Sự Thật nơi Ðức Giêsu. Một Sự Thật mà chỉ có những ai yêu mến mới khám
phá ra được và mới đón nhận tương xứng. Sự Thật mà Ngài đã được sai đến để làm
chứng, sự thật ấy liên quan đến mỗi người và hết mọi người, là điều Phaolô cũng
đã nói về ông : "Ðối với tôi, Ðức Giêsu Kitô là Ðấng đã yêu thương tôi và
phó nộp mình vì tôi".
Vì
Sự Thật ấy, mỗi khi nhớ đến, nhắc đến mỗi người anh chị em, chúng ta bị đòi hỏi
phải tuân theo một quy luật mà Thánh Tông Ðồ nhắc đến trong đầu thư gửi tín hữu
Thessalonica : nhìn mọi người "ở trong Thiên Chúa Cha, và trong Chúa
Giê-su Ki-tô." Và chúng ta không quên là theo Thánh Phaolô Ðức Giêsu
"đã phó nộp mình" vì mỗi người, cho mỗi người. Việc "phó
nộp" này là gì nếu nó đã không bao hàm trong nó những tội lỗi, những tham
vọng, những bất xứng, những thiếu sót... và biến đổi tất cả trong vinh quang Sự
Sống Lại.
Vì
vậy hãy cùng với tác giả Thánh Vịnh :
"Hát
lên mừng CHÚA một bài ca mới,
hát
lên mừng CHÚA, hỡi toàn thể địa cầu!
Hát
lên mừng CHÚA, chúc tụng Thánh Danh!
Ngày
qua ngày, hãy loan báo ơn Người cứu độ,
kể
cho muôn dân biết Người thật là vinh hiển,
cho
mọi nước hay những kỳ công của Người."
Ðây
cũng chính là lời mời gọi và nội dung của Sứ Ðiệp Truyền Giáo trong ngày Lễ Cầu
Nguyện cho công việc Phúc Âm Hóa các dân tộc hôm nay vậy.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu Duyên