CHỦ NHẬT THỨ NHẬT MÙA
CHAY
---------------------
BÀI ÐỌC 1: St 2, 7-9; 3,1-7
1.
Con người được làm từ "bụi"
của đất, nghĩa là giá trị của nó thấp hơn đất. Ðất là một chất dẽo dễ nắn thành
người. Trong khi bụi, bản chất của nó là rời rạc, là cái không còn dùng vào
việc gì nữa, chỉ tội làm nhơ bẩn mọi thứ. Chúa không dùng đất nắn thành người,
nhưng dùng bụi. Sự kiện này nói lên hai điều: Thiên Chúa quyền phép vô cùng. Và
Con người không là gì nếu Thiên Chúa không thông truyền hơi thở của Ngài là sự
sống.
2. "Thiên
Chúa thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật".
Sự sống chỉ có được do Thiên Chúa và chỉ có mỗi một mình Ngài là Chúa tể của sự
sống. Chúng ta không có quyền trên sự sống.
3. Con người được quyền dùng mọi thứ cây trong
vườn có nghĩa con người là chủ vạn vật. Con người được trường sinh bất tử vì
được phép dùng cả hoa trái của cây trường sinh.
4. Trừ một cây con người không được phép dùng, đó
là cây biết lành biết dữ. Nghĩa là dù con người được thông truyền sự sống thần
linh của Thiên Chúa, nhưng con người vẫn là thụ tạo. Còn Thiên Chúa là Ðấng
Sáng Tạo. Con người phải chấp nhận thân phận của mình. Nếu một khi con người
cho mình là Chúa tể Càn khôn, con người phạm tội kiêu ngạo và đáng nhận hình
phạt muôn kiếp.
5. Thực tế con người đã phạm tội kiêu ngạo và đã
nhận hình phạt trầm luân. Án phạt này có gien di truyền cho con cháu ngàn đời
sau.
BÀI ÐỌC 2: Rm 5, 12-19
Thánh Phaolô so sánh giữa Adam và Ðức Kitô. Adam và Ðức Kitô đều là
những trưởng tử. Nhưng vì bất tuân, Adam đã khai sinh chế độ tội lỗi và sự
chết. Vì vâng phục, Ðức Kitô đã mở đầu chế độ ân sủng.
BÀI TIN MỪNG: Mt 4,1-11
Bấy giờ Ðức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang
địa, để chịu quỉ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó,
Người thấy đói. Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: "Nếu Ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những
hòn đá này hoá bánh đi!" Nhưng Người đáp: "Ðã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ
nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra".
Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt
Người trên nóc đền thờ, rồi nói với Người: "Nếu
Ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi ! Vì đã có lời chép rằng: Thiên
Chúa sẽ truyền cho Thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn
khỏi vấp chân vào đá". Ðức Giê-su đáp "Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử
thách Ðức Chúa là Thiên Chúa của ngươi".
Quỉ lại đem Người lên một hòn núi rất cao, và chỉ
cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy,
và bảo rằng: "Tôi sẽ cho ông tất cả
những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi". Ðức Giê-su liền
nói: "Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời
chép rằng: Ngươi phải bái lạy Ðức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ
phương một nình Ngài mà thôi". Thế rồi quỉ bỏ Người mà đi, và
kìa các sứ thần tiến đến hầu hạ Người.
CÂU HỎI GỢI Ý:
1.
Có ma quỉ thật không?
2. Ðức Giê-su không có gien tội tổ tông sao lại
cũng bị cám dỗ?
3. Cái gì làm nền tảng cho các cơn cám dỗ? Ðức
tính nào sẽ hoá giải các cơn cám dỗ?
SUY TƯ GỢI Ý:
1. Có ma quỉ thật không?
Thưa có. Ma quỉ là một lực lượng thù địch độc lập.
Ma quỉ còn được gọi là thần dữ. Ta không biết nó xuất hiện khi nào, nhưng chắc
chắn là có trước khi Adam được dựng nên. Adam bị "con rắn" phỉnh gạt. Ðức Giê-su chịu "ma quỉ" cám dỗ. Con rắn là hình
tượng của ma quỉ. Ma quỉ thuộc loài vô hình. Ðó là các thiên thần bất tuân lệnh
Chúa, phạm tội kiêu ngạo , muốn tự cho mình là Ðấng Sáng Tạo. Khi đã là thần dữ
rồi, cũng do tính kiêu ngạo không muốn thấy con người được hạnh phúc hơn mình,
thần dữ lại ra sức cám dỗ con người phạm tội để bị án phạt giống mình. Trong ba
cơn cám dỗ của Chúa Giê-su, tác nhân duy nhất là ma quỉ. Thế còn thế gian và xác
thịt? Ta thường nghe, cơn cám dỗ đối với chúng ta do ba tác nhân thực hiện: Ma
quỉ, thế gian và xác thịt. Tuy nhiên thế gian tự nó không phải là xấu, nếu
chúng ta hiểu thế gian là thế giới hữu hình chung quanh chúng ta. Thế gian này
cũng do chính Thiên Chúa dựng nên để phục vụ chúng ta. Nó chỉ xấu khi ma quỉ
dùng nó để che đi hiện thực vĩnh hằng đời sau. Xác thịt ta tự nó cũng không
phải xấu. Nếu không có thân xác thì ta sẽ là thiên thần hoặc ác thần mà không
phải là con người. Xác thịt chỉ mang bộ mặt xấu khi nó bị ma quỉ dùng để che
khuất mắt ta những gì là tinh thần, là thần khí tồn tại bất diệt, là linh hồn
thiêng liêng của mỗi người. Nói chung, thế gian và xác thịt, vì bị tổn thương
do sự di truyền tội nguyên tổ, nên rất dễ bị thần dữ dụ khị. Tóm lại, mọi cơn
cám dỗ là do ma quỉ mà ra.
2. Ðức Giê-su không bị tội
nguyên tổ, sao cũng bị cám dỗ ?
Chúng ta thường nghĩ rằng, chỉ những người phạm
tội nguyên tổ mới bị cám dỗ. Không đúng. Ðã là con người, ai cũng có tự do để
chọn lựa giữa điều thiện và điều ác, giữa cái xấu và tốt, giữa Thiên Chúa và ma
quỉ. Ma quỉ đã có trước con người và có trước Ðức Giê-su với tư cách là con
người. Chính vì vậy mà Chúa Giê-su phải bị đặt trong một hòan cảnh thử thách để
Người tự khẳng định và chứng tỏ thái độ làm con Thiên Chúa. Duy chỉ Thiên Chúa
là Ðấng Sáng tạo mới không hề bị cám dỗ. Hiểu như thế Ta mới thấy ý nghĩa xin
vâng của Ðức Maria. Ðức Maria có tự do, nghĩa là Ngài có quyền từ chối cộng tác
vào công cuộc cứu độ của Thiên Chúa. Thế mà Mẹ đã chọn sự Ðồng công Cứu chuộc.
Chúng ta cũng có tự do để chọn Chúa hoặc quỉ dữ. Nhưng vì tự thân chúng ta yếu
đuối do tội nguyên tổ, luôn hướng chiều về điều xấu, nên ta cần có ân sủng của
Chúa nâng đỡ để ta có đủ sáng suốt và nghị lực chọn Chúa và theo Chúa.
3. Cái gì làm nền tảng cho các
cơn cám dỗ? Phương cách hoá giải?
Ta thấy rằng, chính vì kiêu ngạo mà một số thần
thánh hoá ra thần dữ. Thần dữ có kinh nghiệm về điểm yếu chết người này nên nó
cứ lấy bài học này làm cái bẫy để giăng con người. Thần dữ kích thích sự kiêu
ngạo của Adam và Eva và cả hai đã ngã quị. Thần dữ biết đem thế gian ra để lôi
kéo con người ham của phù vân, lấy đó làm vật trang sức cho mình. Con người
nghĩ rằng nếu nó giàu có sang trọng thì nó được đánh giá hơn người: Kiêu ngạo.
Thần dữ biết đem cái tôi của con người ra làm mồi nhữ, dó chính là quyền thế,
hư danh. Con người nghĩ rằng, nếu có quyền cao chức trọng thì sẽ được tôn vinh
hơn người: Kiêu ngạo. Tóm lại, thần dữ luôn kích thích sự kiêu ngạo của con
người để con người dễ vấp phạm.
Muốn hoá giải các cơn cám dỗ, điều kiện tiên quyết
là đức khiêm nhường. Chúng ta khiêm nhường nhận rõ thân phận yếu hèn luôn cần
sự nâng đỡ của ân sủng. Ðến đây, chúng ta nhớ lại câu kết luận nỗi tiếng của
Ðức cố Giáo Hoàng Gio-an Phaolô I: "Trên
Thiên Ðàng không thiếu những phần thu đĩ điếm, nhưng không có chỗ cho kẻ kiêu
ngạo. Dưới hoả ngục không thiếu những hồng y giám mục, nhưng không có chỗ cho
kẻ khiêm nhường".
CẦU NGUYỆN :
Lạy
Chúa, xin trang bị cho con tấm lòng khiêm nhu của Chúa, để con có thể tránh
được sự háo danh của Luxiphe, sự tự kiêu của Adam, sự đố kỵ ghen hờn của Cain.
Lạy Mẹ Maria, xin mẹ luôn nhắc con lời tụng niệm của Mẹ: ".vì Chúa luôn
đoái thương đến phận hèn tớ nữ của Ngài."
Nguyễn Hữu Nghĩa