Anh
chị em rất thân yêu,
Ðứng
trước cảnh cùng quẫn, hoặc lúc phải đối diện với những thảm họa, các môn đệ Ðức
Giêsu cũng như mọi người chúng ta, thường rơi vào tâm trạng bị dằn vặt bởi
những mâu thuẫn chất chứa thất vọng "Ai, y hay cha mẹ y đã phạm tội, khiến
y mù từ khi mới sinh?". Ðứng trước tháp đôi Newyork sụp đổ cướp đi mạng
sống hằng chục ngàn nhân mạng, trong nỗi kinh hòang, lương tri nhân lọai thét
gào đòi công lý. Và người ta chồng chất hờn căm vào Bin Laden, để rồi truy lùng
y với mọi phương tiện.dường như làm như vậy, con người cảm thấy mình được yên
ổn trước những thảm họa và khốn cùng. Nền kinh tế đang trên đường phục hồi là
dấu chỉ một nền an sinh vững chãi. Nhưng lịch sử nhân lọai dường như lại nói
lên một điều hòan tòan khác. Sự kết thúc một cuộc chiến không bao giờ đem lại
hòa bình vững bền, mà chỉ là che đậy nó bằng những hòa ước, những hiệp thương.
Chiến tranh vẫn còn tiếp diễn trong bóng tối mà người ta gọi là những cuộc
chiến tranh lạnh. Ðể rồi theo một chu kỳ phức tạp hơn, nó lại tái diễn trên một
quy mô còn tàn bạo và khủng khiếp hơn. Bởi vì con người trong mọi thời đại
chẳng bao giờ muốn thành khẩn để trả lời cho chính những dằn vặt mâu thuẫn
trong chính lòng mình.
Nếu
thành khẩn, mỗi người, mỗi thời đại, mỗi xã hội đều phải như thánh Phaolô ghi
khắc lời đã chép rằng "Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ! Từ chốn
tử vong , trỗi dậy đi nào! Ðức Kitô sẽ chiếu sáng ngươi!". Giống
như người Pharisiêu trong Tin Mừng, chúng ta luôn cho rằng "chúng
tôi thấy", nên cuối cùng chúng
ta vẫn là kẻ đui mù,chúng ta vẫn"là bóng tối", chúng ta
vẫn "cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối".
Sự lì lợm này chỉ có thể được khám phá bởi cái nhìn mà Ðức Giêsu đem đến cho
con người, như anh mù trong Tin Mừng "Kể cũng lạ thật! Các ông không
biết ông ấy bởi đâu mà đến, thế mà ông ấy lại là người đã mở mắt tôi! Chúng ta
biết : Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi; còn ai kính sợ Thiên Chúa và
làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy.Nếu không phải là người bởi
Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì". Chính Ðức
Giêsu cũng đã khẳng định trước đó với môn đệ "Bao lâu Thầy còn ở thế
gian, Thầy là ánh sáng thế gian".
Ðứng
trước những vấn đề của con người, kể cả những thảm họa và cùng quẫn, theo Ðức
Giêsu, căn bản là con người phải tin là "sở dĩ như thế là để thiên
hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện.và chúng ta phải thực hiện
công trình của Người." Nói cụ thể và xác thực là "Ta
đến thế gian này là để. cho người không xem thấy được thấy.".
Thánh Phaolô cũng nói như thế về người tín hữu "anh em là sự sáng
trong Chúa. Anh em hãy ăn ở như con cái sự sáng. ở tại tất cả những gì là tốt
lành, là công chính và chân thật." Ánh sáng không đến từ "diện
mạo, vóc cao" nhưng tỏa ra từ tâm hồn từ người được xức dầu. Sách
Samuel hằng ngàn năm trước Ðức Kitô đã khẳng định như thế. Ánh sáng của "Thánh
Thần ngự trong" lòng họ. Thánh Thần không những dùng quyền năng
Tình Yêu thanh tẩy và khu trừ tội lỗi khỏi lòng trí kẻ được xức dầu, mà còn tấn
phong họ để dẫn dắt Dân Chúa loan báo và thiết lập vương quyền của Thiên Chúa
giữa thế gian, đem lại an cư thịnh vượng cho con người, y như Ðavid và Ðức Kitô
dòng dõi người đã làm.
Hơn
khi nào hết, nhân lọai đang đứng trước nạn khủng bố tòan cầu, mỗi con người đều
thèm khát hòa bình và thịnh vượng, nhân lọai này có quyền đòi hỏi nơi mỗi người
môn đệ Ðức Giêsu, nơi mỗi cộng đòan Nhiệm Thể Người, chiếu dãi Ánh Sáng Thánh
Thần Yêu Thương. Từ đó chúng ta phải lục vấn lại chính mình "Thánh Thần
còn ngự trị trong lòng" tôi chăng? Hay là chúng ta đã dùng sức mạnh và tài
trí làm ra những bức tường dày đặc lấp kín nguồn sáng yêu thương? Cách riêng
các cha mẹ, bằng tình yêu trần gian, bằng sức mạnh của cải, bằng quyền lực xác
thịt, đã vít hết mọi lối, không cho Thánh Thần đi vào con tim của trẻ thơ, ngay
từ lúc còn măng sữa. Ðể khi lớn lên chúng phải sống mãi trong bóng tối mà không
còn khả năng đến với Ðức Giêsu để được chiếu sáng. Cha mẹ có tin vào lời dạy
trong Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu "Chỉ trong con người Ðức Giêsu,
lời cứu độ của Thiên Chúa mới tỏ hiện hòan tòan đầy đủ, Lời đó mở ra thời sau
hết ." "Thiên Chúa đặt Người làm lời Cứu Ðộ duy nhất và
tuyệt đối của Thiên Chúa."
Lm. Giuse Nguyễn Hữu
Duyên