CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN
(20/01/2002)
NGHE:
v
Bài đọc
1: Is 49,3.5-6: Bài ca Người Tôi Trung
(3) Người
đã phán cùng tôi: "Hỡi Ít-ra-en,
ngươi là tôi trung của Ta. Ta sẽ dùng ngươi để biểu lộ vinh quang." (5)
Giờ đây Ðức Chúa lại lên tiếng. Người là Ðấng nhào nặn ra tôi
v
Bài đọc
2: 1Cr 1,1-13:
(1) Tôi là
Phao-lô, bởi ý Thiên Chúa được gọi làm Tông Ðồ của Ðức Ki-tô Giê-su, và ông
Xốt-thê-nê là người anh em của chúng tôi, (2) kính gởi Hội Thánh của
Thiên Chúa ở Cô-rin-tô, những người đã được hiến thánh trong Ðức Ki-tô Giê-su,
được kêu gọi làm dân thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu
danh Chúa của chúng ta.(6) Lời chứng về Ðức Ki-tô đã ăn sâu vững
chắc vào lòng trí anh em, (7) khiến anh em không thiếu một ân huệ
nào, trong lúc mong đợi ngày Ðức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mạc khải vinh
quang của Người.
v
Bài Tin
Mừng: Ga 1,29-34: Lời chứng của Gio-an
(29) Hôm
sau, ông Gio-an thấy Ðức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: "Ðây là Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xoá
bỏ tội trần gian. (30) Chính Người là Ðấng tôi đã nói khi bảo rằng:
Có Người đến sau tôi, nhưng trội hơn tôi, vì có trước tôi. (31) Tôi
đã không biết Người nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm
phép rửa trong nước." (32) Ông Gio-an còn làm chứng: "Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu
từ trời xuống và ngự trên Người. (33) Tôi đã không biết Người. Nhưng
chính Ðấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí
xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Thánh Thần.
(34) Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Ðấng Thiên Chúa
tuyển chọn."
NGẪM:
·
Câu hỏi gợi ý :
1. Thế nào là Người Tôi Trung được giới thiệu trong bài
đọc I-sai-a?
2. Từ gương Người Tôi Trung, chúng ta có thể rút ra được
những bài học nào cho cuộc sống ?
·
Suy tư gợi ý:
1.
Người
Tôi Trung :
2.
Các bài đọc hôm nay tiếp tục quảng diễn ý nghĩa về vinh
quang của Thiên Chúa, vinh quang được biểu lộ qua Người Tôi Trung, qua các tín
hữu.
* Bài đọc I-sai-a (49,3.5-6)
là bài ca thứ II trong bốn bài ca về Người Tôi Trung trong sách ngôn sứ
I-sai-a. Bốn bài này trình bày dung mạo của một người tôi trung trọn hảo của
Gia-vê, qui tụ dân của Thiên Chúa, ánh sáng muôn dân, rao giảng lòng tin đích
thực, chịu chết để tẩy xóa tội lỗi của dân và được Thiên Chúa tuyên dương. Các
học giả chưa đồng ý với nhau về nguồn gốc và ý nghĩa các đoạn này. Người Tôi
Trung có thể là dân It-ra-en, có thể là một nhân vật lịch sử của thời quá khứ
hay hiện tại, cũng có thể là chính ngôn sứ I-sai-a thứ II. Ðức Giê-su đã đưa về
Ngài đoạn văn về Người Tôi Trung đau khổ (Lc22,19-20 37;Mc10,45) và Giáo Hội
tiên khởi đã nhận ra Ðức Giê-su, Người Tôi Trung trọn hảo đã được các ngôn sứ
loan báo trước (Mt12,17-21;Ga1,29).
* Thư 1 Cr1,1-13.17 :
Thánh Phao-lô nhắc nhở các tín hữu hãy nhớ mình là dân thánh, là những người
được kêu gọi, được ban nhiều ơn sủng để rao giảng và làm chứng cho Ðức Giê-su.
Ngài viết :" Thật thế, lời chứng về
Ðức Ki-tô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, khiến anh em không thiếu một
ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Ðức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mặc khải
vinh quang của Người..Thiên Chúa là Ðấng trung thành, Người đã kêu gọi anh em
đến hiệp thông với Con của Người.".
* Tin Mừng Thánh Gio-an (1,29-34)
hôm nay nói về lời chứng của ông Gio-an tẩy giả. Thấy Ðức Giê-su đi về phía
mình, ông liền nói: "Ðây là Chiên
Thiên Chúa, đây Ðấng xóa bỏ tội trần gian. Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn
tôi. Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu. ngự trên Ngài. nên xin chứng thực
rằng Người là Ðấng Thiên Chúa tuyển chọn." Bằng đời sống ngay thẳng,
khó nghèo và khiêm tốn, ông đích thậtlà người tôi tớ luôn trung thành với sứ
mạng "dọn đường" cho Ðấng Cứu Thế.
2.Những bài học áp dụng vào đời sống
a)
Như người tôi trung, chúng ta phải trung thành với Thiên
Chúa qua việc chu toàn sứ vụ Ngài trao phó, sứ vụ rao giảng Tin Mừng:
-"Hỡi It-ra-en, ngươi là tôi trung của Ta.Ta sẽ dùng ngươi để
biểu lộ vinh quang"(Is 49,3).
-".này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ
của Ta đến tận cùng trái đất."(Is 49,6).
Thuật lại đúng những gì đã nghe;
trao lại đầy đủ những gì đã được ủy thác; nhận nhưng không thì hãy cho nhưng
không; lời nói và việc làm phải đi đôi vơí nhau. Ðó chính là những cách thể
hiện lòng trung thành của chúng ta đối với Thiên Chúa.
b)
Thứ đến cần có lòng khiêm tốn : Khi tham gia vào việc
truyền giáo, nếu không cẩn thận ta dễ dàng xa rời mục đích, đi đến chỗ tự hào,
và thay vì làm vinh danh Chúa thì ta lại tìm cách đề cao chính mình.Thánh
Gio-an tẩy giả là mẫu gương cho chúng ta về điều này. Ông luôn xác định rõ vai
trò của mình là sứ giả dọn đường cho Ðấng Cứu Thế. Khi gặp Ðức Giê-su, ông đã
giới thiệu với mọi người:"Ðây là Chiên Thiên Chúa"...." Người
phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi"(Ga3,30).
c)
Sau nữa, việc loan báo Tin Mừng còn đòi hỏi các thành phần
dân Chúa phải hi sinh và đoàn kết trong tình yêu thương . Thư thứ nhất gửi
Cô-rin-tô hôm nay, Thánh Phao-lô đã quở mắng các tín hữu vì họ chia rẽ nhau.
Các Thánh Tông Ðồ, khi đi rao giảng Tin Mừng, đã phải chịu biết bao hi sinh,
lao nhọc, tù tội, cực hình và ngay cả đến cái chết để làm chứng cho điều mình
rao giảng. Và nổi bật hơn cả"Chính
Ðức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa
vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy
thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ
mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự"(Pl
2,6-8).
NGUYỆN:
Lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha đã cho chúng con được diễm
phúc tham dự vào công việc của Cha là đem Tin Mừng cứu độ đến với anh chị em
còn chưa nhận biết Cha. Rõ ràng không công lênh gì mà tay chúng con lại được ôm
một món quà quá lớn để trao tặng. Ðây thực là một hồng ân lớn lao Cha dành cho
chúng con. Xin cho chúng con luôn nhiệt thành trong công việc mở mang nước Cha
"không phải bằng lời lẽ khôn khéo để
Thập giá Ðức Ki-tô khỏi phải trở nên vô hiệu " nhưng bằng chính đời
sống và những công việc thường ngày của chúng con, chúng con cầu xin Cha. Amen.
P.Ðamiano Ðinh Ngọc Thiệu